giavui
10-26-2010, 02:26 AM
Nữ Chúa cụt đầu trên sàn rạp hát Hòa Khánh
Gã Kéo Màn
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1396558604_2qtqv3m3237nvnvntntn3n31n343tq83a3q3m32 37nvn.jpg
Chương 1
Hắn cũng chẳng hiểu duyên cớ nào mà hắn tự nhiên lại gia nhập vào các đoàn cải lương chuyên đi lưu diễn xa và cũng chẳng nhớ là gã đã gia nhập từ bao giờ. Thế nhưng lẩm rẩm tính sơ sơ thời gian hắn đã sống lây lất lang thang theo các đoàn hát thì cũng khoảng trên mười năm chứ không ít.
Hồi đó hắn còn nhỏ lắm, khoảng 13 hay 14 gì đó, gia đình hắn không có, cha hắn là lính Địa phương quân đóng đồn, trong một lần đụng độ đã tử trận, má hắn bỏ hắn ở lại đồn và lặng lẽ ra đi. Suốt thời gian tuổi nhỏ của hắn, hắn chẳng biết trường học là gì, tối ngày lo ẵm em cho người ta, lo nấu cơm, lo lượm củi và làm công việc lặt vặt trong nhà người. Hắn còn nhớ hồi hắn ở đợ nhà hạ sĩ Hóa ở quận Tiểu Cấn tỉnh Vĩnh Bình, vì là lính tráng nên hạ sĩ Hóa ở trại gia binh. Trong trại gia binh nhà hạ sĩ Hóa ở gần nhà của ông thượng sĩ Bảy. Ông này là thượng sĩ thường vụ nên quyền hành lắm và cũng có vẻ giàu có nhất khu gia binh này. Thường ngày vào những buổi tối thượng sĩ Bảy hay mở máy ra-dô vặn cải lương thật lớn cho cả xóm nghe, máy của thượng sĩ Bảy mở oang oang, con nít người lớn xúm lại nghe say mê, tạo cho không khí về đêm khu gia binh vui vẻ khác thường. Các giọng hát Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Thành Được, Minh Chí, Việt Hùng... và giòng nhạc cải lương, đã đi vào máu của hắn sâu đậm hồi nào không hay, máy thu thanh chỉ cất lên một hai câu là hắn đã biết ai hát và hát bài gì. Thường thường khi máy mở lên là hắn lẩm bẩm hát theo, hát thật say mê, hát như nỗi niềm tâm sự của hắn vậy. Hôm nào thựợng sĩ Bảy đi hành quân hoặc sỉn không mở máy là hắn buồn vô cùng, buồn như người thất tình vậy.
Một hôm hắn ẵm em ra chợ tìm vợ Hạ sĩ Tân để lấy gạo về nấu cơm thì nghe người ta bàn tán rộn ràng thệt nhiều về một đoàn cải lương thật bảnh sắp về hát ở Miễu Bà đầu quận, nghe đâu đoàn này cô đào Út Bạch Lan và kép Thành Được hay Tấn Tài gì đó. Mới nghe bàn tán thôi mà hắn đã thấy máu trong mình như muốn chảy mạnh, đã thấy lâng lâng như mình đang được xem trình diễn vậy. Thế là suốt cả tuần đó hắn cứ ngóng hoài, ngày nào cũng kiếm chuyện để đi ngang qua Miếu Bà xem đoàn về chưa.
Đúng một tuần sau thì đoàn hát về thật, xe đoàn hát vừa thấp thoáng đầu quận là cả quận đã rộn hết lên rồi. Người ta túa ra đường xem đoàn hát đến, con nít, người lớn nhìn những phông màn, mũ mãng, đao kiếm, trống đờn của đoàn hát mà say mê, riêng hắn thì không còn biết gì nữa, tối ngày cứ quanh quanh chỗ đoàn hát để nhìn ngắm và tìm cách làm quen với mọi người trong đoàn. Từ anh kéo màn cho tới anh gác cửa, chị bán vé, đối với hắn lúc đó ai cũng đều có một sức thu hút lạ thường.
Tối hôm trình diễn đầu tiên của đoàn, khi sân đã mở màn, khán giả đã vào gần hết hẳn, hắn được anh gác cửa nháy mắt mở cửa cho vào. Trước khi cho vào anh còn dặn: “Vào coi đừng có chạy tới chạy lui nghe mậy, lộn xộn mai tao không cho coi nữa đó nghe...” Hắn đã nghe lời dặn của anh như một chỉ thị, bèn tìm một cây cột đình dựa lưng vào và xem suốt buổi. Hôm đó đoàn diễn vở tuồng “Đời Cô Lựu” , Út Bạch Lan đã thủ vai cô Lựu thật xuất thần làm bà con khóc muốn hết nước mắt, riêng hắn, hắn đã nhiều lúc tức giận bà mẹ chồng, và hình như có đôi lúc hắn đã thét lên chửi rủa bả um sùm.
Sau hôm đó, đoàn ở lại quận diễn thêm năm đêm nữa, hôm thì tuồng “Khi hoa anh đào nở”, hôm thì “Lỡ bước sang ngang”, hôm thì “Thuyền ra cửa bể”... đêm nào cũng vậy hắn đều được anh gác cửa cho vào xem chùa. Bọn con nít thấy hắn đêm nào cũng được xem hát cả, chúng phục quá chừng, nhiều đứa sáng ra bắt hắn kể lại tuồng đêm qua cho chúng nghe... Những ngày có đoàn hát ở quận có thể nói là những ngày thần tiên nhất của hắn, các đào kép, ông bầu bà bầu ai cũng biết mặt hắn cả, họ thường nhờ hắn chuyện này chuyện kia, sai hắn chạy ra chợ, đi vào xóm mua này nọ, có nhiều anh trong đoàn còn bắt hắn đi đem thơ cho đào nữa... Nói tóm lại, khoảng thời gian đó hắn rất được sự tin tưởng của mọi người trong đoàn hát.
Ngày đoàn hát dọn gánh đi qua địa điểm khác, anh gác cửa đã gọi lại nói nhỏ: “Thằng Ba mày có muốn đi theo đoàn hát không? Tao thấy mày coi bộ được đó... “
Và từ đó hắn đã lên đường theo đoàn hát ra đi, đi một cách say mê như người ta lên đường đi theo tiếng gọi của non sông vậy.
Con đường dài gập ghềnh khoảng gần cả trăm cây số từ quận Tiểu Cần Vĩnh Bình đi qua Bãi Sào Sóc Trăng, ngồi trên xe tải chở phông màn hắn đã mải mê say ngắm cảnh vật hai bên đường, cái gì đối với hắn cũng lạ cả, cũng thích cả. Lúc qua phà Cần Thơ, hắn đã xuống xe theo anh Năm gác cửa vào quán, anh Năm cho hắn ngồi chung bàn với mọi người rồi cho hắn uống nước dừa và ăn cơm. Đây có thể nói là bữa cơm ngon nhất trong đời nó, có canh chua, có cá kho tộ, có thịt quay. Mấy người trong đoàn ăn chung bàn đã nhìn hắn ăn uống cật lực mà cười thích thú. Anh Chín đèn (chuyên viên ánh sáng của đoàn) đã nói với nó: “Thằng Đại, mày muốn làm đệ tử tao không? Tối nay mày theo tao làm đèn sân c, mày chịu không?” Hắn dạ lia lịa và từ đó hắn là đệ tử Chín đèn.
Trong câu chuyện tại bàn cơm, hắn nghe mấy người này bàn tính thật nhiều về rạp sắp tới trình diễn. Anh Năm gác cửa nói: “Thằng cha quản lý Bình của mình thật kỳ, bộ hết rạp hay sao mà nhè đem đoàn về hát rạp Hòa Khánh. Mẹ, rạp gì mà ma không à, hồi tui đi đoàn Hương Mùa Thu... hát ở đó 2 đêm là sợ quá phải dọn gánh liền...” Anh Chín đèn nói: “Rạp Hòa Khánh ma thiệt nhưng đông khán giả, tại cha bầu của HMT không biết cúng kiếng đàng hoàng mới bị phá, chớ còn mình, mình phải nói ông bà bầu lo đàng hoàng thì đâu có sao”. Anh Ba bán vé nói: “Về đó là anh Năm gác cửa phải lo cho tụi nó mua hoa trái cúng cô Chín đàng hoàng và nhất là đừng cho mấy thằng công nhân trong đoàn đem gái vô sân khấu ngủ nghe anh Năm.”
Bàn tán chuyện vãn một hồi là cả đám lên xe trực chỉ Bãi Sào Sóc Trăng. Ruộng lúa vùng Hậu Giang đang trong mùa trổ đòng đòng nên có một màu xanh mướt...
Rạp Hòa Khánh, Bãi Sào - Sóc Trăng
Ròng rã gần nửa ngày thì đoàn xe bắt đầu đến thị xã Sóc Trăng, khi xe chạy qua thị xã vì đường phố quá chật hẹp, và người qua lại đông đảo nên đã phải chạy thật chậm. Qua khỏi chiếc cầu sắt, xe từ từ chạy qua khỏi rạp Hòa An, bà con ở hai bên đường nhất là trẻ con bu lại đoàn xe hỏi ríu rít: “Ủa sao xe chạy đi đâu vậy?! Bộ không hát ở đây sao?” Mấy chị bán xe nước mía, bán mía ghim trước rạp nói với theo: “Trời đất ơi! Rạp Hòa An mà chê à! Đi đâu tuốt ở trong đó vậy? Đừng nghe mấy cha, rạp Hòa Khánh ma không đó...”
Đoàn xe tiến dần ra khỏi thị xã, qua một cánh đồng ruộng, từ đó nhìn xa xa đã thấy những hàng dừa, hàng cau xanh mướt của Bãi Sào. Đường nhựa loang lổ gập ghềnh làm chiếc xe chở phông màn già nua kẽo kẹt đong đưa khiến thằng Ba và những anh công nhân của đoàn ngồi trên đó cá cảm tưởng mình đang ngồi trên võng vậy.
Qua khỏi đoạn đường gập ghềnh, đoàn xe tiến vào thị trấn Bãi Sào. Bà con ở hai bên phố vẫy tay, chào đón, mừng rỡ trước sự xuất hiện của đoàn hát, đám con nít chạy lăng xăng níu theo xe cười nói hỏi han um xùm.
Xe đi về phía bờ sông rồi ngừng lại trước cửa rạp Hòa Khánh. Đây là một rạp hát được xây cất thật khang trang, rộng rãi với hai tầng lầu và được trang bị bằng những hàng ghế gỗ nhìn rất đẹp mắt, không thua gì những rạp hát ở các thành phố lớn.
Quản lý Bình đã đến đây từ chiều hôm qua, hắn từ trong rạp ôm cặp táp giấy tờ vội vã chạy ra đón đoàn. Mắt hắn dáo dác nhìn về phía xe chở nghệ sĩ và hỏi” Bà bầu đâu rồi? Tất cả anh chị em trong đoàn khoan vô rạp đã nghe. Anh chị em cứ ngồi yên trên xe đợi bà bầu với tui vô cúng cô Út cái đã, rồi mới được vào rạp đó nghe.” Nói xong, hắn dắt bà bầu đi thẳng vào rạp.
Sau chừng 15 phút, hắn trở ra và ra lệnh cho mọi người vào. Trong khi mọi người đang lo chuyển phông màn, hắn còn dặn dò: “Nhớ nghe mấy cha! Ngủ đâu thì ngủ, chớ đừng ngủ trên sân khấu nơi có bàn thờ cô Chín nghen mấy cha. Cha nào có vợ thì làm ơn ngủ ngoài xe hoặc xuống hàng ghế khán giả mà ngủ...”
Thằng Ba theo sát anh Chín đèn, hắn đã khiêng vác cật lực những rương đèn đóm, những cuồn giây điện và những dụng cụ lỉnh kỉnh của ban ánh sáng. Khi theo anh Chín bước vào hậu trường, mắt hắn chú ý ngay tới một bàn thờ nghi ngút hương khói ở góc sân khấu, ở giữa trang thờ là một khung ảnh khá lớn được phủ bằng một tấm vải đỏ. Anh Chín đèn căn dặn nó: “Mày không được ngủ hay giỡn chơi trước bàn thờ cô Út nghen mậy, đi lại thắp nhang bàn thờ cô đi.” Hắn riu ríu nghe theo lời anh Chín, đi lại phía bàn thờ để thắp nhang. Khi hắn đưa cây nhang lên khỏi đầu miệng lâm râm khấn vái, mắt hắn nhìn lên tấm vải đỏ che bức hình mà xương sống hắn thấy lành lạnh. Vội vã cặm xong cây nhang, hắn liền lủi nhanh ra khỏi hậu trường.
Buổi chiều hôm đó, sau khi đã phụ với anh Chín đèn thiết bị xong giàn ánh sáng cho sân khấu, hắn được anh Chín phát cho 5 đồng và nói hắn đi ra chợ kiếm ăn rồi về sửa soạn lo cho đoàn trình diễn.
Hắn cầm tiền đi ra thẳng ra chợ kiếm một sạp bán cơm kéo ghế ngồi. Bà bán cơm thấy hắn là người lạ bèn hỏi: “Bộ mày ở đoàn hát hả? Tối nay đoàn diễn chưa? Diễn tuồng gì vậy?” Hắn làm ra bộ ngon lành trả lời: “Dạ! Tối nay đoàn diễn, chút xíu nữa xe đoàn sẽ đi rao tuồng, bây giờ còn sớm mà bà lo gì.”
Bà bán cơm thấy hắn nho nhỏ dễ thương nên đã bới cho hắn một đĩa cơm thật vun với cá thịt đầy đủ. Trong khi ăn cơm hắn bắt chuyện với bà bán hàng và hỏi thật nhiều chuyện mà hắn đang thắc mắc về hậu trường sân khấu rạp Hòa Khánh. Sau khi đã tạo được sự quen biết có vẻ hơi thân mật với bà bán hàng, hắn đã hỏi thẳng bà : “Không biết cô Út là người ở đâu? Chết hồi nào? Mà sao người ta thờ và có vẻ sợ quá vậy bà Tư?” Bà Tư vừa cầm quạt phe phẩy đuổi ruồi vừa nói với nó: “Bộ mày không biết sao mậy, cô Út linh lắm, đã biết bao nhiêu đoàn hát đến rạp Hòa Khánh mà đào, kép, bầu bí đú đỡn không đàng hoàng, cô đã làm cho te tua, khiếp vía, chạy có cờ, dọn gánh đi không kịp...”
Thằng Ba nghe bà Tư hàng cơm kể mà nổi gai ốc từng chập. Hắn nghĩ trong bụng: “Thôi đêm nay mình ngủ ở hàng ghế khán giả chứ không dám ngủ trong hậu trường sân khấu đâu”.
Sau khi no nê, hắn móc túi lấy 5 đồng ra đưa cho bà bán cơm và chào bà để về rạp. Bà hàng cơm đã xua tay không nhận tiền của hắn, bà nói: “Thôi, tao cho mày đó, tối nay tao đi coi hát mày ráng kiếm chỗ nào tốt tốt cho tao ngồi.” Hắn đã cám ơn bà hàng cơm và về rạp.
Đêm hôm đó đoàn diễn tuồng “Thuyền Ra Cửa Biển”, khán giả đã mua không còn một vé, dưới lầu, trên lầu đặc cứng người là người. Trong hậu trường sân khấu, nơi để giàn đèn nhìn xéo qua là bàn thờ của cô Út, từ chỗ ngồi ở giàn đèn hắn đã nhìn thấy tất cả những đào kép trong đoàn trước khi bước chân ra sân khấu đều thắp nhang khấn vái trước bàn thờ của Cô thật kính cẩn.
Sau khi vãn hát, mọi người trong đoàn đều ra trước cửa rạp ngồi vây kín những gánh chè, gánh cháo và những sạp bán đồ nhậu ăn uống tưng bừng. Thằng Ba được anh Chín dẫn ra cho ăn cháo, trong khi thầy trò đang xì sụp với tô cháo nóng từ trong rạp một anh công nhân hớt hải chạy ra la lớn: “Ông quản lý Bình ơi! Có một người xỉu trong sân khấu". Thằng Ba và anh Chín đèn buông tô cháo chạy theo quản lý Bình vào hậu trường...
Khi vào đến sân khấu thì thấy một người đàn bà nằm dài sóng sượt gần chỗ bàn thờ của cô Út, hai bên mép đầy bọt nước miếng. Quản lý Bình vội vã chạy lại đỡ chị này ngồi dậy và quay ra hỏi những người chung quanh: “Sao vậy? Sao vậy? Sao cô Tâm bán vé bị xỉu vậy?” Một người trong đám đông trả lời: “Không biết sao nữa? Hồi nãy thấy cô Tâm đi qua đi lại trước ban thờ đâu một hai lần gì đó, rồi bỗng nhiên thấy cô ta lăn ra giãy đành đạch như vậy đó.”
Về sau chuyện vỡ lẽ ra thì mới biết... Cô Tâm bán vé này có lẹo tẹo gì đó với một anh kép của đoàn, buổi chiều hôm khi đoàn mới đến rạp hát Hòa Khánh thì vợ của anh kép nọ từ Sàigòn xuống bắt ghen. Cô Tâm và anh kép một mực chối là không có chuyện gì xảy ra, đôi bên lời qua tiếng lại, um sùm trong rạp. Muốn để cho bà vợ anh kép tin, cô Tâm đã liều mạng thề ẩu: “...Nếu mà tui có gì với ảnh thì tối nay cô Chín bẻ cổ tui!” và sự việc đã xảy ra như vậy.
Sau khi ăn uống no nê, anh Chín đèn nói với thằng Ba: “Ba, mày vào rạp lấy ghế bố của tao trong thùng đèn đặt ở góc gần chỗ giàn đèn rồi giăng mùng cho tao.”
Hắn nghe anh Chín biểu vô sân khấu mà lòng ớn quá, ớn nữa là rương đèn lại nằm gần bàn thờ cô Út mới lạnh chứ... Hắn vừa đi vào sân khấu vừa lo lắng suy nghĩ lung tung, hắn định quay lại nói với anh Chín là hắn sợ, nhưng rồi suy nghĩ hắn ngại anh Chín khi dễ hắn nên cứ liều đi đại...
Đèn trong hậu trường mờ mờ, nhang vẫn cháy đỏ trên bàn thờ cô Út, hậu trường vắng tanh không một bóng người qua lại...
Gã Kéo Màn
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1396558604_2qtqv3m3237nvnvntntn3n31n343tq83a3q3m32 37nvn.jpg
Chương 1
Hắn cũng chẳng hiểu duyên cớ nào mà hắn tự nhiên lại gia nhập vào các đoàn cải lương chuyên đi lưu diễn xa và cũng chẳng nhớ là gã đã gia nhập từ bao giờ. Thế nhưng lẩm rẩm tính sơ sơ thời gian hắn đã sống lây lất lang thang theo các đoàn hát thì cũng khoảng trên mười năm chứ không ít.
Hồi đó hắn còn nhỏ lắm, khoảng 13 hay 14 gì đó, gia đình hắn không có, cha hắn là lính Địa phương quân đóng đồn, trong một lần đụng độ đã tử trận, má hắn bỏ hắn ở lại đồn và lặng lẽ ra đi. Suốt thời gian tuổi nhỏ của hắn, hắn chẳng biết trường học là gì, tối ngày lo ẵm em cho người ta, lo nấu cơm, lo lượm củi và làm công việc lặt vặt trong nhà người. Hắn còn nhớ hồi hắn ở đợ nhà hạ sĩ Hóa ở quận Tiểu Cấn tỉnh Vĩnh Bình, vì là lính tráng nên hạ sĩ Hóa ở trại gia binh. Trong trại gia binh nhà hạ sĩ Hóa ở gần nhà của ông thượng sĩ Bảy. Ông này là thượng sĩ thường vụ nên quyền hành lắm và cũng có vẻ giàu có nhất khu gia binh này. Thường ngày vào những buổi tối thượng sĩ Bảy hay mở máy ra-dô vặn cải lương thật lớn cho cả xóm nghe, máy của thượng sĩ Bảy mở oang oang, con nít người lớn xúm lại nghe say mê, tạo cho không khí về đêm khu gia binh vui vẻ khác thường. Các giọng hát Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Thành Được, Minh Chí, Việt Hùng... và giòng nhạc cải lương, đã đi vào máu của hắn sâu đậm hồi nào không hay, máy thu thanh chỉ cất lên một hai câu là hắn đã biết ai hát và hát bài gì. Thường thường khi máy mở lên là hắn lẩm bẩm hát theo, hát thật say mê, hát như nỗi niềm tâm sự của hắn vậy. Hôm nào thựợng sĩ Bảy đi hành quân hoặc sỉn không mở máy là hắn buồn vô cùng, buồn như người thất tình vậy.
Một hôm hắn ẵm em ra chợ tìm vợ Hạ sĩ Tân để lấy gạo về nấu cơm thì nghe người ta bàn tán rộn ràng thệt nhiều về một đoàn cải lương thật bảnh sắp về hát ở Miễu Bà đầu quận, nghe đâu đoàn này cô đào Út Bạch Lan và kép Thành Được hay Tấn Tài gì đó. Mới nghe bàn tán thôi mà hắn đã thấy máu trong mình như muốn chảy mạnh, đã thấy lâng lâng như mình đang được xem trình diễn vậy. Thế là suốt cả tuần đó hắn cứ ngóng hoài, ngày nào cũng kiếm chuyện để đi ngang qua Miếu Bà xem đoàn về chưa.
Đúng một tuần sau thì đoàn hát về thật, xe đoàn hát vừa thấp thoáng đầu quận là cả quận đã rộn hết lên rồi. Người ta túa ra đường xem đoàn hát đến, con nít, người lớn nhìn những phông màn, mũ mãng, đao kiếm, trống đờn của đoàn hát mà say mê, riêng hắn thì không còn biết gì nữa, tối ngày cứ quanh quanh chỗ đoàn hát để nhìn ngắm và tìm cách làm quen với mọi người trong đoàn. Từ anh kéo màn cho tới anh gác cửa, chị bán vé, đối với hắn lúc đó ai cũng đều có một sức thu hút lạ thường.
Tối hôm trình diễn đầu tiên của đoàn, khi sân đã mở màn, khán giả đã vào gần hết hẳn, hắn được anh gác cửa nháy mắt mở cửa cho vào. Trước khi cho vào anh còn dặn: “Vào coi đừng có chạy tới chạy lui nghe mậy, lộn xộn mai tao không cho coi nữa đó nghe...” Hắn đã nghe lời dặn của anh như một chỉ thị, bèn tìm một cây cột đình dựa lưng vào và xem suốt buổi. Hôm đó đoàn diễn vở tuồng “Đời Cô Lựu” , Út Bạch Lan đã thủ vai cô Lựu thật xuất thần làm bà con khóc muốn hết nước mắt, riêng hắn, hắn đã nhiều lúc tức giận bà mẹ chồng, và hình như có đôi lúc hắn đã thét lên chửi rủa bả um sùm.
Sau hôm đó, đoàn ở lại quận diễn thêm năm đêm nữa, hôm thì tuồng “Khi hoa anh đào nở”, hôm thì “Lỡ bước sang ngang”, hôm thì “Thuyền ra cửa bể”... đêm nào cũng vậy hắn đều được anh gác cửa cho vào xem chùa. Bọn con nít thấy hắn đêm nào cũng được xem hát cả, chúng phục quá chừng, nhiều đứa sáng ra bắt hắn kể lại tuồng đêm qua cho chúng nghe... Những ngày có đoàn hát ở quận có thể nói là những ngày thần tiên nhất của hắn, các đào kép, ông bầu bà bầu ai cũng biết mặt hắn cả, họ thường nhờ hắn chuyện này chuyện kia, sai hắn chạy ra chợ, đi vào xóm mua này nọ, có nhiều anh trong đoàn còn bắt hắn đi đem thơ cho đào nữa... Nói tóm lại, khoảng thời gian đó hắn rất được sự tin tưởng của mọi người trong đoàn hát.
Ngày đoàn hát dọn gánh đi qua địa điểm khác, anh gác cửa đã gọi lại nói nhỏ: “Thằng Ba mày có muốn đi theo đoàn hát không? Tao thấy mày coi bộ được đó... “
Và từ đó hắn đã lên đường theo đoàn hát ra đi, đi một cách say mê như người ta lên đường đi theo tiếng gọi của non sông vậy.
Con đường dài gập ghềnh khoảng gần cả trăm cây số từ quận Tiểu Cần Vĩnh Bình đi qua Bãi Sào Sóc Trăng, ngồi trên xe tải chở phông màn hắn đã mải mê say ngắm cảnh vật hai bên đường, cái gì đối với hắn cũng lạ cả, cũng thích cả. Lúc qua phà Cần Thơ, hắn đã xuống xe theo anh Năm gác cửa vào quán, anh Năm cho hắn ngồi chung bàn với mọi người rồi cho hắn uống nước dừa và ăn cơm. Đây có thể nói là bữa cơm ngon nhất trong đời nó, có canh chua, có cá kho tộ, có thịt quay. Mấy người trong đoàn ăn chung bàn đã nhìn hắn ăn uống cật lực mà cười thích thú. Anh Chín đèn (chuyên viên ánh sáng của đoàn) đã nói với nó: “Thằng Đại, mày muốn làm đệ tử tao không? Tối nay mày theo tao làm đèn sân c, mày chịu không?” Hắn dạ lia lịa và từ đó hắn là đệ tử Chín đèn.
Trong câu chuyện tại bàn cơm, hắn nghe mấy người này bàn tính thật nhiều về rạp sắp tới trình diễn. Anh Năm gác cửa nói: “Thằng cha quản lý Bình của mình thật kỳ, bộ hết rạp hay sao mà nhè đem đoàn về hát rạp Hòa Khánh. Mẹ, rạp gì mà ma không à, hồi tui đi đoàn Hương Mùa Thu... hát ở đó 2 đêm là sợ quá phải dọn gánh liền...” Anh Chín đèn nói: “Rạp Hòa Khánh ma thiệt nhưng đông khán giả, tại cha bầu của HMT không biết cúng kiếng đàng hoàng mới bị phá, chớ còn mình, mình phải nói ông bà bầu lo đàng hoàng thì đâu có sao”. Anh Ba bán vé nói: “Về đó là anh Năm gác cửa phải lo cho tụi nó mua hoa trái cúng cô Chín đàng hoàng và nhất là đừng cho mấy thằng công nhân trong đoàn đem gái vô sân khấu ngủ nghe anh Năm.”
Bàn tán chuyện vãn một hồi là cả đám lên xe trực chỉ Bãi Sào Sóc Trăng. Ruộng lúa vùng Hậu Giang đang trong mùa trổ đòng đòng nên có một màu xanh mướt...
Rạp Hòa Khánh, Bãi Sào - Sóc Trăng
Ròng rã gần nửa ngày thì đoàn xe bắt đầu đến thị xã Sóc Trăng, khi xe chạy qua thị xã vì đường phố quá chật hẹp, và người qua lại đông đảo nên đã phải chạy thật chậm. Qua khỏi chiếc cầu sắt, xe từ từ chạy qua khỏi rạp Hòa An, bà con ở hai bên đường nhất là trẻ con bu lại đoàn xe hỏi ríu rít: “Ủa sao xe chạy đi đâu vậy?! Bộ không hát ở đây sao?” Mấy chị bán xe nước mía, bán mía ghim trước rạp nói với theo: “Trời đất ơi! Rạp Hòa An mà chê à! Đi đâu tuốt ở trong đó vậy? Đừng nghe mấy cha, rạp Hòa Khánh ma không đó...”
Đoàn xe tiến dần ra khỏi thị xã, qua một cánh đồng ruộng, từ đó nhìn xa xa đã thấy những hàng dừa, hàng cau xanh mướt của Bãi Sào. Đường nhựa loang lổ gập ghềnh làm chiếc xe chở phông màn già nua kẽo kẹt đong đưa khiến thằng Ba và những anh công nhân của đoàn ngồi trên đó cá cảm tưởng mình đang ngồi trên võng vậy.
Qua khỏi đoạn đường gập ghềnh, đoàn xe tiến vào thị trấn Bãi Sào. Bà con ở hai bên phố vẫy tay, chào đón, mừng rỡ trước sự xuất hiện của đoàn hát, đám con nít chạy lăng xăng níu theo xe cười nói hỏi han um xùm.
Xe đi về phía bờ sông rồi ngừng lại trước cửa rạp Hòa Khánh. Đây là một rạp hát được xây cất thật khang trang, rộng rãi với hai tầng lầu và được trang bị bằng những hàng ghế gỗ nhìn rất đẹp mắt, không thua gì những rạp hát ở các thành phố lớn.
Quản lý Bình đã đến đây từ chiều hôm qua, hắn từ trong rạp ôm cặp táp giấy tờ vội vã chạy ra đón đoàn. Mắt hắn dáo dác nhìn về phía xe chở nghệ sĩ và hỏi” Bà bầu đâu rồi? Tất cả anh chị em trong đoàn khoan vô rạp đã nghe. Anh chị em cứ ngồi yên trên xe đợi bà bầu với tui vô cúng cô Út cái đã, rồi mới được vào rạp đó nghe.” Nói xong, hắn dắt bà bầu đi thẳng vào rạp.
Sau chừng 15 phút, hắn trở ra và ra lệnh cho mọi người vào. Trong khi mọi người đang lo chuyển phông màn, hắn còn dặn dò: “Nhớ nghe mấy cha! Ngủ đâu thì ngủ, chớ đừng ngủ trên sân khấu nơi có bàn thờ cô Chín nghen mấy cha. Cha nào có vợ thì làm ơn ngủ ngoài xe hoặc xuống hàng ghế khán giả mà ngủ...”
Thằng Ba theo sát anh Chín đèn, hắn đã khiêng vác cật lực những rương đèn đóm, những cuồn giây điện và những dụng cụ lỉnh kỉnh của ban ánh sáng. Khi theo anh Chín bước vào hậu trường, mắt hắn chú ý ngay tới một bàn thờ nghi ngút hương khói ở góc sân khấu, ở giữa trang thờ là một khung ảnh khá lớn được phủ bằng một tấm vải đỏ. Anh Chín đèn căn dặn nó: “Mày không được ngủ hay giỡn chơi trước bàn thờ cô Út nghen mậy, đi lại thắp nhang bàn thờ cô đi.” Hắn riu ríu nghe theo lời anh Chín, đi lại phía bàn thờ để thắp nhang. Khi hắn đưa cây nhang lên khỏi đầu miệng lâm râm khấn vái, mắt hắn nhìn lên tấm vải đỏ che bức hình mà xương sống hắn thấy lành lạnh. Vội vã cặm xong cây nhang, hắn liền lủi nhanh ra khỏi hậu trường.
Buổi chiều hôm đó, sau khi đã phụ với anh Chín đèn thiết bị xong giàn ánh sáng cho sân khấu, hắn được anh Chín phát cho 5 đồng và nói hắn đi ra chợ kiếm ăn rồi về sửa soạn lo cho đoàn trình diễn.
Hắn cầm tiền đi ra thẳng ra chợ kiếm một sạp bán cơm kéo ghế ngồi. Bà bán cơm thấy hắn là người lạ bèn hỏi: “Bộ mày ở đoàn hát hả? Tối nay đoàn diễn chưa? Diễn tuồng gì vậy?” Hắn làm ra bộ ngon lành trả lời: “Dạ! Tối nay đoàn diễn, chút xíu nữa xe đoàn sẽ đi rao tuồng, bây giờ còn sớm mà bà lo gì.”
Bà bán cơm thấy hắn nho nhỏ dễ thương nên đã bới cho hắn một đĩa cơm thật vun với cá thịt đầy đủ. Trong khi ăn cơm hắn bắt chuyện với bà bán hàng và hỏi thật nhiều chuyện mà hắn đang thắc mắc về hậu trường sân khấu rạp Hòa Khánh. Sau khi đã tạo được sự quen biết có vẻ hơi thân mật với bà bán hàng, hắn đã hỏi thẳng bà : “Không biết cô Út là người ở đâu? Chết hồi nào? Mà sao người ta thờ và có vẻ sợ quá vậy bà Tư?” Bà Tư vừa cầm quạt phe phẩy đuổi ruồi vừa nói với nó: “Bộ mày không biết sao mậy, cô Út linh lắm, đã biết bao nhiêu đoàn hát đến rạp Hòa Khánh mà đào, kép, bầu bí đú đỡn không đàng hoàng, cô đã làm cho te tua, khiếp vía, chạy có cờ, dọn gánh đi không kịp...”
Thằng Ba nghe bà Tư hàng cơm kể mà nổi gai ốc từng chập. Hắn nghĩ trong bụng: “Thôi đêm nay mình ngủ ở hàng ghế khán giả chứ không dám ngủ trong hậu trường sân khấu đâu”.
Sau khi no nê, hắn móc túi lấy 5 đồng ra đưa cho bà bán cơm và chào bà để về rạp. Bà hàng cơm đã xua tay không nhận tiền của hắn, bà nói: “Thôi, tao cho mày đó, tối nay tao đi coi hát mày ráng kiếm chỗ nào tốt tốt cho tao ngồi.” Hắn đã cám ơn bà hàng cơm và về rạp.
Đêm hôm đó đoàn diễn tuồng “Thuyền Ra Cửa Biển”, khán giả đã mua không còn một vé, dưới lầu, trên lầu đặc cứng người là người. Trong hậu trường sân khấu, nơi để giàn đèn nhìn xéo qua là bàn thờ của cô Út, từ chỗ ngồi ở giàn đèn hắn đã nhìn thấy tất cả những đào kép trong đoàn trước khi bước chân ra sân khấu đều thắp nhang khấn vái trước bàn thờ của Cô thật kính cẩn.
Sau khi vãn hát, mọi người trong đoàn đều ra trước cửa rạp ngồi vây kín những gánh chè, gánh cháo và những sạp bán đồ nhậu ăn uống tưng bừng. Thằng Ba được anh Chín dẫn ra cho ăn cháo, trong khi thầy trò đang xì sụp với tô cháo nóng từ trong rạp một anh công nhân hớt hải chạy ra la lớn: “Ông quản lý Bình ơi! Có một người xỉu trong sân khấu". Thằng Ba và anh Chín đèn buông tô cháo chạy theo quản lý Bình vào hậu trường...
Khi vào đến sân khấu thì thấy một người đàn bà nằm dài sóng sượt gần chỗ bàn thờ của cô Út, hai bên mép đầy bọt nước miếng. Quản lý Bình vội vã chạy lại đỡ chị này ngồi dậy và quay ra hỏi những người chung quanh: “Sao vậy? Sao vậy? Sao cô Tâm bán vé bị xỉu vậy?” Một người trong đám đông trả lời: “Không biết sao nữa? Hồi nãy thấy cô Tâm đi qua đi lại trước ban thờ đâu một hai lần gì đó, rồi bỗng nhiên thấy cô ta lăn ra giãy đành đạch như vậy đó.”
Về sau chuyện vỡ lẽ ra thì mới biết... Cô Tâm bán vé này có lẹo tẹo gì đó với một anh kép của đoàn, buổi chiều hôm khi đoàn mới đến rạp hát Hòa Khánh thì vợ của anh kép nọ từ Sàigòn xuống bắt ghen. Cô Tâm và anh kép một mực chối là không có chuyện gì xảy ra, đôi bên lời qua tiếng lại, um sùm trong rạp. Muốn để cho bà vợ anh kép tin, cô Tâm đã liều mạng thề ẩu: “...Nếu mà tui có gì với ảnh thì tối nay cô Chín bẻ cổ tui!” và sự việc đã xảy ra như vậy.
Sau khi ăn uống no nê, anh Chín đèn nói với thằng Ba: “Ba, mày vào rạp lấy ghế bố của tao trong thùng đèn đặt ở góc gần chỗ giàn đèn rồi giăng mùng cho tao.”
Hắn nghe anh Chín biểu vô sân khấu mà lòng ớn quá, ớn nữa là rương đèn lại nằm gần bàn thờ cô Út mới lạnh chứ... Hắn vừa đi vào sân khấu vừa lo lắng suy nghĩ lung tung, hắn định quay lại nói với anh Chín là hắn sợ, nhưng rồi suy nghĩ hắn ngại anh Chín khi dễ hắn nên cứ liều đi đại...
Đèn trong hậu trường mờ mờ, nhang vẫn cháy đỏ trên bàn thờ cô Út, hậu trường vắng tanh không một bóng người qua lại...