PDA

View Full Version : Thoi Su - LHQ: tranh chấp biên giới Campuchia-Thái nên giải quyết trong hòa bình



giavui
10-29-2010, 02:52 PM
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon trong chuyến thăm các quốc gia Châu Á, Ông đã gặp Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và Thủ tướng Campuchia Hun Sen thảo luận vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai Quốc gia này.

http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288363865_1.jpg
AFP PHOTO / TANG SOTHY CHHIN
TTK Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon (phải) thảo luận với Phó Thủ tướng Campuchia Sok Ann trong chuyến thăm Phnom Penh ngày 27 tháng 10 năm 2010.

Cần giải quyết trong hòa bình

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đến thăm cựu nhà trại Tuol Sleng thuộc Thủ đô Phnom Penh, nơi mà Duch giam cầm, tra tấn và giết chết hơn 14.000 người dưới thời diệt chủng của Khmer đỏ. Tại cựu nhà trại Tuol Sleng, TTK phát biểu trước báo chí kêu gọi Campuchia và Thái Lan giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới thông qua biện pháp hòa bình.

Ngày 28/10, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi Chính phủ hoàng gia Campuchia và Thái Lan giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới thông qua biện pháp hòa bình.

Tôi vẫn tiếp tục kêu gọi hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới thông qua biện pháp hòa bình càng nhanh càng tốt theo khả năng làm được.
TTK Ban Ki-moon

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi như vậy trong lúc ông trả lời các câu hỏi của phóng viên nhân dịp ông viếng thăm cựu trại nhà tù Tuol Sleng hay còn gọi là S-21, thuộc Thủ đô Phnom Penh.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết, trong chuyến thăm các quốc gia Châu Á, ông đã gặp Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và Thủ tướng Campuchia Hun Sen thảo luận vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai Quốc gia này. Ông kêu gọi cho hai Quốc gia này giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới thông qua biện pháp hòa bình.

Ông Ban nói: “Mới đây, Lãnh đạo cấp cao của hai nước đã gặp nhau hai lần tại New York, Mỹ và Thủ đô Brussels của Bỉ. Tôi nhận được báo cáo rằng, họ sẽ gặp nhau để thảo luận một lần nữa tại Hà Nội, Việt Nam nhân Hội Nghị cấp cao các nước ASEAN. Tôi vẫn tiếp tục kêu gọi hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới thông qua biện pháp hòa bình càng nhanh càng tốt theo khả năng làm được.”

Cần duy trì tốt mối quan hệ

http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288363883_2.jpg

TTK Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tham quan bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh vào ngày 28/10/2010. AFP PHOTO / TANG SOTHY CHHIN.

Ông Ban cho biết, trong thời gian ở Hà Nội, ông sẽ đôn đốc hai nước tìm cách giải quyết hòa bình các tranh chấp biên giới càng sớm càng tốt. Ông Ban nói rằng, hai quốc gia này cần duy trì tốt mối quan hệ truyền thống, và phải sống chung với nhau một cách thân thiện. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng, ông không nghĩ vấn đề tranh chấp biên giới này không thể không giải quyết được.

Campuchia và Thái Lan bắt đầu có cuộc xung đột biên giới chỉ một tuần sau khi ngôi đền Preah Vihear của Campuchia được đăng ký là Di sản thế giới vào tháng 7 năm 2008.

Kể từ khi xung đột bắt đầu, quân đội hai nước từng có cuộc đụng độ nhau theo dọc biên giới, tuy nhiên các nhà lãnh đạo hàng đầu của Campuchia và Thái Lan đã gặp gỡ nhau hai lần trong những tháng gần đây. Cuộc gặp đầu tiên được tổ chức tại New York bên lề Hội Nghị cấp cao Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Mỹ (ASEAN-US). Lần thứ hai được tổ chức tại Brussels ở Bỉ, bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEM (Á-Âu).

Ông Hor Namhong, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Phó thủ tướng Campuchia nói với báo chí hôm 27 tháng 10 rằng, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nêu lên vấn đề biên giới trước Tổng thư ký LHQ từ lúc ông mới bắt đầu viếng thăm và làm việc tại Campuchia ngày đầu.

Ông Hor Namhong nói: “Vấn đề tranh chấp xảy ra không phải vì Campuchia đặt đền Preah Vihear vào Di sản của thế giới, còn việc bổ nhiệm ông Thaksin cũng không phải là nguyên nhân. Hiện nay Thaksin đã từ chức. Thế nhưng vấn đề là sự xâm lấn của Thái.”

Chính phủ hoàng gia Campuchia đã từng gửi thư cho chủ tịch Liên Hiệp Quốc và chủ tịch Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Thư gửi ngày 8 tháng 8 vừa qua, Campuchia viết rằng sự đe dọa của Thủ tướng Thái Lan hủy bỏ bản ghi nhớ tương thuận giữa hai nước đã ký vào năm 2000 về vấn đề vùng biên giới, và đe dọa dùng vũ lực để giải quyết vấn đề biên giới là sự vi phạm nghiêm trọng đến Công ước năm 1904 và Hiệp ước năm 1907.

Ngoài ra, Campuchia còn đề xuất Việt Nam là chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước thành viên khác đứng ra làm trung gian hòa giải vấn đề.

Quốc Việt, thông tín viên RFA