giavui
10-27-2010, 03:16 AM
Người con gái ở dốc Cầu Kiệu
Tác giả: Phạm Văn Thuận
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1396557740_ma_2.jpg
Đã một năm trôi qua kể từ ngày gia đình Thanh dọn về ở khu "xóm vắng" vùng Đakao này. Gọi là "xóm vắng" vì ở cái xóm tân lập này chỉ đếm được hơn mười nóc gia và có khoảng hai mươi lăm nhân khẩu.
Vào những năm cuối thập niên bốn mươi và đầu thập niên năm mươi của thế kỷ hai mươi thì dân số thành phố Saigon-Gia Định chỉ vỏn vẹn khoảng trên dưới hai trăm năm chục ngàn người.
Gia đình Thanh chạy loạn chiến tranh giữa Việt Minh và quân đội Pháp từ miền Trung vào. Thật may mắn là ba của Thanh có người bạn đang là công chức ở Sở Bưu điện thành phố và, cũng đang ngụ không lâu ở cái "xóm vắng" này nên gia đình Thanh kiếm được một miếng đất nhỏ ở đây và dựng tạm một căn nhà bằng vật liệu nhẹ để phòng khi mưa nắng.
Thanh là con trai một nên ba má Thanh đã dành tất cả những gì có được đều cho một mình Thanh. Thanh đã hai mươi tuổi rồi và tuy rất thông minh nhưng việc học thì thường bị gián đoạn luôn vì chiến cuộc.
Nhìn cảnh gia đình luôn thiếu trước hụt sau, Thanh cũng muốn tìm một việc làm để phụ giúp cho kinh tế gia đình khá hơn và để mẹ Thanh không phải vất vả mỗi sáng với gánh xôi nặng trĩu trên vai đi dạo khắp phố phường.
Ba Thanh thì không muốn con trai mình phải lận đận và không có tương lai nên ông thường khuyên con phải cố gắng học hành cho thành đạt. Ông thường nói: "Học đến nơi đến chốn trước là ấm cho bản thân, sau là vợ con con được nhờ chứ lúc đó ba mẹ còn đâu để mà nhờ". Tuy nghe lời dạy của ba mẹ, nhưng Thanh cũng nhờ vài người bạn cùng trường tìm cho một công việc dạy kèm trẻ tại nhà.
Một ngày kia,Thanh được bạn bè giới thiệu một công việc như ý muốn là dạy kèm cho bốn em nhỏ. Ngày đầu tiên đi nói chuyện để nhận việc, Thanh không dấu nổi vẻ thất vọng khi được cho biết công việc dạy học được bắt đầu vào lúc 19h và chấm dứt lúc 22h30. Thất vọng là vì nơi mà Thanh mỗi tối phải đến ở tận ngã tư Phú Nhuận, cách nhà Thanh khoảng năm cây số hơn. Vùng đó hơi xa nhà mà lại quá vắng vẻ vì còn nhiều đồng ruộng.
Thời gian mà Thanh phải đi và về vào thời điểm đó thì không làm sao có phương tiện để di chuyển được. Thấy Thanh lo lắng, ba Thanh hỏi chuyện và khi biết nguyện vọng của con thì ông nói:
- Mỗi tối ba sẽ đưa con đi và đón con về bằng xe mobilette của ba. Ba cũng cần ra ngoài một chút vào buổi tối cho khỏe người. Khi nào gia đình mình khá một chút thì sẽ sắm cho con chiếc xe đạp.
Nghe ông nói vậy Thanh cũng ậm ừ cho qua chuyện vì Thanh biết là cả ngày ông làm trong Sở Bưu điện, tối về ông cũng muốn có những giây phút bên mẹ Thanh cho bà vui vì mẹ Thanh là một tiểu thư đài các khi quen ba Thanh. Cũng vì chiến tranh nên gia đình phải tạm thời gặp khó khăn.
Ngày đầu tiên nhận việc, Thanh rất vui vì bốn em mà Thanh dạy kèm đều rất ngoan. Bốn em này ở cùng một xóm và học cùng một trường công lập Võ Tánh trên đường Võ Di Nguỵ Các em rất yếu về môn toán và Việt văn. Một ngày nọ, ba của Thanh đến đón anh trễ. Thanh thả bộ ngang qua ngã tư Phú Nhuận thì Thanh để ý thấy có một xe thổ mộ, là loại xe ngựa chở khách rất thịnh hành vào thời điểm này và thường đậu ở ngã tư để đón khách.
Thấy Thanh, người xà ích vội ngồi thẳng dậy và mời:
- Cậu đi xe cậu ơi.
Thanh cám ơn người xà ích và nhân tiện cũng hỏi cho biết giá cả từ đây về nhà Thanh, và Thanh hứa sẽ đi vào một dịp khác.
Ba của Thanh đã đồng ý với đề nghị của Thanh là từ thứ hai đầu tuần tới, ông chỉ phải đưa Thanh bận đi mà thôi. Khi về thì Thanh sẽ về bằng xe thổ mộ. Thanh cho biết là tiền xe chỉ mất khoảng năm cắc (0,50 xu). Mỗi tháng Thanh dạy kèm từ thứ hai đến thứ sáu là năm ngày, như vậy mỗi tháng mất khoảng mười đồng tiền xẹ Tiền công kèm bốn em, mỗi em một tháng là mười lăm đồng, vị chi Thanh vẫn còn dư đến năm mươi đồng. Thấy con tính như vậy nên ba Thanh cũng tạm yên lòng. Sau một tháng dạy kèm cho bốn em. Lần đầu tiên trong đời, Thanh cầm trong tay số tiền lương mà Thanh kiếm được. Thanh đã yêu cầu mẹ từ nay không phải thức khuya dậy sớm với gánh xôi cực nhọc nữa. Thanh sẽ dựng cho mẹ một sạp báo ở đầu xóm "cho mẹ vui vì có công việc làm".
Kể từ tháng thứ hai, các em vì mến Thanh nên sau giờ học các em muốn Thanh ngồi lại để "kể đủ thứ chuyện gì mà thầy Thanh biết".
Từ đó, mỗi đêm Thanh ngồi nán lại với các em thêm một giờ.
Từ nơi dạy học, Thanh ra đến chỗ xe thổ mộ là mười một giờ bốn mươi phút đêm.
Người xà ích không lộ một vẻ gì nôn nóng và thái độ thì cũng vẫn bình thản như mọi hôm.
Đường sá vào những năm đó rất vắng vẻ. Hằng đêm, Thanh từ nơi dạy kèm đi ra đến xe thổ mộ, luôn luôn cũng chỉ có một mình Thanh chứ tuyệt nhiên không có một bóng người hay chiếc xe nào khác chạy trên đường. Nhà cửa ở khu ngã tư Phú Nhuận cũng rất ít oi và nhiều đồng ruộng. Nhà ở hai bên con đường Võ Di Nguy từ ngã tư Phú Nhuận lên đến Đakao thì im lìm then cài cửa đóng.
Cũng có đôi lúc Thanh rùng mình nghĩ vu vơ về những chuyện ma quái nhưng Thanh vội gạt đi những ý nghĩ đó. Thanh thường nhìn lén người xà ích, Thanh thấy ông ta thật bình thản nên cũng có phần yên tâm hơn và bớt suy nghĩ những điều không hay. Gọi người xà ích là ông chứ Thanh nghĩ tuổi của ông ta chỉ ngoài ba mươi.
Đêm nay cũng giống như mọi đêm. Thanh ngồi quay lưng lại với người xà ích để hai chân được thòng xuống cái bàn đạp dùng để cho khách bước lên xe. Nhìn cảnh vật hai bên đường đêm nay Thanh thấy sao nó tối tăm quá, mặc dầu nó cũng như mọi đêm qua.
Đèn không đủ soi sáng lắm ở hai bên đường... nhất là khoảng từ chợ Phú Nhuận lên đến cầu Kiệu. Thanh nghĩ quẩn là nếu chẳng may có một bọn cướp nào đó xông ra chận chiếc xe thổ mộ và bắt Thanh dẫn đi vào con hẻm nào đó thì cũng chẳng có ai dám đuổi theo. Cảnh sát cũng chưa chắc đã dám đuổi theo nói chi đến người dân thường.
Đang miên man suy nghĩ thì đột nhiên chiếc xe thổ mộ từ từ chạy chậm lại vì có người đứng đón xe.
Thanh quay đầu lại nhìn thì cũng vừa lúc người xà ích lên tiếng:
- Cô đi xe, cô ơi.
- Qua khỏi cầu Kiệu là bao nhiêu tiền hả chú?
- Dạ,mười xu cô ạ.
Thanh ngồi tránh qua một bên để người khách bước lên. Khách là một cô gái. Cô gái mặc áo dài nên cô ta cũng ngồi giống như Thanh đang ngồi để hai chân không phải bị gò cong lại như khi ngồi trong lòng xe.
Thanh là một thanh niên mới lớn và rất rụt rè trong giao thiệp, nhất là với phái nữ. Tuy đang là ban đêm và trời lạnh, nhưng Thanh cảm thấy mặt nóng bừng khi Thanh liếc mắt nhìn trộm người con gái và phát giác ra nàng rất đẹp.
Mùi thơm của da thịt nàng tỏa ra đã làm cho Thanh ngây ngất thêm và làm cho Thanh thêm rụt rè hơn. Người con gái thì từ khi lên xe chỉ cúi mặt xuống như tìm kiếm vật gì đó dưới lòng đường và, ôm sát chồng sách vào lòng như sợ nó bị ai đó giựt đi.
Thoảng chốc, người con gái mới ngước mặt lên một chút và rồi lại nhìn xuống mặt đường. Nàng tỏ ra e thẹn khi thỉnh thoảng đụng phải người Thanh vì chiếc xe thổ mộ bị gập ghềnh bởi mặt đường không được bằng phẳng lắm.
Xe vừa chạy lên giữa cầu thì người con gái quay lại nói với người xà ích:
- Ngừng ở ngay dốc đầu cầu bên kia nghe chú.
Sau khi trả tiền xong, người con gái xuống xe và thoăn thoắt bước xuống những bực thềm để đi vào xóm nhà gần đó mà Thanh nhìn theo thì không thấy một nhà nào có ánh đèn.
Hôm sau, cũng đúng tại địa điểm cũ, người con gái cũng ra đón xe và người xà ích cũng nói lời mời khách như ông đã từng mời Thanh và cô gái mà Thanh đã được nghe.
Hôm sau nữa là nhằm ngày thứ sáu, cuối tuần, người con gái đó cũng ra đón xe như hai hôm trước nên Thanh không biết người con gái đó ngày hôm sau và ngày sau nữa có ra đón xe không.
Thanh mong sao cho mau qua hết tuần để gặp lại người con gái đó. Cả ngày Thanh cứ thắc mắc về người con gái. Nàng làm gì và từ đâu ra đón xe vào cái giờ mà trên đường không một bóng người qua lại.
A, có lẽ người con gái đó cũng đi dạy kèm trẻ như Thanh chăng. Thanh để ý là nàng cũng ôm một chồng sách giống như Thanh vậy. Nàng không thể là... Thanh vội xua đuổi ý nghĩ kinh dị trong đầu và Thanh an tâm là nàng không phải là ma hiện ra để chọc ghẹo chàng.
Tối hôm thứ hai đầu tuần, bà chủ nhà mà Thanh đến dạy kèm cho biết là Thanh được về sớm hơn một giờ vì lũ trẻ mà Thanh dạy kèm được bà đưa đi đến nhà của người bạn bà chơi.
Thanh thả bộ ra ngã tư Phú Nhuận. Người xà ích và chiếc xe thổ mộ chưa đến. Thời gian còn lâu mới đến giờ Thanh ra về nên Thanh thả bộ dọc theo con đường Võ Duy Nguy để nhìn ngắm các cửa tiệm.
Bên cạnh trường công lập Võ Tánh là tòa nhà của Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Xa hơn chút nữa về bên trái là rạp hát xi nê Văn Cầm. Một rạp hát nhỏ mà phía sau rạp có một số nhà tranh và còn nhiều đồng ruộng. Phía trước rạp bên kia đường là một cái đình mà Thanh không biết tên. Phía trước cái đình có một cái phông tên nước mà giờ này thì không có ai đến lấy nước nữa. Đi thêm một quãng đường nữa là đến ngôi chợ Phú Nhuận. Giờ này thì dĩ nhiên là chợ cũng không còn nhóm họp buôn bán gì.
Từ ngôi chợ hướng dài đến chân cầu Kiệu là một dãy nhà lá, nhà tôn lẫn lộn và không có căn nào có tầng lầu. Phía sau những căn nhà đó cũng là những thửa ruộng còn lênh láng nước. Bất chợt Thanh nhìn về phía xa xa nơi ba ngày qua có người con gái cũng hằng đêm cùng Thanh trên chiếc xe thổ mộ. Nơi đó hiện có vài căn nhà có đốt đèn. Thanh đoán người con gái có lẽ giờ này đang ngồi một trong những căn nhà đó.
Thanh nhìn đồng hồ và vội bước nhanh về khu ngã tư Phú Nhuận. Đến nơi Thanh thấy chiếc xe thổ mộ đã đậu sẵn tự bao giờ. Người xà ích có lẽ quá mệt cho một ngày lao động nên đã nằm ngả lưng ra sàn xe. Thanh không muốn làm mất giấc ngủ mệt nhọc của người xà ích, nhưng Thanh phải giả bộ tằng hắng để người xà ích biết là Thanh đã đến vì Thanh cảm thấy lo nếu để người con gái đứng chờ xe trong một quãng đường quá vắng vẻ.
Đêm nay, với bao sự mong đợi được gặp lại người con gái cùng đi trên chiếc xe với Thanh trong mấy đêm qua thì, chiếc xe thổ mộ vẫn bình thản chạy qua nơi có người con gái đứng đón xe hằng đêm.
Thanh cảm thấy một nỗi buồn man mác xâm chiếm vào tâm hồn chàng. Thanh nhìn liếc người xà ích, ông vẫn bình thản cầm cương như không để ý gì đến việc vắng bóng một người khách đêm nay.
Đã một tuần lễ trôi qua. Ba mẹ Thanh không thể không lo lắng khi thấy con trai mình có vẻ bồn chồn lo lắng một điều gì.
Các em nhỏ mà Thanh dạy kèm cũng "không thấy thích thú những câu chuyện mà thầy Thanh kể nữa". Những câu chuyện không đầu không đuôi và thường kết thúc bằng một câu:
- Ngày mai thầy kể tiếp.
Tối hôm nay khi Thanh vừa ra đến chiếc xe thổ mộ thì trời cũng vừa bắt đầu lâm râm mưa. Một cơn mưa nhẹ đầu mùa. Thanh bước uể oải lên xe và chàng ngồi co chân trong lòng xẹ Thanh không muốn đôi giầy mà chàng đang mang bị ướt.
- Cô đi xe, cô ơi!
Thanh như bị điện giựt, chàng ngồi thẳng dậy và ngoái cổ lại nhìn vì chàng biết chắc người xà ích mời người khách mà Thanh đang mong đợi. Người con gái bước lên xe. Nàng hơi lúng túng vì không biết phải ngồi làm sao thì Thanh đã lẹ làng ngồi tránh ra phía ngoài.
Khi người xà ích chuẩn bị cho xe chạy thì cô gái lên tiếng:
- Cả tuần nay bị cảm mà bây giờ lại gặp mưa nữa...thật là xui xẻo quá!
Thanh quay lại nhìn người con gái vì Thanh không biết là nàng nói chuyện với Thanh hay với người xà ích. Người con gái đang hướng mặt về phía trước và, hình như nàng nói câu đó mà không chủ đích nói với ai. Thấy đây là cơ hội mà Thanh đã ấp ủ trong lòng cả tuần qua, và đã... hứa với lòng là Thanh sẽ mạnh dạn để được làm quen với người mà Thanh rất mong nhớ.
Hít một hơi cho đầy lồng phổi, Thanh nói:
- Cô nên có một cái áo mưa.
Nói xong câu đó, Thanh thấy mình quả là không có duyên ăn nói. Chính Thanh cũng không ngờ là có một cơn mưa bất chợt như đêm nay để đem theo áo mưa thì làm sao cô gái biết trước được để mang theo cái áo mưa. Nhưng cô gái đã nở một nụ cười với Thanh và nói:
- Em... cũng không ngờ là hôm nay lại mưa.
Thanh nhìn cô gái mà trong lòng thật xao xuyến. Nàng có một nụ cười quá xinh đẹp, với một hàm răng thật trắng và thật đều đặn.
Thanh muốn nói thêm một câu gì đó mà Thanh không làm sao mở miệng được. Hai tay Thanh thì cứ hết chắp vào nhau lại xoa xoa như là đang bị lạnh lắm.
Sự im lặng thật dài. Chỉ có tiếng vó ngựa là gõ đều đều trên mặt đường.
Phút chốc mà chiếc xe thổ mộ đã lên đỉnh cầu và đang đổ dốc. Người xà ích đang ghìm cương để chiếc xe từ từ dừng lại. Tự nhiên Thanh buột miệng:
- Cô hãy đi mau về nhà để kẻo ướt. Tôi xin được trả tiền xe đêm nay cho cô.
Một lần nữa, cô gái nhìn Thanh nở một nụ cười thật tươi và lí nhí câu cám ơn rồi bước lẹ xuống những bực thềm dẫn vào khu nhà phía xa.
Có lẽ người xà ích đã nghe câu nói của Thanh với cô gái nên khi cô ta vừa xuống xe là người xà ích vẫy vẫy cái dây cương để cho con ngựa biết là nó phải tiếp tục cuộc hành trình.
Ba mẹ Thanh đang ngồi chờ đón Thanh. Hai ông bà ngạc nhiên thấy Thanh bước vào nhà và vừa đi vừa huýt sáo một bài hát vui nhộn. Ba mẹ Thanh nhìn nhau và trên gương mặt của hai người cũng thật rạng rỡ như cũng đang có những niềm vui với nhau.
- Thưa cô, tôi xin phép được...
Tác giả: Phạm Văn Thuận
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1396557740_ma_2.jpg
Đã một năm trôi qua kể từ ngày gia đình Thanh dọn về ở khu "xóm vắng" vùng Đakao này. Gọi là "xóm vắng" vì ở cái xóm tân lập này chỉ đếm được hơn mười nóc gia và có khoảng hai mươi lăm nhân khẩu.
Vào những năm cuối thập niên bốn mươi và đầu thập niên năm mươi của thế kỷ hai mươi thì dân số thành phố Saigon-Gia Định chỉ vỏn vẹn khoảng trên dưới hai trăm năm chục ngàn người.
Gia đình Thanh chạy loạn chiến tranh giữa Việt Minh và quân đội Pháp từ miền Trung vào. Thật may mắn là ba của Thanh có người bạn đang là công chức ở Sở Bưu điện thành phố và, cũng đang ngụ không lâu ở cái "xóm vắng" này nên gia đình Thanh kiếm được một miếng đất nhỏ ở đây và dựng tạm một căn nhà bằng vật liệu nhẹ để phòng khi mưa nắng.
Thanh là con trai một nên ba má Thanh đã dành tất cả những gì có được đều cho một mình Thanh. Thanh đã hai mươi tuổi rồi và tuy rất thông minh nhưng việc học thì thường bị gián đoạn luôn vì chiến cuộc.
Nhìn cảnh gia đình luôn thiếu trước hụt sau, Thanh cũng muốn tìm một việc làm để phụ giúp cho kinh tế gia đình khá hơn và để mẹ Thanh không phải vất vả mỗi sáng với gánh xôi nặng trĩu trên vai đi dạo khắp phố phường.
Ba Thanh thì không muốn con trai mình phải lận đận và không có tương lai nên ông thường khuyên con phải cố gắng học hành cho thành đạt. Ông thường nói: "Học đến nơi đến chốn trước là ấm cho bản thân, sau là vợ con con được nhờ chứ lúc đó ba mẹ còn đâu để mà nhờ". Tuy nghe lời dạy của ba mẹ, nhưng Thanh cũng nhờ vài người bạn cùng trường tìm cho một công việc dạy kèm trẻ tại nhà.
Một ngày kia,Thanh được bạn bè giới thiệu một công việc như ý muốn là dạy kèm cho bốn em nhỏ. Ngày đầu tiên đi nói chuyện để nhận việc, Thanh không dấu nổi vẻ thất vọng khi được cho biết công việc dạy học được bắt đầu vào lúc 19h và chấm dứt lúc 22h30. Thất vọng là vì nơi mà Thanh mỗi tối phải đến ở tận ngã tư Phú Nhuận, cách nhà Thanh khoảng năm cây số hơn. Vùng đó hơi xa nhà mà lại quá vắng vẻ vì còn nhiều đồng ruộng.
Thời gian mà Thanh phải đi và về vào thời điểm đó thì không làm sao có phương tiện để di chuyển được. Thấy Thanh lo lắng, ba Thanh hỏi chuyện và khi biết nguyện vọng của con thì ông nói:
- Mỗi tối ba sẽ đưa con đi và đón con về bằng xe mobilette của ba. Ba cũng cần ra ngoài một chút vào buổi tối cho khỏe người. Khi nào gia đình mình khá một chút thì sẽ sắm cho con chiếc xe đạp.
Nghe ông nói vậy Thanh cũng ậm ừ cho qua chuyện vì Thanh biết là cả ngày ông làm trong Sở Bưu điện, tối về ông cũng muốn có những giây phút bên mẹ Thanh cho bà vui vì mẹ Thanh là một tiểu thư đài các khi quen ba Thanh. Cũng vì chiến tranh nên gia đình phải tạm thời gặp khó khăn.
Ngày đầu tiên nhận việc, Thanh rất vui vì bốn em mà Thanh dạy kèm đều rất ngoan. Bốn em này ở cùng một xóm và học cùng một trường công lập Võ Tánh trên đường Võ Di Nguỵ Các em rất yếu về môn toán và Việt văn. Một ngày nọ, ba của Thanh đến đón anh trễ. Thanh thả bộ ngang qua ngã tư Phú Nhuận thì Thanh để ý thấy có một xe thổ mộ, là loại xe ngựa chở khách rất thịnh hành vào thời điểm này và thường đậu ở ngã tư để đón khách.
Thấy Thanh, người xà ích vội ngồi thẳng dậy và mời:
- Cậu đi xe cậu ơi.
Thanh cám ơn người xà ích và nhân tiện cũng hỏi cho biết giá cả từ đây về nhà Thanh, và Thanh hứa sẽ đi vào một dịp khác.
Ba của Thanh đã đồng ý với đề nghị của Thanh là từ thứ hai đầu tuần tới, ông chỉ phải đưa Thanh bận đi mà thôi. Khi về thì Thanh sẽ về bằng xe thổ mộ. Thanh cho biết là tiền xe chỉ mất khoảng năm cắc (0,50 xu). Mỗi tháng Thanh dạy kèm từ thứ hai đến thứ sáu là năm ngày, như vậy mỗi tháng mất khoảng mười đồng tiền xẹ Tiền công kèm bốn em, mỗi em một tháng là mười lăm đồng, vị chi Thanh vẫn còn dư đến năm mươi đồng. Thấy con tính như vậy nên ba Thanh cũng tạm yên lòng. Sau một tháng dạy kèm cho bốn em. Lần đầu tiên trong đời, Thanh cầm trong tay số tiền lương mà Thanh kiếm được. Thanh đã yêu cầu mẹ từ nay không phải thức khuya dậy sớm với gánh xôi cực nhọc nữa. Thanh sẽ dựng cho mẹ một sạp báo ở đầu xóm "cho mẹ vui vì có công việc làm".
Kể từ tháng thứ hai, các em vì mến Thanh nên sau giờ học các em muốn Thanh ngồi lại để "kể đủ thứ chuyện gì mà thầy Thanh biết".
Từ đó, mỗi đêm Thanh ngồi nán lại với các em thêm một giờ.
Từ nơi dạy học, Thanh ra đến chỗ xe thổ mộ là mười một giờ bốn mươi phút đêm.
Người xà ích không lộ một vẻ gì nôn nóng và thái độ thì cũng vẫn bình thản như mọi hôm.
Đường sá vào những năm đó rất vắng vẻ. Hằng đêm, Thanh từ nơi dạy kèm đi ra đến xe thổ mộ, luôn luôn cũng chỉ có một mình Thanh chứ tuyệt nhiên không có một bóng người hay chiếc xe nào khác chạy trên đường. Nhà cửa ở khu ngã tư Phú Nhuận cũng rất ít oi và nhiều đồng ruộng. Nhà ở hai bên con đường Võ Di Nguy từ ngã tư Phú Nhuận lên đến Đakao thì im lìm then cài cửa đóng.
Cũng có đôi lúc Thanh rùng mình nghĩ vu vơ về những chuyện ma quái nhưng Thanh vội gạt đi những ý nghĩ đó. Thanh thường nhìn lén người xà ích, Thanh thấy ông ta thật bình thản nên cũng có phần yên tâm hơn và bớt suy nghĩ những điều không hay. Gọi người xà ích là ông chứ Thanh nghĩ tuổi của ông ta chỉ ngoài ba mươi.
Đêm nay cũng giống như mọi đêm. Thanh ngồi quay lưng lại với người xà ích để hai chân được thòng xuống cái bàn đạp dùng để cho khách bước lên xe. Nhìn cảnh vật hai bên đường đêm nay Thanh thấy sao nó tối tăm quá, mặc dầu nó cũng như mọi đêm qua.
Đèn không đủ soi sáng lắm ở hai bên đường... nhất là khoảng từ chợ Phú Nhuận lên đến cầu Kiệu. Thanh nghĩ quẩn là nếu chẳng may có một bọn cướp nào đó xông ra chận chiếc xe thổ mộ và bắt Thanh dẫn đi vào con hẻm nào đó thì cũng chẳng có ai dám đuổi theo. Cảnh sát cũng chưa chắc đã dám đuổi theo nói chi đến người dân thường.
Đang miên man suy nghĩ thì đột nhiên chiếc xe thổ mộ từ từ chạy chậm lại vì có người đứng đón xe.
Thanh quay đầu lại nhìn thì cũng vừa lúc người xà ích lên tiếng:
- Cô đi xe, cô ơi.
- Qua khỏi cầu Kiệu là bao nhiêu tiền hả chú?
- Dạ,mười xu cô ạ.
Thanh ngồi tránh qua một bên để người khách bước lên. Khách là một cô gái. Cô gái mặc áo dài nên cô ta cũng ngồi giống như Thanh đang ngồi để hai chân không phải bị gò cong lại như khi ngồi trong lòng xe.
Thanh là một thanh niên mới lớn và rất rụt rè trong giao thiệp, nhất là với phái nữ. Tuy đang là ban đêm và trời lạnh, nhưng Thanh cảm thấy mặt nóng bừng khi Thanh liếc mắt nhìn trộm người con gái và phát giác ra nàng rất đẹp.
Mùi thơm của da thịt nàng tỏa ra đã làm cho Thanh ngây ngất thêm và làm cho Thanh thêm rụt rè hơn. Người con gái thì từ khi lên xe chỉ cúi mặt xuống như tìm kiếm vật gì đó dưới lòng đường và, ôm sát chồng sách vào lòng như sợ nó bị ai đó giựt đi.
Thoảng chốc, người con gái mới ngước mặt lên một chút và rồi lại nhìn xuống mặt đường. Nàng tỏ ra e thẹn khi thỉnh thoảng đụng phải người Thanh vì chiếc xe thổ mộ bị gập ghềnh bởi mặt đường không được bằng phẳng lắm.
Xe vừa chạy lên giữa cầu thì người con gái quay lại nói với người xà ích:
- Ngừng ở ngay dốc đầu cầu bên kia nghe chú.
Sau khi trả tiền xong, người con gái xuống xe và thoăn thoắt bước xuống những bực thềm để đi vào xóm nhà gần đó mà Thanh nhìn theo thì không thấy một nhà nào có ánh đèn.
Hôm sau, cũng đúng tại địa điểm cũ, người con gái cũng ra đón xe và người xà ích cũng nói lời mời khách như ông đã từng mời Thanh và cô gái mà Thanh đã được nghe.
Hôm sau nữa là nhằm ngày thứ sáu, cuối tuần, người con gái đó cũng ra đón xe như hai hôm trước nên Thanh không biết người con gái đó ngày hôm sau và ngày sau nữa có ra đón xe không.
Thanh mong sao cho mau qua hết tuần để gặp lại người con gái đó. Cả ngày Thanh cứ thắc mắc về người con gái. Nàng làm gì và từ đâu ra đón xe vào cái giờ mà trên đường không một bóng người qua lại.
A, có lẽ người con gái đó cũng đi dạy kèm trẻ như Thanh chăng. Thanh để ý là nàng cũng ôm một chồng sách giống như Thanh vậy. Nàng không thể là... Thanh vội xua đuổi ý nghĩ kinh dị trong đầu và Thanh an tâm là nàng không phải là ma hiện ra để chọc ghẹo chàng.
Tối hôm thứ hai đầu tuần, bà chủ nhà mà Thanh đến dạy kèm cho biết là Thanh được về sớm hơn một giờ vì lũ trẻ mà Thanh dạy kèm được bà đưa đi đến nhà của người bạn bà chơi.
Thanh thả bộ ra ngã tư Phú Nhuận. Người xà ích và chiếc xe thổ mộ chưa đến. Thời gian còn lâu mới đến giờ Thanh ra về nên Thanh thả bộ dọc theo con đường Võ Duy Nguy để nhìn ngắm các cửa tiệm.
Bên cạnh trường công lập Võ Tánh là tòa nhà của Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Xa hơn chút nữa về bên trái là rạp hát xi nê Văn Cầm. Một rạp hát nhỏ mà phía sau rạp có một số nhà tranh và còn nhiều đồng ruộng. Phía trước rạp bên kia đường là một cái đình mà Thanh không biết tên. Phía trước cái đình có một cái phông tên nước mà giờ này thì không có ai đến lấy nước nữa. Đi thêm một quãng đường nữa là đến ngôi chợ Phú Nhuận. Giờ này thì dĩ nhiên là chợ cũng không còn nhóm họp buôn bán gì.
Từ ngôi chợ hướng dài đến chân cầu Kiệu là một dãy nhà lá, nhà tôn lẫn lộn và không có căn nào có tầng lầu. Phía sau những căn nhà đó cũng là những thửa ruộng còn lênh láng nước. Bất chợt Thanh nhìn về phía xa xa nơi ba ngày qua có người con gái cũng hằng đêm cùng Thanh trên chiếc xe thổ mộ. Nơi đó hiện có vài căn nhà có đốt đèn. Thanh đoán người con gái có lẽ giờ này đang ngồi một trong những căn nhà đó.
Thanh nhìn đồng hồ và vội bước nhanh về khu ngã tư Phú Nhuận. Đến nơi Thanh thấy chiếc xe thổ mộ đã đậu sẵn tự bao giờ. Người xà ích có lẽ quá mệt cho một ngày lao động nên đã nằm ngả lưng ra sàn xe. Thanh không muốn làm mất giấc ngủ mệt nhọc của người xà ích, nhưng Thanh phải giả bộ tằng hắng để người xà ích biết là Thanh đã đến vì Thanh cảm thấy lo nếu để người con gái đứng chờ xe trong một quãng đường quá vắng vẻ.
Đêm nay, với bao sự mong đợi được gặp lại người con gái cùng đi trên chiếc xe với Thanh trong mấy đêm qua thì, chiếc xe thổ mộ vẫn bình thản chạy qua nơi có người con gái đứng đón xe hằng đêm.
Thanh cảm thấy một nỗi buồn man mác xâm chiếm vào tâm hồn chàng. Thanh nhìn liếc người xà ích, ông vẫn bình thản cầm cương như không để ý gì đến việc vắng bóng một người khách đêm nay.
Đã một tuần lễ trôi qua. Ba mẹ Thanh không thể không lo lắng khi thấy con trai mình có vẻ bồn chồn lo lắng một điều gì.
Các em nhỏ mà Thanh dạy kèm cũng "không thấy thích thú những câu chuyện mà thầy Thanh kể nữa". Những câu chuyện không đầu không đuôi và thường kết thúc bằng một câu:
- Ngày mai thầy kể tiếp.
Tối hôm nay khi Thanh vừa ra đến chiếc xe thổ mộ thì trời cũng vừa bắt đầu lâm râm mưa. Một cơn mưa nhẹ đầu mùa. Thanh bước uể oải lên xe và chàng ngồi co chân trong lòng xẹ Thanh không muốn đôi giầy mà chàng đang mang bị ướt.
- Cô đi xe, cô ơi!
Thanh như bị điện giựt, chàng ngồi thẳng dậy và ngoái cổ lại nhìn vì chàng biết chắc người xà ích mời người khách mà Thanh đang mong đợi. Người con gái bước lên xe. Nàng hơi lúng túng vì không biết phải ngồi làm sao thì Thanh đã lẹ làng ngồi tránh ra phía ngoài.
Khi người xà ích chuẩn bị cho xe chạy thì cô gái lên tiếng:
- Cả tuần nay bị cảm mà bây giờ lại gặp mưa nữa...thật là xui xẻo quá!
Thanh quay lại nhìn người con gái vì Thanh không biết là nàng nói chuyện với Thanh hay với người xà ích. Người con gái đang hướng mặt về phía trước và, hình như nàng nói câu đó mà không chủ đích nói với ai. Thấy đây là cơ hội mà Thanh đã ấp ủ trong lòng cả tuần qua, và đã... hứa với lòng là Thanh sẽ mạnh dạn để được làm quen với người mà Thanh rất mong nhớ.
Hít một hơi cho đầy lồng phổi, Thanh nói:
- Cô nên có một cái áo mưa.
Nói xong câu đó, Thanh thấy mình quả là không có duyên ăn nói. Chính Thanh cũng không ngờ là có một cơn mưa bất chợt như đêm nay để đem theo áo mưa thì làm sao cô gái biết trước được để mang theo cái áo mưa. Nhưng cô gái đã nở một nụ cười với Thanh và nói:
- Em... cũng không ngờ là hôm nay lại mưa.
Thanh nhìn cô gái mà trong lòng thật xao xuyến. Nàng có một nụ cười quá xinh đẹp, với một hàm răng thật trắng và thật đều đặn.
Thanh muốn nói thêm một câu gì đó mà Thanh không làm sao mở miệng được. Hai tay Thanh thì cứ hết chắp vào nhau lại xoa xoa như là đang bị lạnh lắm.
Sự im lặng thật dài. Chỉ có tiếng vó ngựa là gõ đều đều trên mặt đường.
Phút chốc mà chiếc xe thổ mộ đã lên đỉnh cầu và đang đổ dốc. Người xà ích đang ghìm cương để chiếc xe từ từ dừng lại. Tự nhiên Thanh buột miệng:
- Cô hãy đi mau về nhà để kẻo ướt. Tôi xin được trả tiền xe đêm nay cho cô.
Một lần nữa, cô gái nhìn Thanh nở một nụ cười thật tươi và lí nhí câu cám ơn rồi bước lẹ xuống những bực thềm dẫn vào khu nhà phía xa.
Có lẽ người xà ích đã nghe câu nói của Thanh với cô gái nên khi cô ta vừa xuống xe là người xà ích vẫy vẫy cái dây cương để cho con ngựa biết là nó phải tiếp tục cuộc hành trình.
Ba mẹ Thanh đang ngồi chờ đón Thanh. Hai ông bà ngạc nhiên thấy Thanh bước vào nhà và vừa đi vừa huýt sáo một bài hát vui nhộn. Ba mẹ Thanh nhìn nhau và trên gương mặt của hai người cũng thật rạng rỡ như cũng đang có những niềm vui với nhau.
- Thưa cô, tôi xin phép được...