Nhất Như
10-01-2010, 11:56 PM
Hội nghị thượng đỉnh Bali về biến đổi khí hậu toàn cầu
Vietsciences- RFA
2007/12/05
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên hiệp Quốc chủ trì đang diễn ra tại khu nghĩ mát Bali ở Indonesia. Chừng 10 ngàn đại biểu từ gần 190 quốc gia trên khắp thế giới tham dự hội nghị. Sự kiện này có những điểm gì đáng lưu ý?
Tình trạng biến đổi khí hậu
Có thể nói tất cả những ai quan tâm đến môi trường trái đất đều đang hướng đến hội nghị thượng đỉnh Bali về vấn đề thay đổi khí hậu.
Lý do thật dễ hiểu bởi tình trạng biến đổi thời tiết diễn ra gần đây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người. Ông Yvo de Boer, tổng thư ký Công ước Khung Liên hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, gọi tắt là UNFCCC, phát biểu trong ngày khai mạc hội nghị rằng:
Trong những năm qua con người trên thế giới đã hiểu rõ không ai có thể tránh khỏi những tác động do biến đổi khí hậu gây nên. Tất cả đều chịu ảnh hưởng, và chính những người nghèo khổ nhất trong tầng lớp nghèo khó lại phải gánh chịu nhiều nhất trong các tình huống.
Mục tiêu chính của hội nghị lần này được ông tổng thư ký UNFCCC nói rõ là bàn thảo những biện pháp mà các chính phủ cần phải thực hiện sau khi Nghị định thư Kyoto hiện hành sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2012. Cụ thể là làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng khí hậu bị biến đổi do hiệu ứng nhà kính gây nên.
Mục tiêu trước mắt đuợc cho hay là các đại biểu tham dự hội nghị sẽ vạch ra lộ trình thương thảo một thỏa ước thay thế cho Nghị định thư Kyoto. Theo ban tổ chức thì một thỏa uớc mới với mục tiêu như thế phải thành hình vào năm 2009 mới mong có thể thi hành kịp thời điểm năm 2012.
Một số vấn đề lớn mà hội nghị phải giải quyết được cho hay là qui định việc cắt giảm khí thải trong thời gian tới sẽ mang tính bắt buộc hay tự nguyện. Thế rồi các nền kinh tế đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil phải giảm lượng khí thải của họ đến mức nào.
Trong khi đó những quốc gia nghèo nhất trên thế giới cần được trợ giúp ra sao để họ có thể thích ứng với tình hình khí hậu trái đất càng lúc càng biến đổi theo chiều hướnng bất lợi.
Nghị định thư Kyoto
Một điểm được đề cập đến hiện nay là hội nghị cần thuyết phục Hoa Kỳ, quốc gia công nghiệp hàng đầu trên thế giới hiện nay phải phải tham gia thỏa ước quốc tế cắt giảm việc thải khí carbon dioxide cùng những lọai khí bị cho là thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ấm nóng lên.
Ông Yvo de Boer phát biểu về điều này tại cuộc họp báo truớc khi diễn ra hội nghị: Nếu Hoa Kỳ không dự phần vào thì hội nghị trở thành vô nghĩa.
Trong thực tế thì Washington vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về vấn đề cắt giảm khí thải. Trong khi đó vào ngày khai mạc hội nghị thuợng đỉnh Bali, Australia đã ký phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Và như thế hiện nay Hoa Kỳ là quốc gia công nghiệp duy nhất không phê chuẩn nghị định thư Kyoto, dù là nước bị đánh giá có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới.
Về phía đòan Hoa Kỳ thì cho hay họ không hề muốn gây cản trở cho một thỏa thuận cho giai đọan hậu Nghị định thư Kyoto. Trưởng thuơng thuyết gia Hoa Kỳ về vấn đề khí hậu trái đất đưa ra cam kết là Washington sẽ hợp tác một cách xây dựng để cho kế họach mới có thể thành sự.
Kỳ vọng ở hội nghị Bali?
Kỳ vọng đối với hội nghị Bali thật lớn như phát biểu của tổng thư ký Yvo de Boer trong ngày khai mạc hội nghị: Tòan thế giới đang hướng đến quí vị. Hội nghị Bali có một trách nhiệm vô cùng to lớn cần phải hòan tất.
Giám đốc phụ trách về vấn đề thay đổi khí hậu của Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới, Hans Verolme, phát biểu là nếu hội nghị kết thúc với một tuyên bố chung chung, không có kế họach hành động cụ thể thì đó là một kết quả tồi tệ. Theo ông đây không phải là cuộc họp để mà nói suông.
Như trên đã nói thì mọi người cũng mong đợi có thêm áp lực hành động đối với mức gây ô nhiễm tăng cao từ phía quốc gia đang phát triển mạnh mẽ hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Một đại diện của Tổ chức Hòa bình Xanh thì tỏ ra tin tưởng là hội nghị sẽ đạt kết quả bởi ý thức của công chúng về tình hình biến đổi khí hậu gia tăng mạnh mẽ và từ đó có những áp lực đối với nhà cầm quyền phải hành động nhanh để ngăn chặn thảm họa.
Trùng ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh Bali, hai lân bang Nhật và Trung Quốc ra thông cáo chung tuyên bố là họ sẽ hỗ trợ xây dựng một khung mới để chống tình trạng thay đổi khí hậu sau khi Nghị định thư Kyoto hết hạn hiệu lực vào năm 2012.
Thông cáo chung Nhật- Trung được đưa ra tại đối thọai kinh tế cấp cao đầu tiên giữa hai đối thủ Châu Á này. Bắc Kinh và Nhật Bản cam kết sẽ cùng nhau giải quyết tình trạng ấm nóng tòan cầu theo Công ước Khung Liên hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu, UNFCCC.
Cả hai cùng bày tỏ mong muốn là khung thỏa thuận hậu Nghị định thư Kyoto sẽ là một cơ chế hữu hiệu theo đó tất cả những nền kinh tế lớn trên thế giới đều chia xẻ trách nhiệm chung.
Tác động của tình trạng biến đổi khí hậu
Đất nước Bangladesh, nơi vừa chịu thiệt hại nặng nề do trận lốc xóay Sidr vào hồi tháng qua, được Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc nêu ra là một trong những quốc gia dễ bị tác động nhất do biến đổi khí hậu gây nên. Trước hết là nạn thiếu nước và số đông dân chúng phải di chuyển nơi ở.
Tại hội nghị thuợng đỉnh Bali, đại diện của Bangladesh sẽ lên tiếng kêu gọi các quốc gia phát triển hỗ trợ cho đất nước này trong việc thích ứng với tình trạng khí hậu trái đất thay đổi.
Quan chức cố vấn về môi trường của Bangladesh, ông Kasim phát biểu với báo giới nhân kỳ hội nghị rằng Bangladesh sẽ chỉ cho các quốc gia phát triển thấy rõ là những quốc gia nghèo đang phải gánh chịu hậu quả mà các nước kỹ nghệ gây nên và việc hỗ trợ cho những quốc gia đang phát triển là nghĩa vụ đạo đức của các quốc gia công nghiệp phát triển.
Một chuyên gia môi trường khác của Bangladesh cũng lên tiếng rằng nguồn tài trợ cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu thật là ít ỏi. Để Bangladesh có thể đối phó với tình trạng nước biển dâng cao thì nước này cần nhận được đầy đủ tài trợ từ các nguồn quốc tế.
Cụ thể nếu mực nước biển dâng lên 40 centimét tại Vịnh Bengal thì đất nước này sẽ mất chừng 11% đất đai dọc vùng bờ biển và khỏang từ 7 đến 10 triệu người dân phải mất đất sống lâu nay.
Một số đảo quốc như Fiji, Kiribatu, Tuvalu và nhiều quốc gia tại vùng biển Caribê lâu nay cũng đưa ra cảnh báo về khả năng sẽ bị xóa khỏi bản đồ thế giới khi nước biển dâng lên.
Nước chủ nhà của hội nghị biến đổi khí hậu hiện nay là Indonesia cũng có cảnh báo là với mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay thì Indonesia có thể mất khỏang 400 ngàn cây số vuông đất vào năm 2080.
Về điểm này, trong báo cáo của Phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam mới đưa ra thì tại Việt Nam nước biển dâng sẽ làm cho 22 triệu người dân Việt sống quanh ven biển bị mất nhà cửa, và gây thiệt hại chừng 10% tổng sản phẩm nội địa, GDP.
Một chuyên gia về môi trường tại Việt Nam bày tỏ mong muốn mà hội nghị thựợng đỉnh Bali về biến đổi khí hậu sẽ mang lại:
Đây cũng là vì quyền lợi của các quốc gia, theo yêu cầu giảm khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính thì phải giảm phát triển năng lượng nên cũng đụng nhiều nước; như Mỹ, Trung Quốc Ấn Độ. Nhưng chắc rồi mọi người phải thống nhất biện pháp giải quyết vì vấn đề cuối cùng ảnh hưởng tòan bộ trái đất chứ không phải riêng nuớc nào.
Không chỉ những quốc gia ở miền biển có những quan ngại và sẽ nêu ra ở hội nghị thượng đỉnh, mà những quốc gia nằm trên núi cao cũng có những lo toan của họ do tình hình biến đổi khí hậu gây nên.
Vương quốc Bhutan ở rặng Hymalaya, cho biết quốc gia này đang gặp những tác động tiêu cực từ hiện tượng băng hà tan. Trong khi đó thì giới chuyên gia chưa thu thập đầy đủ những dữ liệu về tình trạng tan băng tại vùng núi cao đó.
Vùng Nam Á nơi hằng năm phải chịu nạn lũ lụt trong thời điểm gió mùa thì nay tình hình tan băng có thể là nguyên nhân của những hiện tượng đáng ngại khác.
Hy vọng vào các nỗ lực toàn cầu
Hội nghị đang trong những ngày bàn thảo; và khi chưa kết thúc thì người ta vẫn tỏ ra lạc quan đầy hy vọng. Nước chủ nhà Indonesia đưa ra thông cáo báo chí nói rằng lần họp này tạo thuận lợi cho thỏa thuận về vấn đề xây dựng năng lực tại những quốc gia đang phát triển.
Cho đến nay thì có những dấu chỉ tích cực như việc Australia chính thức phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, thế rồi Liên minh Châu Âu cam kết giảm lượng thải khí carbon xuống dưới mức năm 1999 vào khi Nghị định thư Kyoto hết hạn hiệu lực, và đã có những phiên thảo luận rất cụ thể về cơ chế cung cấp quĩ giúp thích nghi với biến đổi khí hậu.
Trưởng đoàn Indonesia cho rằng hội nghị Bali sẽ đạt cơ sở cho những phiên đàm phán sắp tới trong việc hình thành một thỏa ước mới sau khu Nghị định thư Kyoto hết hạn hiệu lực vào năm 2012.
Xin nhắc lại, Nghị định thư Kyoto được đưa ra tại hội nghị Liên hiệp quốc hồi năm 1997 với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các quốc gia phát triển thải ra với mức tối thiểu là 5% dưới mức năm 1990 vào thời điểm năm 2012. Tính đến nay đã có 174 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư này.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc thì mong muốn tại hội nghị diễn ra ở Copenhagen vào năm 2009 các quốc gia sẽ đồng ý về một thỏa ước mới. Nhiều nước thì chờ xem chính sách mới của Hoa Kỳ về vấn đề biến đổi khí hậu tòan cầu khi một tân tổng thống nhậm chức vào tháng giêng năm 2009.
Nguồn: http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr
Vietsciences- RFA
2007/12/05
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên hiệp Quốc chủ trì đang diễn ra tại khu nghĩ mát Bali ở Indonesia. Chừng 10 ngàn đại biểu từ gần 190 quốc gia trên khắp thế giới tham dự hội nghị. Sự kiện này có những điểm gì đáng lưu ý?
Tình trạng biến đổi khí hậu
Có thể nói tất cả những ai quan tâm đến môi trường trái đất đều đang hướng đến hội nghị thượng đỉnh Bali về vấn đề thay đổi khí hậu.
Lý do thật dễ hiểu bởi tình trạng biến đổi thời tiết diễn ra gần đây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người. Ông Yvo de Boer, tổng thư ký Công ước Khung Liên hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, gọi tắt là UNFCCC, phát biểu trong ngày khai mạc hội nghị rằng:
Trong những năm qua con người trên thế giới đã hiểu rõ không ai có thể tránh khỏi những tác động do biến đổi khí hậu gây nên. Tất cả đều chịu ảnh hưởng, và chính những người nghèo khổ nhất trong tầng lớp nghèo khó lại phải gánh chịu nhiều nhất trong các tình huống.
Mục tiêu chính của hội nghị lần này được ông tổng thư ký UNFCCC nói rõ là bàn thảo những biện pháp mà các chính phủ cần phải thực hiện sau khi Nghị định thư Kyoto hiện hành sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2012. Cụ thể là làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng khí hậu bị biến đổi do hiệu ứng nhà kính gây nên.
Mục tiêu trước mắt đuợc cho hay là các đại biểu tham dự hội nghị sẽ vạch ra lộ trình thương thảo một thỏa ước thay thế cho Nghị định thư Kyoto. Theo ban tổ chức thì một thỏa uớc mới với mục tiêu như thế phải thành hình vào năm 2009 mới mong có thể thi hành kịp thời điểm năm 2012.
Một số vấn đề lớn mà hội nghị phải giải quyết được cho hay là qui định việc cắt giảm khí thải trong thời gian tới sẽ mang tính bắt buộc hay tự nguyện. Thế rồi các nền kinh tế đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil phải giảm lượng khí thải của họ đến mức nào.
Trong khi đó những quốc gia nghèo nhất trên thế giới cần được trợ giúp ra sao để họ có thể thích ứng với tình hình khí hậu trái đất càng lúc càng biến đổi theo chiều hướnng bất lợi.
Nghị định thư Kyoto
Một điểm được đề cập đến hiện nay là hội nghị cần thuyết phục Hoa Kỳ, quốc gia công nghiệp hàng đầu trên thế giới hiện nay phải phải tham gia thỏa ước quốc tế cắt giảm việc thải khí carbon dioxide cùng những lọai khí bị cho là thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ấm nóng lên.
Ông Yvo de Boer phát biểu về điều này tại cuộc họp báo truớc khi diễn ra hội nghị: Nếu Hoa Kỳ không dự phần vào thì hội nghị trở thành vô nghĩa.
Trong thực tế thì Washington vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về vấn đề cắt giảm khí thải. Trong khi đó vào ngày khai mạc hội nghị thuợng đỉnh Bali, Australia đã ký phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Và như thế hiện nay Hoa Kỳ là quốc gia công nghiệp duy nhất không phê chuẩn nghị định thư Kyoto, dù là nước bị đánh giá có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới.
Về phía đòan Hoa Kỳ thì cho hay họ không hề muốn gây cản trở cho một thỏa thuận cho giai đọan hậu Nghị định thư Kyoto. Trưởng thuơng thuyết gia Hoa Kỳ về vấn đề khí hậu trái đất đưa ra cam kết là Washington sẽ hợp tác một cách xây dựng để cho kế họach mới có thể thành sự.
Kỳ vọng ở hội nghị Bali?
Kỳ vọng đối với hội nghị Bali thật lớn như phát biểu của tổng thư ký Yvo de Boer trong ngày khai mạc hội nghị: Tòan thế giới đang hướng đến quí vị. Hội nghị Bali có một trách nhiệm vô cùng to lớn cần phải hòan tất.
Giám đốc phụ trách về vấn đề thay đổi khí hậu của Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới, Hans Verolme, phát biểu là nếu hội nghị kết thúc với một tuyên bố chung chung, không có kế họach hành động cụ thể thì đó là một kết quả tồi tệ. Theo ông đây không phải là cuộc họp để mà nói suông.
Như trên đã nói thì mọi người cũng mong đợi có thêm áp lực hành động đối với mức gây ô nhiễm tăng cao từ phía quốc gia đang phát triển mạnh mẽ hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Một đại diện của Tổ chức Hòa bình Xanh thì tỏ ra tin tưởng là hội nghị sẽ đạt kết quả bởi ý thức của công chúng về tình hình biến đổi khí hậu gia tăng mạnh mẽ và từ đó có những áp lực đối với nhà cầm quyền phải hành động nhanh để ngăn chặn thảm họa.
Trùng ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh Bali, hai lân bang Nhật và Trung Quốc ra thông cáo chung tuyên bố là họ sẽ hỗ trợ xây dựng một khung mới để chống tình trạng thay đổi khí hậu sau khi Nghị định thư Kyoto hết hạn hiệu lực vào năm 2012.
Thông cáo chung Nhật- Trung được đưa ra tại đối thọai kinh tế cấp cao đầu tiên giữa hai đối thủ Châu Á này. Bắc Kinh và Nhật Bản cam kết sẽ cùng nhau giải quyết tình trạng ấm nóng tòan cầu theo Công ước Khung Liên hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu, UNFCCC.
Cả hai cùng bày tỏ mong muốn là khung thỏa thuận hậu Nghị định thư Kyoto sẽ là một cơ chế hữu hiệu theo đó tất cả những nền kinh tế lớn trên thế giới đều chia xẻ trách nhiệm chung.
Tác động của tình trạng biến đổi khí hậu
Đất nước Bangladesh, nơi vừa chịu thiệt hại nặng nề do trận lốc xóay Sidr vào hồi tháng qua, được Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc nêu ra là một trong những quốc gia dễ bị tác động nhất do biến đổi khí hậu gây nên. Trước hết là nạn thiếu nước và số đông dân chúng phải di chuyển nơi ở.
Tại hội nghị thuợng đỉnh Bali, đại diện của Bangladesh sẽ lên tiếng kêu gọi các quốc gia phát triển hỗ trợ cho đất nước này trong việc thích ứng với tình trạng khí hậu trái đất thay đổi.
Quan chức cố vấn về môi trường của Bangladesh, ông Kasim phát biểu với báo giới nhân kỳ hội nghị rằng Bangladesh sẽ chỉ cho các quốc gia phát triển thấy rõ là những quốc gia nghèo đang phải gánh chịu hậu quả mà các nước kỹ nghệ gây nên và việc hỗ trợ cho những quốc gia đang phát triển là nghĩa vụ đạo đức của các quốc gia công nghiệp phát triển.
Một chuyên gia môi trường khác của Bangladesh cũng lên tiếng rằng nguồn tài trợ cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu thật là ít ỏi. Để Bangladesh có thể đối phó với tình trạng nước biển dâng cao thì nước này cần nhận được đầy đủ tài trợ từ các nguồn quốc tế.
Cụ thể nếu mực nước biển dâng lên 40 centimét tại Vịnh Bengal thì đất nước này sẽ mất chừng 11% đất đai dọc vùng bờ biển và khỏang từ 7 đến 10 triệu người dân phải mất đất sống lâu nay.
Một số đảo quốc như Fiji, Kiribatu, Tuvalu và nhiều quốc gia tại vùng biển Caribê lâu nay cũng đưa ra cảnh báo về khả năng sẽ bị xóa khỏi bản đồ thế giới khi nước biển dâng lên.
Nước chủ nhà của hội nghị biến đổi khí hậu hiện nay là Indonesia cũng có cảnh báo là với mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay thì Indonesia có thể mất khỏang 400 ngàn cây số vuông đất vào năm 2080.
Về điểm này, trong báo cáo của Phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam mới đưa ra thì tại Việt Nam nước biển dâng sẽ làm cho 22 triệu người dân Việt sống quanh ven biển bị mất nhà cửa, và gây thiệt hại chừng 10% tổng sản phẩm nội địa, GDP.
Một chuyên gia về môi trường tại Việt Nam bày tỏ mong muốn mà hội nghị thựợng đỉnh Bali về biến đổi khí hậu sẽ mang lại:
Đây cũng là vì quyền lợi của các quốc gia, theo yêu cầu giảm khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính thì phải giảm phát triển năng lượng nên cũng đụng nhiều nước; như Mỹ, Trung Quốc Ấn Độ. Nhưng chắc rồi mọi người phải thống nhất biện pháp giải quyết vì vấn đề cuối cùng ảnh hưởng tòan bộ trái đất chứ không phải riêng nuớc nào.
Không chỉ những quốc gia ở miền biển có những quan ngại và sẽ nêu ra ở hội nghị thượng đỉnh, mà những quốc gia nằm trên núi cao cũng có những lo toan của họ do tình hình biến đổi khí hậu gây nên.
Vương quốc Bhutan ở rặng Hymalaya, cho biết quốc gia này đang gặp những tác động tiêu cực từ hiện tượng băng hà tan. Trong khi đó thì giới chuyên gia chưa thu thập đầy đủ những dữ liệu về tình trạng tan băng tại vùng núi cao đó.
Vùng Nam Á nơi hằng năm phải chịu nạn lũ lụt trong thời điểm gió mùa thì nay tình hình tan băng có thể là nguyên nhân của những hiện tượng đáng ngại khác.
Hy vọng vào các nỗ lực toàn cầu
Hội nghị đang trong những ngày bàn thảo; và khi chưa kết thúc thì người ta vẫn tỏ ra lạc quan đầy hy vọng. Nước chủ nhà Indonesia đưa ra thông cáo báo chí nói rằng lần họp này tạo thuận lợi cho thỏa thuận về vấn đề xây dựng năng lực tại những quốc gia đang phát triển.
Cho đến nay thì có những dấu chỉ tích cực như việc Australia chính thức phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, thế rồi Liên minh Châu Âu cam kết giảm lượng thải khí carbon xuống dưới mức năm 1999 vào khi Nghị định thư Kyoto hết hạn hiệu lực, và đã có những phiên thảo luận rất cụ thể về cơ chế cung cấp quĩ giúp thích nghi với biến đổi khí hậu.
Trưởng đoàn Indonesia cho rằng hội nghị Bali sẽ đạt cơ sở cho những phiên đàm phán sắp tới trong việc hình thành một thỏa ước mới sau khu Nghị định thư Kyoto hết hạn hiệu lực vào năm 2012.
Xin nhắc lại, Nghị định thư Kyoto được đưa ra tại hội nghị Liên hiệp quốc hồi năm 1997 với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các quốc gia phát triển thải ra với mức tối thiểu là 5% dưới mức năm 1990 vào thời điểm năm 2012. Tính đến nay đã có 174 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư này.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc thì mong muốn tại hội nghị diễn ra ở Copenhagen vào năm 2009 các quốc gia sẽ đồng ý về một thỏa ước mới. Nhiều nước thì chờ xem chính sách mới của Hoa Kỳ về vấn đề biến đổi khí hậu tòan cầu khi một tân tổng thống nhậm chức vào tháng giêng năm 2009.
Nguồn: http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr