giavui
12-13-2013, 08:12 PM
Người Lãng Quên Đời
Tác giả:Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn
Tác giả đã góp một số bài viết đặc biệt về chuyện đời tị nạn, và được đề cử vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Bút hiệu gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945, là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston. Bài viết mới nhất của ông là chuyến đi từ Houiston sang California nhận giải thưởng, vừa là du ký vừa là hồi ký và truyện kể. Hình bên: Tác giả nhận giải Danh Dự, Viết Về Nước Mỹ 2011.
***
“Anh Ba ơi, … ông xã em bị … thu mất bằng lái xe rồi!”. Chị Mẫn gọi tôi sáng thứ bảy lúc tôi còn đang ngái ngủ, giọng ngập ngừng và hoảng hốt, có lẽ chị đang cố gắng kìm hãm những tiếng khóc đầy nhóc trong lòng. Tôi biết nói gì đây để an ủi chị" Chuyện đó cứ canh cánh trong lòng mãi không thôi.
Rồi bỗng nhiên nhận được thiệp mời qua Cali dự lễ Phát Giải Thưởng Và Ra Mắt Sách VVNM năm thứ 11 của Việt Báo. Thật tình cờ, tôi chẳng bao giờ mơ được nhận giải thưởng, thế mà Việt Báo cũng cho được một giải danhdự. Bài gởi đi, được đăng lên là thấy hạnh phúc lắm rồi. Trong làng viết lách tôi chỉ là cậu bé tí hon chập chững tập đi, chẳng mong gì hơn, cho nên chuyến đi này cốt ý ghé thăm tòa soạn Việt Báo, vấn an sức khỏe của cô em gái con bà Dì vừa trải qua một cơn bạo bệnh, và vỗ về anh chị Mẫn.
Đã lâu lắm tôi chưa trở lại thăm Thủ Đô của người tị nạn. Quang cảnh phố xá khác hẳn với lần trước, đường xá khang trang sạch sẽ, tiệm tùng của người Việt mọc lên như nấm, quán ăn nào cũng lịch sự và đông nghẹt, parking đầy ắp xe, chẳng thấy gì là quang cảnh của một thành phố đang trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
Tôi rủ thêm mấy người bạn của em và của tôi cùng họp mặt ở LA cho vui, một đôi từ Dallas, một đôi từ San Jose, một đôi từ Calgary, và vợ chồng anh Đào, anh Phụ ở ngay tại LA. Chúng tôi họp mặt để ăn mừng cô em tai qua nạn khỏi.
Thật là một công đôi ba chuyện, vừa đi trốn cái nóng khủng khiếp của Texas, vừa được họp mặt bạn bè và lại có cơ hội làm quen với mấy “Cây Cổ Thụ” ở tòa soạn Việt Báo. Lớp tuổi mùa thu như chúng tôi, không gặp nhau trong đám cưới thì cũng trong đám ma để đóng hụi chết hay hụi sống thôi. Cho nên, những buổi họp mặt bất thường thật là quý giá. Có đôi khi chẳng biết lấy lý do gì để gặp nhau, bọn tôi lại tổ chức đi du lịch chung, cho qua ngày tháng hay cố níu thời gian để sống lại những kỷ niệm xa xưa. Kỷ niệm xa xưa thì bao giờ cũng đẹp như thời son trẻ đã qua. Chúng tôi gồm một nhóm nhỏ chơi rất thân với nhau, giúp đỡ và thăm hỏi nhau thường xuyên. Chia sẻ những buồn vui trong cuộc đời. Mỗi người đều có những thử thách về công ăn việc làm hay hoàn cảnh gia đình, nhưng đều gác qua một bên để họp mặt vui vẻ.
“Bạn bè đối đãi nhau bằng trái tim bao giờ cũng bền vững, thắm thiết hơn là bằng cái đầu”, chúng tôi đồng ý như vậy.
Sáng sớm Thứ Bảy vừa mới xuống phi trường, cô em đã réo gọi buộc phải tới nhà để dự party mừng sinh nhật buổi chiều lúc 4 giờ.”Không đến em giận đó”, tôi vội vàng “Ừ, Ừ anh sẽ đến, đàng nào anh cũng muốn nhìn dung nhan mùa hạ của em ra sao”. Giọng cô vẫn sang sảng, chẳng có tí gì là bệnh tật cả. Sau mấy tháng chiến đấu dũng cảm có lẽ cô đã đuồi được thần chết chạy có cờ. Tôi mừng lắm. Vợ chồng anh Mẫn cũng mới đáp xuống từ San Jose, cùng phi trường LAX. Trời Cali thật đẹp, mát mẻ, trong vắt không một cụm mây, gió thổi hiu hiu, cây cỏ xinh tươi, hoa nở rộn ràng khắp nơi, lòng tôi thật khoan khoái, chả trách dân Việt mình đổ xô về đây ở, mặc dầu giá sinh hoạt đắt đỏ hơn các nơi khác.
Lấy xe thuê xong, tôi và vợ chồng anh bạn cùng về khách sạn. Mẫn kém tôi vài tuổi cho nên mặc dầu là bạn, hai vợ chồng luôn coi tôi như người anh kết nghĩa. Anh tướng tá cao ráo đẹp trai, mặt mày hồng hào, đúng là người mẫu lý tưởng của những chàng phi công VNCH. Thời còn chiến tranh, một lần anh đã phải nhảy dù ra khỏi máy bay vì bị trúng hỏa tiễn “địa không”. Chị Mẫn xưa kia là người đẹp của Hàng Không Việt Nam. Thật là một cặp xứng đôi vừa lứa. Chúng tôi vừa nhận phòng khách sạn là một đống bạn bè gọi lại, các bạn khác cũng đã đến đầy đủ, không có gì trở ngại. Chương trình chật cứng ngày giờ từ sáng sớm đến tối mịt liên tục 4 ngày lưu lại LA. Chắc tôi sẽ phải “chạy show” như mấy ca sĩ phòng trà mới hy vọng họp mặt với tất cả bạn bè và bà con.
Anh Mẫn đã bị BS thu mất bằng lái xe cách nay mấy tháng, sau khi xác định anh bị bệnh Alzheimer (Mất trí nhớ), cho nên đi đâu cũng phải nhờ bà xã. Tôi muốn thử trí nhớ anh, bèn dấu GPS vào hộc xe và nhờ anh chỉ đường để đi đó đi đây. Anh không ở thành phố này nhưng đến chơi thường xuyên nên chẳng khác nào Thổ Địa. Anh dẫn tôi đi còn chính xác hơn cả GPS, nào thấy lãng trí gì đâu. Tôi chọc anh: “Tôi cũng muốn bị Alzheimer như anh, khi nào muốn chối điều gì cứ nói: Tôi có nói vậy sao" Đâu có nào!, là huề cả làng, tôi bị Alzheimer mà!”. Trước kia Bà xã anh hay cằn nhằn về vụ “nói trước chối sau”, bây giờ mới biết anh không chối mà quên mất mình nói gì đấy thôi, cho nên tha thứ cho anh tất cả và còn yêu thương anh hơn nữa, ngày tháng trở nên báu vật hiếm quý.
Nhìn anh Mẫn, tôi chợt nhớ đến một chuyện tình của một cặp vợ chồng già, tôi quen cách nay đã lâu.
***
Khoảng năm 2004, Office nơi tôi làm việc cho một công ty Energy được dời từ vùng Southwest về trung tâm thành phố Houston. Phía sau office chừng 3 blocks phố là khu chung cư của mấy người già, nằm ngay trên đường Allen Parkway, các Cụ Việt Nam ở đó cũng nhiều. Con đường này rất đẹp đẽ và lịch sự lại có xe bus Metro chạy qua thường xuyên. Mỗi buổi trưa, tôi thường ra ngồi ở một công viên nhỏ gần đó để ăn trưa và ngắm mấy chú chim bồ câu giành ăn. Tôi để sẵn một túi gạo trong văn phòng, buổi trưa đi ăn, đem theo một túi nhỏ. Tôi vừa ngồi ăn vừa quăng gạo ra, thế là chim bồ câu ở đâu bay lại rất đông, có cả mấy con Se Sẻ, Blue Jay và Chào Mào nữa, chúng rất dạn dĩ, nhiều khi tôi chỉ đưa tay không ra, mấy chú cũng đậu lên tay rồi mổ vào nắm tay tôi để tìm gạo. Đến một lúc quen thuộc, mỗi khi tôi ngồi xuồng ghế đá là chúng tự động bay lại, chẳng cần phải có gạo để nhử. Có những hôm quên đem gạo, tôi lại phải chia bớt phần ăn trưa của tôi cho chúng, nếu không chúng mè nheo mãi không chịu bay đi. Từ công viên đó đi chừng vài blocks đường là đến một nhà thờ Công Giáo, trưa nào cũng có cha Việt Nam làm lễ, tiếng chuông đồng hồ ngân nga từ trên tháp cao nghe rõ hay. Tôi có cảm tưởng mình đang đi hành hương bên Vatican. Đi xa hơn là hội người già của các cụ Việt Nam. Thỉnh thoảng thấy vài cụ đi bộ đến nhà thờ hay đi xe bus đến hội người già để ăn cơm trưa và sinh hoạt với nhau như đánh cờ tướng, ping pong, tập thể dục, v… v…Kể ra tuổi già được xã hội chu cấp như vậy cũng thoải mái lắm. Ở nhà Housing (Nhà của thành phố cấp cho người low income) khang trang chỉ trả từ 150 Đô đến 190 Đô một tháng, thành phố tài trợ thêm tiền điện, nước, đi xe công cộng khỏi tốn tiền, mỗi tháng lại được lãnh 1 thùng đồ ăn “bồi dưỡng” như bơ, sữa và nhiều thứ khác, ăn trưa ở hội người già miễn phí, lấy thêm phần ăn tối nữa thế là cuộc sống thoải mái, chẳng cần nhờ vả ai. Tiền già dư giả gởi về Việt Nam cho bà con hay các hội từ thiện, chùa chiền, nhà thờ…Bên Việt Nam cứ tưởng các cụ giầu có lắm, chẳng qua là không có nhu cầu đòi hỏi, nên chắt bót từng Đô Mỹ để gởi về. Giữ tiền cũng chẳng làm gì thôi thì cho người bên VN cần hơn. Hậu sự đã có con cháu lo rồi. Đối với các cụ, sống ở Mỹ chả cần giàu có mới sinh lễ nghĩa! Thiện Tâm luôn luôn nảy nở tự do trong lòng mọi người.
Một hôm đang ăn trưa, có cặp vợ chồng già, xuống xe bus rồi tới ngồi sát bên tôi. Cụ bà lên tiếng hỏi tôi có phải là người Việt Nam không" Tôi nhìn cụ hơi ngạc nhiên:
- Vâng, cháu là người Việt.
- Ông nhà tôi mấy hôm nay đi xe bus xuống hội người già để ăn trưa, đi ngang đây thấy cậu cho chim ăn vui quá, cứ nằng nặc đòi xuống đây không chịu đi nữa.
- Vâng, hai bác cứ ngồi đây chơi, đây là nơi công cộng ngồi chơi lúc nào mà chả được, góc đàng kia có nhà vệ sinh, nếu cần có thể sử dụng được.
- Ông nhà tôi chỉ muốn coi chim ăn thôi, ông ấy bây giờ như trẻ con, đòi cái gì cũng phải chiều.
Cụ bà vừa nói vừa nhìn cụ ông một cách trìu mến như thể mẹ già nhìn con thơ. Cụ ông chẳng nói câu nào chỉ nhìn tôi cười. Nét mặt vui tươi, hớn hở. Tôi hỏi cụ muốn cho chim ăn không" Tôi còn một ít gạo trong túi đồ ăn đây. Cụ ông chỉ cười không lên tiếng. Cụ bà bảo tôi, ông ấy điếc lắm không nghe tôi nói đâu. Cụ bà lại cất to tiếng hỏi cụ ông:
- Ông ơi, cậu ấy bảo ông muốn cho chim ăn không, Cậu ấy còn gạo đấy!
- “Không, tôi no lắm rồi, chả ăn gì đâu”, cụ ông trả lời.
Cụ bà lại hét lên, không phải ông, mấy con chim kìa, vừa nói vừa chỉ mấy chú chim bồ câu còn đang chờ đợi gần đó.
Cụ ông có vẻ hiểu ra, gật đầu lia lịa, tôi vội đưa túi gạo cho cụ, thế là cụ cứ quăng gạo ra luôn tay, mấy chú chim bồ câu tranh nhau ăn tíu tít. Để mặc cho cụ ông vui với đàn chim, tôi bắt chuyện với cụ bà.
- Hai bác ở gần đây không"
- Chúng tôi ở khu Allen Parkway, gần đây, Trưa nào cũng xuống hội người già ăn cơm và đi nhà thờ. Hôm nay, đi ngang đây thì ông ấy không chịu đi nữa, tôi phải chiều vậy. Ông nhà tôi bị bịnh mất trí nhớ (Alzheimer) từ lâu lắm rôi, lúc ông ấy còn chưa đến 70 tuổi, càng ngày thì càng tệ hơn, bây giờ lại thêm bị điếc nặng.
- Thế bác có dẫn bác trai đi BS không"
- Chả ăn thua gì cậu ơi, thuốc thì vẫn uống đấy nhưng bênh thì mỗi ngày mỗi tăng, được cái ông ấy cũng dễ chịu, chẳng đòi hỏi gì, có khi rất tỉnh táo, có khi quên mất chẳng biết mình là ai! Như đứa con nit ấy, ngơ ngơ, ngáo ngáo, thấy thương lắm cơ.
Cố Tổng Thống Reagan cũng bi bịnh Alzheimer, nghe nói từ khi ngài còn trong White House lận, lúc về già bịnh càng nặng thêm, có khi ra công viên ngồi chơi với mấy trẻ nhỏ, chẳng biết mình là ai nữa, cận vệ của ông thì đứng xa xa dòm chừng. Nhà báo chụp được tấm hình đó, trông rất dễ thương! Vậy mà ngài cũng sống đến 93 tuổi chẳng sao cả.
Đến giờ trở về văn phòng, tôi chào hai cụ và hẹn trưa nào rảnh rỗi lại ra đây trò chuyện. Thế là hầu như trưa nào hai cụ cũng ghé lại công viên xem tôi cho chim bồ câu ăn. Được làm quen với hai cụ, tôi cũng mừng, có nhiều trưa cụ bà nấu vài món Bắc mời tôi lại ăn. Riết rồi tôi trở nên thân thiện với hai cụ như người trong nhà, tôi hay ghé lại thăm hai cụ ở chung cư những khi rảnh rỗi, có khi theo các cụ đến hội người già mỗi dịp lễ lạc, hay xin chích ngừa cảm cúm miễn phí. Thỉnh thoảng được dự đám cưới trong hội người già của các cụ “ rổ rá cạp lại” cũng vui. Các cụ cũng yêu đương, tình tiếc ra gì, ghen tương cũng sôi nổi lắm. Tôi được nghe kể có một cuộc “Tình Già” sảy ra ở đó, kiểu tình già của cụ Phan Khôi rất cảm động:
Hai mươi bốn năm xưa,
Một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ,
Trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề mhau than thở:
-"Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
…
Hai mươi bốn năm sau,
Tình cờ đất khách gặp nhau,
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung
đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi,
Liếc đưa nhau đi rồi!
Con mắt còn có đuôi
Đó là thơ của Cụ Phan Khôi. Cháu cám ơn Cụ.
Tôi hứa sẽ kể câu chuyện đó ở hội người già hầu quý vị, khi có dịp.
Vợ chồng người con lớn cũng ghé thăm hai Cụ thường xuyên, chúng tôi coi nhau như anh em một nhà, trao đổi địa chỉ và điện thoại để liên lạc nhau, cha mẹ anh cũng như cha mẹ tôi. Tôi hứa sẽ chạy qua thăm hỏi hai Cụ thường xuyên.
Trở lại câu chuyện của ông cụ “Lãng Tai”, thời còn trẻ cậu Khải (tên của Ông) là học trò nghèo, từ quê lên tỉnh trọ học nhà cô Xuân (tên của Bà), làm chân cậu giáo, vừa đi học vừa dạy kèm cho Cô và hai cậu em nhỏ. Mỗi ngày cô Xuân đi học về đều phụ với chị bếp lo cơm nước cho cậu. Cha Mẹ cô đều ở ngoài cửa hàng bách hóa đến tối mịt mới về. Có câu “lửa gần rơm thế nào cũng cháy”. Vâng cháy mạnh đi ấy chứ. Cô Cậu yêu nhau, nhưng các cụ hai bên chả ai đồng ý cả, bên nào cũng hứa hôn đâu đấy cả rồi, kết quả là Cậu thì bị đuổi ra khỏi nhà còn Cô bị giam lỏng không đi đâu được. Cậu học trò, dở khóc dở cười, không nơi nương tựa, học hành dở dang, sắp đến kỳ thi BAC I, về quê thì thế nào cũng bị đánh đòn, ở lại tỉnh thì biết lấy gì để sống, thế là cậu đăng lính, vào học trường Võ Bị. Trước khi lên đường Cậu nhắn với Cô qua hai chú em rằng cậu sẽ về đón cô khi có dịp. Cậu đã giữ đúng lời hứa, Cô thoát ly gia đình và theo chàng Thiếu Úy mới ra trường. Đó là chuyện ngày xưa, thời còn xuân trẻ, thời gian cũng đã phai mờ.
Cuộc đời Bà gian nan trôi nổi từ đó, theo bước chân của chồng qua bao vùng đất lạ, gia đình ruồng bỏ, nhưng Bà vẫn thấy hân hoan hạnh phúc. Đã bao lần đợi chờ hồi hộp, hồn Bà đi theo Ông từng bước chân quân hành. Những hôm đứng dựa cửa dõi theo bóng ông xa dần với trái tim thổn thức. Nhưng tình yêu của Ông là nguồn năng lực giúp bà sống vững mạnh. Bà luôn nghĩ rằng vì yêu Bà mà Ông phải đăng lính, phải chịu bao nhiêu cực khổ, gian nan cho nên Bà trao cả hồn và xác cho Ông, chăm lo con cái cho Ông và bao giờ cũng sẵn sàng đón Ông trở về. Sau khi nền đệ nhất Cộng Hòa xụp đổ, rồi những cuộc đảo chánh, chỉnh lý sảy ra liên miên. Ông chán đời lính, xin giải ngũ và tìm được một chân “Giám Đốc Ngoại Vụ” trong Ngân Hàng của người bạn. Ngoài giờ làm việc, Ông ra ngồi ngoài đường đánh cờ thế (cờ tướng thu gọn) với mấy bác xích lô, tiêu khiển qua ngày!. Tưởng đâu, từ nay Bà sẽ luôn có Ông, nào ngờ nước mất nhà tan, Ông lại khăn gói lên đường đi tù cải tạo. Bà ở nhà tảo tần nuôi con, nuôi cháu, thỉnh thoảng khăn gói lăn lội thăm nuôi Ông. Ngày Ông được thả về với gia đình, thân tàn ma dại, nhưng Bà rất vui mừng. Chẳng bao lâu, lại dắt díu nhau qua Mỹ theo diện H.O.
Một trang ký ức đã lật qua, cuộc đời Bà từ nay nhàn hạ, bù cho bao nhiêu tháng ngày gian nan lúc còn bên Việt Nam. Mỗi tháng lại có rủng rỉnh tiền già, bảo hiểm sức khỏe đầy đủ. “Mọi thứ đã có nhà nước và Chúa lo liệu hết” bà hay nói vậy. Con cái mỗi người một nơi, ai cũng có việc làm hoặc đi học, Bà chẳng phải bận tâm. Hai Ông Bà chỉ đi du lịch hay thăm bà con, gần thì ở ngay Houston, xa hơn thì LA hay DC hoặc Florida. Tuổi hạc cứ thong thả trôi qua, thỉnh thoảng Ông cũng nói trước quên sau, Bà bảo Ông lẩm cẩm, chẳng nỡ cằn nhằn. Có đôi khi Ông quên mất tên những người bạn rất thân ngày xưa, hoặc quên cả tên thằng con yêu dấu của mình nữa, thỉnh thoảng mở nước tưới cây quên tắt cả mấy tiếng đồng hồ, biêu bọng gởi về Ông vất cả vào thùng rác, tệ hơn nữa, Ông giúp bà rửa chén đũa rồi cất tất cả vào tủ lạnh, báo hại Bà phải thu dọn lai. Có khi Bà nhờ Ông mang thùng rác ra để lề đường cho xe hốt rác đến lấy, Ông kéo đi quanh quẩn rồi lại bỏ ra sau vườn. Bà tự nhủ già rồi ai mà chả lẫn như vậy cho đến một ngày, Bà nhờ Ông chạy ra chợ gần nhà mua cho Bà ít đồ gia vị, Ông trở về tay không, chẳng biết ra chợ làm gì, Bà bắt đầu nghi ngờ Ông có “vấn đề”! Rồi một lần khác Ông đi bộ một mình ra công viên gần nhà, nơi mà Ông và Bà thường đi bộ mỗi sáng, lúc trở về Ông quên mất nhà mình, đi qua đi lại mãi mà không biết căn nhà nào của mình, chờ mãi chẳng thấy Ông đâu, Bà quýnh quáng gọi cho mấy đứa con về nhà cùng với bạn bè lối xóm chia nhau đi tìm, cuối cùng thấy Ông lang thang cách nhà gần một cây số. Người Con lớn đưa Ông đi khám bịnh, hóa ra Ông đã bị Alzheimer từ lâu rồi. Người ta cho Ông một cái “Health Monitor” bằng nửa bàn tay đeo vào cổ, và một cái vòng đeo ở tay để đo nhịp tim, nó sẽ báo động về phòng cấp cứu, nếu có trường hợp khẩn cấp sảy ra. Ông chỉ phải trả một lệ phí nhỏ tượng trưng hàng tháng. Mỗi khi có chuyện khẩn cấp, Ông chỉ nhấn vào cái nút đỏ là xe cứu thương sẽ chạy đến ngay, bất cứ ông ở nơi đâu. Ồng sẽ chẳng bao giờ sợ đi lạc nữa, lỡ có bị bệnh bất thình lình may ra còn cứu được. Ông bị tịch thu bằng lái xe, từ đó Bà phải lái xe cho Ông khi cần phải đi đâu xa, những nơi gần Bà dẫn Ông đi xe buýt công cộng.
Ông Bà vẫn từ chối ở chung với con cái. Ở với con trai sợ phiền con dâu, ở với con gái sợ phiền con rể, thế là hai Ông Bà vẫn gần gũi bên nhau, sớm tối có nhau. Đến một ngày, Ông quên hẳn không biết Bà là ai, Ông là ai nữa, bà đã xụt xùi cả ngày. Ông hỏi tại sao Bà khóc, Bà chẳng biết phải trả lời sao, Bà bây giờ như người bạn xa lạ đi bên cuộc đời Ông. Những chuyện xưa không còn nhớ nữa, hận thù, ân oán cũng phai mờ, có nhắc lại Ông cũng chẳng hiểu, chỉ cười, nụ cười trẻ thơ mà đầu óc phiêu diêu tận chân trời xa vắng. Bà nhìn Ông mà lòng thương yêu dào dạt. Ông bao giờ cũng là người của gia đình. Thương vợ con hơn cả chính bản thân Ông. Mỗi lần trở về nhà, Ông không quên mua đủ quà cáp cho Bà và tất cả các con, dẫn cả gia đình đi ăn ngoài, rồi đi coi hát bóng. Những đứa con luôn mè nheo Ông vì biết Ông luôn chiều chuộng chúng, không phải Bà. Vì Bà mà Ông phải bương trải một đời xông pha trận mạc, tranh đấu ngoài trường đời cho vợ con có cơm no áo ấm, bây giờ ngây ngây dại dại như thằng khờ. Nước mắt chảy ướt vạt áo lúc nào không biết. Khóc một lúc, Bà lại nghĩ đến thân phận mình, nhìn Ông vô tư như một tiên ông đạo cốt, còn Bà biết bao cay đắng trong lòng. Có những đêm Ông nằm ngủ êm đềm còn Bà trằn trọc với trái tim thổn thức. Từ nay Bà sẽ phải đi nốt đoạn đường trần một mình, nỗi niềm than thở cùng ai! Ông hóa ra là người sung sướng hơn Bà, từ nay Ông chẳng phải lo nghĩ gì cả. Mọi việc sẽ do Bà cáng đáng hết.
Mấy lần đi “soi ruột”, BS cho thuốc mê, Bà ngủ lúc nào có biết đâu, khi tỉnh dậy cứ tưởng BS chưa làm gì hết,” mới nói chuyện với BS cách đây một giây thôi mà đã xong hết rồi à"” Bà cố nhớ lại xem Bà ngủ lúc nào, thế mà chẳng bao giờ nhớ được. Có lẽ bệnh Alzheimer cũng vậy, nó đến lúc nào Ổng đâu biết, rồi nó sẽ mang Ông đi êm đềm như một thằng ăn trộm. Trong đầu Ông có một con chuột, như con chuột trong hũ gạo, mỗi ngày ăn mất một ít gạo dĩ vãng của Ông cho đến một ngày đầu óc Ông trống rỗng. Ông chẳng còn nhớ cô Xuân là ai, cậu Khải là ai, quên luôn những ngày lăn lộn chiến trường, cả những tháng năm tù tội hay những ngày mặc đồ trận dơ bẩn ôm đứa con đầu lòng hôn hít như một báu vật. Bà phải ôm tất cả dĩ vãng đó, kỷ niệm đó một mình, biết chia sẻ cùng ai. Bà lại xụt xùi, không biết thương Ông hay thương chính mình, có lẽ cả hai. Có câu “người đi cũng đã đi rồi, chỉ buồn người ở lại”, Ông chưa đi nhưng cũng như đã đi rồi! Nhớ lại lúc xưa, khi Ông còn tỉnh, Ông vẫn hứa sẽ săn sóc bà cho đến cuối đời, Ông sẽ đi sau Bà, Ông sẽ lo hậu sự cho Bà mà, vậy mà Ông nỡ bỏ Bà ở lại một mình, làm sao đây" Từ bao lâu, Ông vẫn là điểm tựa duy nhất, là lẽ sống duy nhất. Có Ông, Bà rất vững tâm vì được nâng niu, che chở để mạnh dạn vượt qua tất cả phong ba bão táp, Ông là tất cả của đời Bà. Mọi sự bắt đầu từ một tình thương yêu vô bờ bến của Ông, sự hy sinh không đắn đo của Bà, nói chung, hai người đã sống trọn vẹn với trái tim của họ.
Bà cầm tay Ông, bàn tay năm ngón xương xẩu, xưa kia đã từng nâng niu vuốt ve bà, biết bao nhiêu cảm xúc như một luồng điện từ bàn tay ấy truyền vào người Bà, vậy mà bây giờ trơ như khúc gỗ, vô tri.
“Tôi là ai" Ông có biết không" Xuân đây, Xuân ở phố Hàng Đào Hà Nội đấy”, Ông vẫn ngớ ngẩn cười vu vơ, chắc là không biết rồi. Bà cầm tay Ông lắc mạnh: “Ông không nhớ ư" Xuân đã bỏ nhà theo Ông suốt cuộc đời, Ông có biết không"” Mắt Ông chợt lóe lên như ngọn đèn dầu chợt sáng rồi tắt hẳn. Hai giọt nước mắt nhẹ lăn trên đôi má nhăn nheo của Bà. Bà cảm thấy cô đơn ghê gớm, trái tim thắt lại, ngực đau quặn, hơi thở như đứt quãng, đầu nặng trĩu, quay cuồng. Bà muốn nắm chặt bàn tay Ông nhưng không kịp nữa rồi, đôi mắt nhìn Ông mờ dần, khuôn mặt Ông chỉ còn lại một nét nhạt nhòa, Bà té xuống và không biết gì nữa.
Bà nhất định ra đi trước Ông và đã được toại nguyên. Ông hốt hoảng chạy ra cửa định qua bên hàng xóm kêu giúp đỡ, chiếc “Health Monitor” đập mạnh trên ngực Ông, chợt nhớ ra, vội vã bấm vào nút báo động đỏ, có tiếng chuông điện thoại reo, có lẽ từ văn phòng cấp cứu, nhưng ông chẳng trả lời. Chỉ vài phút sau đã nghe tiếng xe ambulance kêu ầm ĩ trước cửa nhà. Cậu cả con Ông và tôi cũng được văn phòng cấp cứu báo cho biết tai nạn khẩn cấp và được tường trình chi tiết diễn biến tai nạn sảy ra.
Buổi sáng hôm sau, tôi ghé nhà thương thăm Bà, thấy Ông đợi một mình ngoài cửa phòng bệnh nhân, tay run run cầm bình bông nhỏ xíu có một nụ hồng đỏ duy nhất trong đó. Ông đứng cô đơn, yên lặng, bất động như thằng bù nhìn ngòai cánh đồng đứng dọa nạt mấy con chim, đôi mắt xa xăm vô hồn, như đang tìm kiếm trong đống tro tàn dĩ vãng một hình bóng nào đó. Một ngày nào tôi rồi cũng sẽ như Ông.
Nhìn Ông tôi muốn khóc. Nếu có máy chụp hình, tôi sẽ chụp cảnh đó, gởi dự thi nhiếp ảnh thế giới, bảo đảm sẽ được giải nhất. Bức hình đó tôi chụp riêng trong bộ nhớ của tôi, và cất giữ rất kỹ, chả có con chuột nào gặm được. Người con lớn đứng nói chuyện với cô Y tá đàng xa. Bác sĩ còn đang xem xét tình trạng sức khỏe của Bà, một lúc sau cô Y tá ra dấu cho chúng tôi vào, Ông con trai tiếp BS, còn tôi dìu tay Ông. Ông lại gần trao cho Bà nụ Hồng và cúi xuống hôn lên trán Bà, rồi ngồi trong chiếc ghế bành đặt bên cạnh giường. Bà nhìn Ông âu yếm:
“Tôi không sao đâu Ông đừng lo lắng quá.”
Ông nắm tay Bà xiết nhẹ, Bà hôn lên nụ hồng rồi hỏi Ông:
“Có phải bông hồng này Ông cắt ở trước nhà mình không"”
Ông mỉm cười. Vẫn là nụ cười ngây thơ. Bà lại phân trần với tôi: ”Ông nhà tôi biết tôi mê bông hồng nên ở đâu Ông cũng trồng cho tôi một bụi hồng trước cửa nhà. Ngày ngày chăm sóc rất cẩn thận, cây nở bông xum xuê lắm cơ, mỗi sáng Ông đều cắt cho tôi một nụ, chưng trong cái bình nhỏ ấy đấy”.
Tôi ngộ ra một điều, con chuột có thể ăn hết những hạt gạo dĩ vãng, trong óc Ông, nhưng không ăn được những hạt gạo tình yêu của Ông, bởi vì tình yêu nằm trong trái tim, không nằm trong óc. Mỗi ngày Bà là người tình mới của Ông. Ông nâng niu chiều chuộng như thời mới lớn. Người tình hôm qua, hôm kia, Ông chẳng còn nhớ nữa.
“Tình chưa cũ bởi vì tình chưa mới” ... Thi sĩ Nguyên Sa bảo thế và tôi tin như thế.
Bà lại lên tiếng gọi Ông:
” Này anh Khải ơi, em Xuân cám ơn anh đã cứu mạng em nhé, em thương anh suốt đời”. Chẳng biết Ông có nghe Bà nói không, tôi chỉ thấy Ông mỉm cười, nụ cười tinh quái. Tôi phân vân, có thực là Ông điếc không" Có thực là Ông bị bệnh mất trí nhớ không" Hay Ông chỉ muốn làm “Người lãng quên đời!”
*
Anh Mẫn khẽ đập lên vai tôi:” Anh Ba, món cá nướng da dòn này ngon lắm, ăn đi, giống như cá thiệt vậy”. Tôi tìm thấy mình đang ngồi trong quán cơm chay do cô em khoản đãi.
Tôi đang muốn đóng vai “ Người lãng quên đời đây”, Cặp mắt Mẫn tò mò nhìn tôi, nụ cười hồn nhiên. Tôi yêu đời quá đi mất thôi, yêu em tôi, yêu vợ chồng Mẫn, yêu tất cả bạn bè của tôi ngồi chung quanh đây, yêu hết những người trong quán này, tôi yêu tất cả mọi người, ngày mai, có thể tôi không còn biết tôi là ai, họ là ai. Hãy yêu nhau ngay ngày hôm nay, ngày mai chắc gì đã đến, hôm qua chưa chắc gì còn nhớ!
Chiều thư Bảy, Tôi ghé lại Việt Báo, tòa soạn vắng vẻ, có lẽ ai nấy đang chuẩn bị cho buổi lễ ngày mai, nhưng may mắn gặp được Anh Trần Dạ Từ và chị Nhã Ca. Anh Chị đã đón tiếp tôi vui vẻ thân mật như một người quen đã lâu, tôi thật cảm động và cám ơn lắm.
Lúc sắp ra về thấy một vị Lão Trượng bước vào, anh Từ giới thiệu nhà báo lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, vừa từ San Jose về. Tôi đã đọc nhiều bài của Ông rải rác khắp nơi nên rất ngưỡng mộ, trông Ông thật khỏe mạnh, đẹp lão, tôi buột miệng “Chào Anh”, chợt nhớ ra Ông đã 90 tuổi, lớn tuổi hơn cả Bố tôi, tôi ái ngại trong lòng, sợ Ông quở nhóc con mà đòi trèo cao!
Tôi tự an ủi, chắc hổng sao, mấy cô cậu bạn trẻ của Bố vẫn gọi tôi và Bố là anh ráo cả. Người luôn luôn bắt cái đầu làm việc như Ông và Bố chắc chẳng bao giờ sợ bị “lãng quên đời” đâu nhỉ.
Rời Việt Báo, tôi bâng khuâng như cậu bé mới lớn bị “Coup De Foudre” , quyến luyến và ngượng ngập. Chiều Chủ Nhật, đi dự lễ phát giải thưởng, không ngờ tổ chức xôm tụ thế. Lại được nghe buổi nhạc thính phòng tuyệt diệu, được chiêm ngưỡng bao nhiêu tà áo dài thướt tha, quý phái cũng có, rực rỡ cũng có, thùy mỵ đoan trang cũng có. Nhiều người khen rồi, tôi có khen cũng bằng thừa.
Lễ lạc vừa xong, tôi vội “Chạy Show” đến nhà hàng Royal, bạn bè và gia đình em đang chờ, thế là mất một dịp làm quen với các tác giả gạo cội tôi hằng mến mộ của Việt Bút, nhiều lắm, không dám kể ra đây, đến mai cũng chưa hết, sợ làm phiền độc giả.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, bạn bè chúng tôi chia tay nhau chiều thứ ba, quyến luyến, ngậm ngùi, hẹn tái ngộ vào cuối tháng 10 tại New York để đi ngắm “mùa thu lá bay” tận biên giới Canada. Tôi và anh chị Mẫn cùng lên xe buýt vào phi trường LAX, ảnh chị xuống trước tại terminal 3, nhìn chị Mẫn đứng bên đường, một tay xách vali, một tay chùi nước mắt, tôi cũng không cầm lòng được. Thương yêu còn đó, đó là hình ảnh cuối cùng của cuộc họp mặt tôi mang theo về tận Houston. Hình ảnh đó, hình như tôi đã thấy ở đâu rồi, nghĩ mãi mới ra, có lẽ cũng sắp bị “lãng quên đời rồi chăng"”, Này, bạn cũng đã thấy rồi đó, cố nhớ xem ở đâu"
Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn
Tác giả:Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn
Tác giả đã góp một số bài viết đặc biệt về chuyện đời tị nạn, và được đề cử vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Bút hiệu gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945, là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston. Bài viết mới nhất của ông là chuyến đi từ Houiston sang California nhận giải thưởng, vừa là du ký vừa là hồi ký và truyện kể. Hình bên: Tác giả nhận giải Danh Dự, Viết Về Nước Mỹ 2011.
***
“Anh Ba ơi, … ông xã em bị … thu mất bằng lái xe rồi!”. Chị Mẫn gọi tôi sáng thứ bảy lúc tôi còn đang ngái ngủ, giọng ngập ngừng và hoảng hốt, có lẽ chị đang cố gắng kìm hãm những tiếng khóc đầy nhóc trong lòng. Tôi biết nói gì đây để an ủi chị" Chuyện đó cứ canh cánh trong lòng mãi không thôi.
Rồi bỗng nhiên nhận được thiệp mời qua Cali dự lễ Phát Giải Thưởng Và Ra Mắt Sách VVNM năm thứ 11 của Việt Báo. Thật tình cờ, tôi chẳng bao giờ mơ được nhận giải thưởng, thế mà Việt Báo cũng cho được một giải danhdự. Bài gởi đi, được đăng lên là thấy hạnh phúc lắm rồi. Trong làng viết lách tôi chỉ là cậu bé tí hon chập chững tập đi, chẳng mong gì hơn, cho nên chuyến đi này cốt ý ghé thăm tòa soạn Việt Báo, vấn an sức khỏe của cô em gái con bà Dì vừa trải qua một cơn bạo bệnh, và vỗ về anh chị Mẫn.
Đã lâu lắm tôi chưa trở lại thăm Thủ Đô của người tị nạn. Quang cảnh phố xá khác hẳn với lần trước, đường xá khang trang sạch sẽ, tiệm tùng của người Việt mọc lên như nấm, quán ăn nào cũng lịch sự và đông nghẹt, parking đầy ắp xe, chẳng thấy gì là quang cảnh của một thành phố đang trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
Tôi rủ thêm mấy người bạn của em và của tôi cùng họp mặt ở LA cho vui, một đôi từ Dallas, một đôi từ San Jose, một đôi từ Calgary, và vợ chồng anh Đào, anh Phụ ở ngay tại LA. Chúng tôi họp mặt để ăn mừng cô em tai qua nạn khỏi.
Thật là một công đôi ba chuyện, vừa đi trốn cái nóng khủng khiếp của Texas, vừa được họp mặt bạn bè và lại có cơ hội làm quen với mấy “Cây Cổ Thụ” ở tòa soạn Việt Báo. Lớp tuổi mùa thu như chúng tôi, không gặp nhau trong đám cưới thì cũng trong đám ma để đóng hụi chết hay hụi sống thôi. Cho nên, những buổi họp mặt bất thường thật là quý giá. Có đôi khi chẳng biết lấy lý do gì để gặp nhau, bọn tôi lại tổ chức đi du lịch chung, cho qua ngày tháng hay cố níu thời gian để sống lại những kỷ niệm xa xưa. Kỷ niệm xa xưa thì bao giờ cũng đẹp như thời son trẻ đã qua. Chúng tôi gồm một nhóm nhỏ chơi rất thân với nhau, giúp đỡ và thăm hỏi nhau thường xuyên. Chia sẻ những buồn vui trong cuộc đời. Mỗi người đều có những thử thách về công ăn việc làm hay hoàn cảnh gia đình, nhưng đều gác qua một bên để họp mặt vui vẻ.
“Bạn bè đối đãi nhau bằng trái tim bao giờ cũng bền vững, thắm thiết hơn là bằng cái đầu”, chúng tôi đồng ý như vậy.
Sáng sớm Thứ Bảy vừa mới xuống phi trường, cô em đã réo gọi buộc phải tới nhà để dự party mừng sinh nhật buổi chiều lúc 4 giờ.”Không đến em giận đó”, tôi vội vàng “Ừ, Ừ anh sẽ đến, đàng nào anh cũng muốn nhìn dung nhan mùa hạ của em ra sao”. Giọng cô vẫn sang sảng, chẳng có tí gì là bệnh tật cả. Sau mấy tháng chiến đấu dũng cảm có lẽ cô đã đuồi được thần chết chạy có cờ. Tôi mừng lắm. Vợ chồng anh Mẫn cũng mới đáp xuống từ San Jose, cùng phi trường LAX. Trời Cali thật đẹp, mát mẻ, trong vắt không một cụm mây, gió thổi hiu hiu, cây cỏ xinh tươi, hoa nở rộn ràng khắp nơi, lòng tôi thật khoan khoái, chả trách dân Việt mình đổ xô về đây ở, mặc dầu giá sinh hoạt đắt đỏ hơn các nơi khác.
Lấy xe thuê xong, tôi và vợ chồng anh bạn cùng về khách sạn. Mẫn kém tôi vài tuổi cho nên mặc dầu là bạn, hai vợ chồng luôn coi tôi như người anh kết nghĩa. Anh tướng tá cao ráo đẹp trai, mặt mày hồng hào, đúng là người mẫu lý tưởng của những chàng phi công VNCH. Thời còn chiến tranh, một lần anh đã phải nhảy dù ra khỏi máy bay vì bị trúng hỏa tiễn “địa không”. Chị Mẫn xưa kia là người đẹp của Hàng Không Việt Nam. Thật là một cặp xứng đôi vừa lứa. Chúng tôi vừa nhận phòng khách sạn là một đống bạn bè gọi lại, các bạn khác cũng đã đến đầy đủ, không có gì trở ngại. Chương trình chật cứng ngày giờ từ sáng sớm đến tối mịt liên tục 4 ngày lưu lại LA. Chắc tôi sẽ phải “chạy show” như mấy ca sĩ phòng trà mới hy vọng họp mặt với tất cả bạn bè và bà con.
Anh Mẫn đã bị BS thu mất bằng lái xe cách nay mấy tháng, sau khi xác định anh bị bệnh Alzheimer (Mất trí nhớ), cho nên đi đâu cũng phải nhờ bà xã. Tôi muốn thử trí nhớ anh, bèn dấu GPS vào hộc xe và nhờ anh chỉ đường để đi đó đi đây. Anh không ở thành phố này nhưng đến chơi thường xuyên nên chẳng khác nào Thổ Địa. Anh dẫn tôi đi còn chính xác hơn cả GPS, nào thấy lãng trí gì đâu. Tôi chọc anh: “Tôi cũng muốn bị Alzheimer như anh, khi nào muốn chối điều gì cứ nói: Tôi có nói vậy sao" Đâu có nào!, là huề cả làng, tôi bị Alzheimer mà!”. Trước kia Bà xã anh hay cằn nhằn về vụ “nói trước chối sau”, bây giờ mới biết anh không chối mà quên mất mình nói gì đấy thôi, cho nên tha thứ cho anh tất cả và còn yêu thương anh hơn nữa, ngày tháng trở nên báu vật hiếm quý.
Nhìn anh Mẫn, tôi chợt nhớ đến một chuyện tình của một cặp vợ chồng già, tôi quen cách nay đã lâu.
***
Khoảng năm 2004, Office nơi tôi làm việc cho một công ty Energy được dời từ vùng Southwest về trung tâm thành phố Houston. Phía sau office chừng 3 blocks phố là khu chung cư của mấy người già, nằm ngay trên đường Allen Parkway, các Cụ Việt Nam ở đó cũng nhiều. Con đường này rất đẹp đẽ và lịch sự lại có xe bus Metro chạy qua thường xuyên. Mỗi buổi trưa, tôi thường ra ngồi ở một công viên nhỏ gần đó để ăn trưa và ngắm mấy chú chim bồ câu giành ăn. Tôi để sẵn một túi gạo trong văn phòng, buổi trưa đi ăn, đem theo một túi nhỏ. Tôi vừa ngồi ăn vừa quăng gạo ra, thế là chim bồ câu ở đâu bay lại rất đông, có cả mấy con Se Sẻ, Blue Jay và Chào Mào nữa, chúng rất dạn dĩ, nhiều khi tôi chỉ đưa tay không ra, mấy chú cũng đậu lên tay rồi mổ vào nắm tay tôi để tìm gạo. Đến một lúc quen thuộc, mỗi khi tôi ngồi xuồng ghế đá là chúng tự động bay lại, chẳng cần phải có gạo để nhử. Có những hôm quên đem gạo, tôi lại phải chia bớt phần ăn trưa của tôi cho chúng, nếu không chúng mè nheo mãi không chịu bay đi. Từ công viên đó đi chừng vài blocks đường là đến một nhà thờ Công Giáo, trưa nào cũng có cha Việt Nam làm lễ, tiếng chuông đồng hồ ngân nga từ trên tháp cao nghe rõ hay. Tôi có cảm tưởng mình đang đi hành hương bên Vatican. Đi xa hơn là hội người già của các cụ Việt Nam. Thỉnh thoảng thấy vài cụ đi bộ đến nhà thờ hay đi xe bus đến hội người già để ăn cơm trưa và sinh hoạt với nhau như đánh cờ tướng, ping pong, tập thể dục, v… v…Kể ra tuổi già được xã hội chu cấp như vậy cũng thoải mái lắm. Ở nhà Housing (Nhà của thành phố cấp cho người low income) khang trang chỉ trả từ 150 Đô đến 190 Đô một tháng, thành phố tài trợ thêm tiền điện, nước, đi xe công cộng khỏi tốn tiền, mỗi tháng lại được lãnh 1 thùng đồ ăn “bồi dưỡng” như bơ, sữa và nhiều thứ khác, ăn trưa ở hội người già miễn phí, lấy thêm phần ăn tối nữa thế là cuộc sống thoải mái, chẳng cần nhờ vả ai. Tiền già dư giả gởi về Việt Nam cho bà con hay các hội từ thiện, chùa chiền, nhà thờ…Bên Việt Nam cứ tưởng các cụ giầu có lắm, chẳng qua là không có nhu cầu đòi hỏi, nên chắt bót từng Đô Mỹ để gởi về. Giữ tiền cũng chẳng làm gì thôi thì cho người bên VN cần hơn. Hậu sự đã có con cháu lo rồi. Đối với các cụ, sống ở Mỹ chả cần giàu có mới sinh lễ nghĩa! Thiện Tâm luôn luôn nảy nở tự do trong lòng mọi người.
Một hôm đang ăn trưa, có cặp vợ chồng già, xuống xe bus rồi tới ngồi sát bên tôi. Cụ bà lên tiếng hỏi tôi có phải là người Việt Nam không" Tôi nhìn cụ hơi ngạc nhiên:
- Vâng, cháu là người Việt.
- Ông nhà tôi mấy hôm nay đi xe bus xuống hội người già để ăn trưa, đi ngang đây thấy cậu cho chim ăn vui quá, cứ nằng nặc đòi xuống đây không chịu đi nữa.
- Vâng, hai bác cứ ngồi đây chơi, đây là nơi công cộng ngồi chơi lúc nào mà chả được, góc đàng kia có nhà vệ sinh, nếu cần có thể sử dụng được.
- Ông nhà tôi chỉ muốn coi chim ăn thôi, ông ấy bây giờ như trẻ con, đòi cái gì cũng phải chiều.
Cụ bà vừa nói vừa nhìn cụ ông một cách trìu mến như thể mẹ già nhìn con thơ. Cụ ông chẳng nói câu nào chỉ nhìn tôi cười. Nét mặt vui tươi, hớn hở. Tôi hỏi cụ muốn cho chim ăn không" Tôi còn một ít gạo trong túi đồ ăn đây. Cụ ông chỉ cười không lên tiếng. Cụ bà bảo tôi, ông ấy điếc lắm không nghe tôi nói đâu. Cụ bà lại cất to tiếng hỏi cụ ông:
- Ông ơi, cậu ấy bảo ông muốn cho chim ăn không, Cậu ấy còn gạo đấy!
- “Không, tôi no lắm rồi, chả ăn gì đâu”, cụ ông trả lời.
Cụ bà lại hét lên, không phải ông, mấy con chim kìa, vừa nói vừa chỉ mấy chú chim bồ câu còn đang chờ đợi gần đó.
Cụ ông có vẻ hiểu ra, gật đầu lia lịa, tôi vội đưa túi gạo cho cụ, thế là cụ cứ quăng gạo ra luôn tay, mấy chú chim bồ câu tranh nhau ăn tíu tít. Để mặc cho cụ ông vui với đàn chim, tôi bắt chuyện với cụ bà.
- Hai bác ở gần đây không"
- Chúng tôi ở khu Allen Parkway, gần đây, Trưa nào cũng xuống hội người già ăn cơm và đi nhà thờ. Hôm nay, đi ngang đây thì ông ấy không chịu đi nữa, tôi phải chiều vậy. Ông nhà tôi bị bịnh mất trí nhớ (Alzheimer) từ lâu lắm rôi, lúc ông ấy còn chưa đến 70 tuổi, càng ngày thì càng tệ hơn, bây giờ lại thêm bị điếc nặng.
- Thế bác có dẫn bác trai đi BS không"
- Chả ăn thua gì cậu ơi, thuốc thì vẫn uống đấy nhưng bênh thì mỗi ngày mỗi tăng, được cái ông ấy cũng dễ chịu, chẳng đòi hỏi gì, có khi rất tỉnh táo, có khi quên mất chẳng biết mình là ai! Như đứa con nit ấy, ngơ ngơ, ngáo ngáo, thấy thương lắm cơ.
Cố Tổng Thống Reagan cũng bi bịnh Alzheimer, nghe nói từ khi ngài còn trong White House lận, lúc về già bịnh càng nặng thêm, có khi ra công viên ngồi chơi với mấy trẻ nhỏ, chẳng biết mình là ai nữa, cận vệ của ông thì đứng xa xa dòm chừng. Nhà báo chụp được tấm hình đó, trông rất dễ thương! Vậy mà ngài cũng sống đến 93 tuổi chẳng sao cả.
Đến giờ trở về văn phòng, tôi chào hai cụ và hẹn trưa nào rảnh rỗi lại ra đây trò chuyện. Thế là hầu như trưa nào hai cụ cũng ghé lại công viên xem tôi cho chim bồ câu ăn. Được làm quen với hai cụ, tôi cũng mừng, có nhiều trưa cụ bà nấu vài món Bắc mời tôi lại ăn. Riết rồi tôi trở nên thân thiện với hai cụ như người trong nhà, tôi hay ghé lại thăm hai cụ ở chung cư những khi rảnh rỗi, có khi theo các cụ đến hội người già mỗi dịp lễ lạc, hay xin chích ngừa cảm cúm miễn phí. Thỉnh thoảng được dự đám cưới trong hội người già của các cụ “ rổ rá cạp lại” cũng vui. Các cụ cũng yêu đương, tình tiếc ra gì, ghen tương cũng sôi nổi lắm. Tôi được nghe kể có một cuộc “Tình Già” sảy ra ở đó, kiểu tình già của cụ Phan Khôi rất cảm động:
Hai mươi bốn năm xưa,
Một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ,
Trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề mhau than thở:
-"Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
…
Hai mươi bốn năm sau,
Tình cờ đất khách gặp nhau,
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung
đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi,
Liếc đưa nhau đi rồi!
Con mắt còn có đuôi
Đó là thơ của Cụ Phan Khôi. Cháu cám ơn Cụ.
Tôi hứa sẽ kể câu chuyện đó ở hội người già hầu quý vị, khi có dịp.
Vợ chồng người con lớn cũng ghé thăm hai Cụ thường xuyên, chúng tôi coi nhau như anh em một nhà, trao đổi địa chỉ và điện thoại để liên lạc nhau, cha mẹ anh cũng như cha mẹ tôi. Tôi hứa sẽ chạy qua thăm hỏi hai Cụ thường xuyên.
Trở lại câu chuyện của ông cụ “Lãng Tai”, thời còn trẻ cậu Khải (tên của Ông) là học trò nghèo, từ quê lên tỉnh trọ học nhà cô Xuân (tên của Bà), làm chân cậu giáo, vừa đi học vừa dạy kèm cho Cô và hai cậu em nhỏ. Mỗi ngày cô Xuân đi học về đều phụ với chị bếp lo cơm nước cho cậu. Cha Mẹ cô đều ở ngoài cửa hàng bách hóa đến tối mịt mới về. Có câu “lửa gần rơm thế nào cũng cháy”. Vâng cháy mạnh đi ấy chứ. Cô Cậu yêu nhau, nhưng các cụ hai bên chả ai đồng ý cả, bên nào cũng hứa hôn đâu đấy cả rồi, kết quả là Cậu thì bị đuổi ra khỏi nhà còn Cô bị giam lỏng không đi đâu được. Cậu học trò, dở khóc dở cười, không nơi nương tựa, học hành dở dang, sắp đến kỳ thi BAC I, về quê thì thế nào cũng bị đánh đòn, ở lại tỉnh thì biết lấy gì để sống, thế là cậu đăng lính, vào học trường Võ Bị. Trước khi lên đường Cậu nhắn với Cô qua hai chú em rằng cậu sẽ về đón cô khi có dịp. Cậu đã giữ đúng lời hứa, Cô thoát ly gia đình và theo chàng Thiếu Úy mới ra trường. Đó là chuyện ngày xưa, thời còn xuân trẻ, thời gian cũng đã phai mờ.
Cuộc đời Bà gian nan trôi nổi từ đó, theo bước chân của chồng qua bao vùng đất lạ, gia đình ruồng bỏ, nhưng Bà vẫn thấy hân hoan hạnh phúc. Đã bao lần đợi chờ hồi hộp, hồn Bà đi theo Ông từng bước chân quân hành. Những hôm đứng dựa cửa dõi theo bóng ông xa dần với trái tim thổn thức. Nhưng tình yêu của Ông là nguồn năng lực giúp bà sống vững mạnh. Bà luôn nghĩ rằng vì yêu Bà mà Ông phải đăng lính, phải chịu bao nhiêu cực khổ, gian nan cho nên Bà trao cả hồn và xác cho Ông, chăm lo con cái cho Ông và bao giờ cũng sẵn sàng đón Ông trở về. Sau khi nền đệ nhất Cộng Hòa xụp đổ, rồi những cuộc đảo chánh, chỉnh lý sảy ra liên miên. Ông chán đời lính, xin giải ngũ và tìm được một chân “Giám Đốc Ngoại Vụ” trong Ngân Hàng của người bạn. Ngoài giờ làm việc, Ông ra ngồi ngoài đường đánh cờ thế (cờ tướng thu gọn) với mấy bác xích lô, tiêu khiển qua ngày!. Tưởng đâu, từ nay Bà sẽ luôn có Ông, nào ngờ nước mất nhà tan, Ông lại khăn gói lên đường đi tù cải tạo. Bà ở nhà tảo tần nuôi con, nuôi cháu, thỉnh thoảng khăn gói lăn lội thăm nuôi Ông. Ngày Ông được thả về với gia đình, thân tàn ma dại, nhưng Bà rất vui mừng. Chẳng bao lâu, lại dắt díu nhau qua Mỹ theo diện H.O.
Một trang ký ức đã lật qua, cuộc đời Bà từ nay nhàn hạ, bù cho bao nhiêu tháng ngày gian nan lúc còn bên Việt Nam. Mỗi tháng lại có rủng rỉnh tiền già, bảo hiểm sức khỏe đầy đủ. “Mọi thứ đã có nhà nước và Chúa lo liệu hết” bà hay nói vậy. Con cái mỗi người một nơi, ai cũng có việc làm hoặc đi học, Bà chẳng phải bận tâm. Hai Ông Bà chỉ đi du lịch hay thăm bà con, gần thì ở ngay Houston, xa hơn thì LA hay DC hoặc Florida. Tuổi hạc cứ thong thả trôi qua, thỉnh thoảng Ông cũng nói trước quên sau, Bà bảo Ông lẩm cẩm, chẳng nỡ cằn nhằn. Có đôi khi Ông quên mất tên những người bạn rất thân ngày xưa, hoặc quên cả tên thằng con yêu dấu của mình nữa, thỉnh thoảng mở nước tưới cây quên tắt cả mấy tiếng đồng hồ, biêu bọng gởi về Ông vất cả vào thùng rác, tệ hơn nữa, Ông giúp bà rửa chén đũa rồi cất tất cả vào tủ lạnh, báo hại Bà phải thu dọn lai. Có khi Bà nhờ Ông mang thùng rác ra để lề đường cho xe hốt rác đến lấy, Ông kéo đi quanh quẩn rồi lại bỏ ra sau vườn. Bà tự nhủ già rồi ai mà chả lẫn như vậy cho đến một ngày, Bà nhờ Ông chạy ra chợ gần nhà mua cho Bà ít đồ gia vị, Ông trở về tay không, chẳng biết ra chợ làm gì, Bà bắt đầu nghi ngờ Ông có “vấn đề”! Rồi một lần khác Ông đi bộ một mình ra công viên gần nhà, nơi mà Ông và Bà thường đi bộ mỗi sáng, lúc trở về Ông quên mất nhà mình, đi qua đi lại mãi mà không biết căn nhà nào của mình, chờ mãi chẳng thấy Ông đâu, Bà quýnh quáng gọi cho mấy đứa con về nhà cùng với bạn bè lối xóm chia nhau đi tìm, cuối cùng thấy Ông lang thang cách nhà gần một cây số. Người Con lớn đưa Ông đi khám bịnh, hóa ra Ông đã bị Alzheimer từ lâu rồi. Người ta cho Ông một cái “Health Monitor” bằng nửa bàn tay đeo vào cổ, và một cái vòng đeo ở tay để đo nhịp tim, nó sẽ báo động về phòng cấp cứu, nếu có trường hợp khẩn cấp sảy ra. Ông chỉ phải trả một lệ phí nhỏ tượng trưng hàng tháng. Mỗi khi có chuyện khẩn cấp, Ông chỉ nhấn vào cái nút đỏ là xe cứu thương sẽ chạy đến ngay, bất cứ ông ở nơi đâu. Ồng sẽ chẳng bao giờ sợ đi lạc nữa, lỡ có bị bệnh bất thình lình may ra còn cứu được. Ông bị tịch thu bằng lái xe, từ đó Bà phải lái xe cho Ông khi cần phải đi đâu xa, những nơi gần Bà dẫn Ông đi xe buýt công cộng.
Ông Bà vẫn từ chối ở chung với con cái. Ở với con trai sợ phiền con dâu, ở với con gái sợ phiền con rể, thế là hai Ông Bà vẫn gần gũi bên nhau, sớm tối có nhau. Đến một ngày, Ông quên hẳn không biết Bà là ai, Ông là ai nữa, bà đã xụt xùi cả ngày. Ông hỏi tại sao Bà khóc, Bà chẳng biết phải trả lời sao, Bà bây giờ như người bạn xa lạ đi bên cuộc đời Ông. Những chuyện xưa không còn nhớ nữa, hận thù, ân oán cũng phai mờ, có nhắc lại Ông cũng chẳng hiểu, chỉ cười, nụ cười trẻ thơ mà đầu óc phiêu diêu tận chân trời xa vắng. Bà nhìn Ông mà lòng thương yêu dào dạt. Ông bao giờ cũng là người của gia đình. Thương vợ con hơn cả chính bản thân Ông. Mỗi lần trở về nhà, Ông không quên mua đủ quà cáp cho Bà và tất cả các con, dẫn cả gia đình đi ăn ngoài, rồi đi coi hát bóng. Những đứa con luôn mè nheo Ông vì biết Ông luôn chiều chuộng chúng, không phải Bà. Vì Bà mà Ông phải bương trải một đời xông pha trận mạc, tranh đấu ngoài trường đời cho vợ con có cơm no áo ấm, bây giờ ngây ngây dại dại như thằng khờ. Nước mắt chảy ướt vạt áo lúc nào không biết. Khóc một lúc, Bà lại nghĩ đến thân phận mình, nhìn Ông vô tư như một tiên ông đạo cốt, còn Bà biết bao cay đắng trong lòng. Có những đêm Ông nằm ngủ êm đềm còn Bà trằn trọc với trái tim thổn thức. Từ nay Bà sẽ phải đi nốt đoạn đường trần một mình, nỗi niềm than thở cùng ai! Ông hóa ra là người sung sướng hơn Bà, từ nay Ông chẳng phải lo nghĩ gì cả. Mọi việc sẽ do Bà cáng đáng hết.
Mấy lần đi “soi ruột”, BS cho thuốc mê, Bà ngủ lúc nào có biết đâu, khi tỉnh dậy cứ tưởng BS chưa làm gì hết,” mới nói chuyện với BS cách đây một giây thôi mà đã xong hết rồi à"” Bà cố nhớ lại xem Bà ngủ lúc nào, thế mà chẳng bao giờ nhớ được. Có lẽ bệnh Alzheimer cũng vậy, nó đến lúc nào Ổng đâu biết, rồi nó sẽ mang Ông đi êm đềm như một thằng ăn trộm. Trong đầu Ông có một con chuột, như con chuột trong hũ gạo, mỗi ngày ăn mất một ít gạo dĩ vãng của Ông cho đến một ngày đầu óc Ông trống rỗng. Ông chẳng còn nhớ cô Xuân là ai, cậu Khải là ai, quên luôn những ngày lăn lộn chiến trường, cả những tháng năm tù tội hay những ngày mặc đồ trận dơ bẩn ôm đứa con đầu lòng hôn hít như một báu vật. Bà phải ôm tất cả dĩ vãng đó, kỷ niệm đó một mình, biết chia sẻ cùng ai. Bà lại xụt xùi, không biết thương Ông hay thương chính mình, có lẽ cả hai. Có câu “người đi cũng đã đi rồi, chỉ buồn người ở lại”, Ông chưa đi nhưng cũng như đã đi rồi! Nhớ lại lúc xưa, khi Ông còn tỉnh, Ông vẫn hứa sẽ săn sóc bà cho đến cuối đời, Ông sẽ đi sau Bà, Ông sẽ lo hậu sự cho Bà mà, vậy mà Ông nỡ bỏ Bà ở lại một mình, làm sao đây" Từ bao lâu, Ông vẫn là điểm tựa duy nhất, là lẽ sống duy nhất. Có Ông, Bà rất vững tâm vì được nâng niu, che chở để mạnh dạn vượt qua tất cả phong ba bão táp, Ông là tất cả của đời Bà. Mọi sự bắt đầu từ một tình thương yêu vô bờ bến của Ông, sự hy sinh không đắn đo của Bà, nói chung, hai người đã sống trọn vẹn với trái tim của họ.
Bà cầm tay Ông, bàn tay năm ngón xương xẩu, xưa kia đã từng nâng niu vuốt ve bà, biết bao nhiêu cảm xúc như một luồng điện từ bàn tay ấy truyền vào người Bà, vậy mà bây giờ trơ như khúc gỗ, vô tri.
“Tôi là ai" Ông có biết không" Xuân đây, Xuân ở phố Hàng Đào Hà Nội đấy”, Ông vẫn ngớ ngẩn cười vu vơ, chắc là không biết rồi. Bà cầm tay Ông lắc mạnh: “Ông không nhớ ư" Xuân đã bỏ nhà theo Ông suốt cuộc đời, Ông có biết không"” Mắt Ông chợt lóe lên như ngọn đèn dầu chợt sáng rồi tắt hẳn. Hai giọt nước mắt nhẹ lăn trên đôi má nhăn nheo của Bà. Bà cảm thấy cô đơn ghê gớm, trái tim thắt lại, ngực đau quặn, hơi thở như đứt quãng, đầu nặng trĩu, quay cuồng. Bà muốn nắm chặt bàn tay Ông nhưng không kịp nữa rồi, đôi mắt nhìn Ông mờ dần, khuôn mặt Ông chỉ còn lại một nét nhạt nhòa, Bà té xuống và không biết gì nữa.
Bà nhất định ra đi trước Ông và đã được toại nguyên. Ông hốt hoảng chạy ra cửa định qua bên hàng xóm kêu giúp đỡ, chiếc “Health Monitor” đập mạnh trên ngực Ông, chợt nhớ ra, vội vã bấm vào nút báo động đỏ, có tiếng chuông điện thoại reo, có lẽ từ văn phòng cấp cứu, nhưng ông chẳng trả lời. Chỉ vài phút sau đã nghe tiếng xe ambulance kêu ầm ĩ trước cửa nhà. Cậu cả con Ông và tôi cũng được văn phòng cấp cứu báo cho biết tai nạn khẩn cấp và được tường trình chi tiết diễn biến tai nạn sảy ra.
Buổi sáng hôm sau, tôi ghé nhà thương thăm Bà, thấy Ông đợi một mình ngoài cửa phòng bệnh nhân, tay run run cầm bình bông nhỏ xíu có một nụ hồng đỏ duy nhất trong đó. Ông đứng cô đơn, yên lặng, bất động như thằng bù nhìn ngòai cánh đồng đứng dọa nạt mấy con chim, đôi mắt xa xăm vô hồn, như đang tìm kiếm trong đống tro tàn dĩ vãng một hình bóng nào đó. Một ngày nào tôi rồi cũng sẽ như Ông.
Nhìn Ông tôi muốn khóc. Nếu có máy chụp hình, tôi sẽ chụp cảnh đó, gởi dự thi nhiếp ảnh thế giới, bảo đảm sẽ được giải nhất. Bức hình đó tôi chụp riêng trong bộ nhớ của tôi, và cất giữ rất kỹ, chả có con chuột nào gặm được. Người con lớn đứng nói chuyện với cô Y tá đàng xa. Bác sĩ còn đang xem xét tình trạng sức khỏe của Bà, một lúc sau cô Y tá ra dấu cho chúng tôi vào, Ông con trai tiếp BS, còn tôi dìu tay Ông. Ông lại gần trao cho Bà nụ Hồng và cúi xuống hôn lên trán Bà, rồi ngồi trong chiếc ghế bành đặt bên cạnh giường. Bà nhìn Ông âu yếm:
“Tôi không sao đâu Ông đừng lo lắng quá.”
Ông nắm tay Bà xiết nhẹ, Bà hôn lên nụ hồng rồi hỏi Ông:
“Có phải bông hồng này Ông cắt ở trước nhà mình không"”
Ông mỉm cười. Vẫn là nụ cười ngây thơ. Bà lại phân trần với tôi: ”Ông nhà tôi biết tôi mê bông hồng nên ở đâu Ông cũng trồng cho tôi một bụi hồng trước cửa nhà. Ngày ngày chăm sóc rất cẩn thận, cây nở bông xum xuê lắm cơ, mỗi sáng Ông đều cắt cho tôi một nụ, chưng trong cái bình nhỏ ấy đấy”.
Tôi ngộ ra một điều, con chuột có thể ăn hết những hạt gạo dĩ vãng, trong óc Ông, nhưng không ăn được những hạt gạo tình yêu của Ông, bởi vì tình yêu nằm trong trái tim, không nằm trong óc. Mỗi ngày Bà là người tình mới của Ông. Ông nâng niu chiều chuộng như thời mới lớn. Người tình hôm qua, hôm kia, Ông chẳng còn nhớ nữa.
“Tình chưa cũ bởi vì tình chưa mới” ... Thi sĩ Nguyên Sa bảo thế và tôi tin như thế.
Bà lại lên tiếng gọi Ông:
” Này anh Khải ơi, em Xuân cám ơn anh đã cứu mạng em nhé, em thương anh suốt đời”. Chẳng biết Ông có nghe Bà nói không, tôi chỉ thấy Ông mỉm cười, nụ cười tinh quái. Tôi phân vân, có thực là Ông điếc không" Có thực là Ông bị bệnh mất trí nhớ không" Hay Ông chỉ muốn làm “Người lãng quên đời!”
*
Anh Mẫn khẽ đập lên vai tôi:” Anh Ba, món cá nướng da dòn này ngon lắm, ăn đi, giống như cá thiệt vậy”. Tôi tìm thấy mình đang ngồi trong quán cơm chay do cô em khoản đãi.
Tôi đang muốn đóng vai “ Người lãng quên đời đây”, Cặp mắt Mẫn tò mò nhìn tôi, nụ cười hồn nhiên. Tôi yêu đời quá đi mất thôi, yêu em tôi, yêu vợ chồng Mẫn, yêu tất cả bạn bè của tôi ngồi chung quanh đây, yêu hết những người trong quán này, tôi yêu tất cả mọi người, ngày mai, có thể tôi không còn biết tôi là ai, họ là ai. Hãy yêu nhau ngay ngày hôm nay, ngày mai chắc gì đã đến, hôm qua chưa chắc gì còn nhớ!
Chiều thư Bảy, Tôi ghé lại Việt Báo, tòa soạn vắng vẻ, có lẽ ai nấy đang chuẩn bị cho buổi lễ ngày mai, nhưng may mắn gặp được Anh Trần Dạ Từ và chị Nhã Ca. Anh Chị đã đón tiếp tôi vui vẻ thân mật như một người quen đã lâu, tôi thật cảm động và cám ơn lắm.
Lúc sắp ra về thấy một vị Lão Trượng bước vào, anh Từ giới thiệu nhà báo lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, vừa từ San Jose về. Tôi đã đọc nhiều bài của Ông rải rác khắp nơi nên rất ngưỡng mộ, trông Ông thật khỏe mạnh, đẹp lão, tôi buột miệng “Chào Anh”, chợt nhớ ra Ông đã 90 tuổi, lớn tuổi hơn cả Bố tôi, tôi ái ngại trong lòng, sợ Ông quở nhóc con mà đòi trèo cao!
Tôi tự an ủi, chắc hổng sao, mấy cô cậu bạn trẻ của Bố vẫn gọi tôi và Bố là anh ráo cả. Người luôn luôn bắt cái đầu làm việc như Ông và Bố chắc chẳng bao giờ sợ bị “lãng quên đời” đâu nhỉ.
Rời Việt Báo, tôi bâng khuâng như cậu bé mới lớn bị “Coup De Foudre” , quyến luyến và ngượng ngập. Chiều Chủ Nhật, đi dự lễ phát giải thưởng, không ngờ tổ chức xôm tụ thế. Lại được nghe buổi nhạc thính phòng tuyệt diệu, được chiêm ngưỡng bao nhiêu tà áo dài thướt tha, quý phái cũng có, rực rỡ cũng có, thùy mỵ đoan trang cũng có. Nhiều người khen rồi, tôi có khen cũng bằng thừa.
Lễ lạc vừa xong, tôi vội “Chạy Show” đến nhà hàng Royal, bạn bè và gia đình em đang chờ, thế là mất một dịp làm quen với các tác giả gạo cội tôi hằng mến mộ của Việt Bút, nhiều lắm, không dám kể ra đây, đến mai cũng chưa hết, sợ làm phiền độc giả.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, bạn bè chúng tôi chia tay nhau chiều thứ ba, quyến luyến, ngậm ngùi, hẹn tái ngộ vào cuối tháng 10 tại New York để đi ngắm “mùa thu lá bay” tận biên giới Canada. Tôi và anh chị Mẫn cùng lên xe buýt vào phi trường LAX, ảnh chị xuống trước tại terminal 3, nhìn chị Mẫn đứng bên đường, một tay xách vali, một tay chùi nước mắt, tôi cũng không cầm lòng được. Thương yêu còn đó, đó là hình ảnh cuối cùng của cuộc họp mặt tôi mang theo về tận Houston. Hình ảnh đó, hình như tôi đã thấy ở đâu rồi, nghĩ mãi mới ra, có lẽ cũng sắp bị “lãng quên đời rồi chăng"”, Này, bạn cũng đã thấy rồi đó, cố nhớ xem ở đâu"
Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn