Nonregister
10-01-2010, 03:06 PM
KINH DOANH THÀNH CÔNG
ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn ? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn ?
Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹ giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.708)
LỜI BÀN:
Hàng Phật tử tại gia, ngoài việc tu học còn có một nhiệm vụ khác vô cùng quan trọng là lo kiếm sống. Không ít người trong hàng Phật tử kiếm sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh lương thiện. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng buôn bán thành công dù tận lực với công việc.
Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động như hiện nay, chỉ xét riêng về những người làm ăn chân chính, có nhiều người phất lên nhanh chóng nhưng cũng có không ít người ngậm đắng nuốt cay vì công việc trì trệ, thậm chí lỗ lã và dẫn đến tán gia bại sản.
Để lý giải cho thành công của mình, đa phần những doanh nhân đều cho rằng họ biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt được quy luật thị trường và có chút phần may mắn. Đối với những doanh nhân làm ăn thất bại thì tiết nuối tìm cơ hội khác, vì mình đâu kém ai nhưng sự đời vốn mưu sự tại người mà thành sự tại trời
Ít ai ngờ rằng, công việc kinh doanh của họ trong hiện tại thành công hay thất bại có liên hệ mật thiết với phuớc boá mà họ đã gieo trồng trong quá khứ. Chính điều này đã lý giải rõ ràng điều mà ngành kinh tế học không lý giải nổi, đó là cơ may thị trường.
Vì thế, người con Phật khi làm chơi mà ăn thiệt thì không vội tự mãn; khi làm thiệt mà ăn chơi thì chẳng nên chán nản, bi quan. Bởi trong kinh doanh, ngoài năng lực, nhạy bén, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội thì may mắn vẫn là yếu tố quan trọng, đôi khi mang tính quyết định. May mắn ấh, theo Phật giáo chính là phước báo của mỗi người.
Phước báo được tô bồi, vun đắp bời nhiều đời, là nhiều điều thiện. Ảnh hưởng mạnh nhất là sự tạo phước bằng cách trợ duyên cho người thành tựu giới đức có điều kiện tu tập. Do vậy, hãy xây dựng phước báo cho mình trong đời này và đời sau bằng cách phát nguyện hộ trì người tu hành và thực hiện đúng như những gì mình đã phát nguyện.
Quangduc.com
ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn ? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn ?
Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹ giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.708)
LỜI BÀN:
Hàng Phật tử tại gia, ngoài việc tu học còn có một nhiệm vụ khác vô cùng quan trọng là lo kiếm sống. Không ít người trong hàng Phật tử kiếm sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh lương thiện. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng buôn bán thành công dù tận lực với công việc.
Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động như hiện nay, chỉ xét riêng về những người làm ăn chân chính, có nhiều người phất lên nhanh chóng nhưng cũng có không ít người ngậm đắng nuốt cay vì công việc trì trệ, thậm chí lỗ lã và dẫn đến tán gia bại sản.
Để lý giải cho thành công của mình, đa phần những doanh nhân đều cho rằng họ biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt được quy luật thị trường và có chút phần may mắn. Đối với những doanh nhân làm ăn thất bại thì tiết nuối tìm cơ hội khác, vì mình đâu kém ai nhưng sự đời vốn mưu sự tại người mà thành sự tại trời
Ít ai ngờ rằng, công việc kinh doanh của họ trong hiện tại thành công hay thất bại có liên hệ mật thiết với phuớc boá mà họ đã gieo trồng trong quá khứ. Chính điều này đã lý giải rõ ràng điều mà ngành kinh tế học không lý giải nổi, đó là cơ may thị trường.
Vì thế, người con Phật khi làm chơi mà ăn thiệt thì không vội tự mãn; khi làm thiệt mà ăn chơi thì chẳng nên chán nản, bi quan. Bởi trong kinh doanh, ngoài năng lực, nhạy bén, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội thì may mắn vẫn là yếu tố quan trọng, đôi khi mang tính quyết định. May mắn ấh, theo Phật giáo chính là phước báo của mỗi người.
Phước báo được tô bồi, vun đắp bời nhiều đời, là nhiều điều thiện. Ảnh hưởng mạnh nhất là sự tạo phước bằng cách trợ duyên cho người thành tựu giới đức có điều kiện tu tập. Do vậy, hãy xây dựng phước báo cho mình trong đời này và đời sau bằng cách phát nguyện hộ trì người tu hành và thực hiện đúng như những gì mình đã phát nguyện.
Quangduc.com