PDA

View Full Version : Chỉ có Phật, Bồ Tát mới có "chân ái", "chân tình"



gioidinhhue
10-25-2010, 05:16 AM
Như ngư du võng, tương thị trường lưu, thoát nhập tạm xuất, hựu phục tao võng.

Như cá bơi trong lưới theo dòng nước chảy, tạm thoát ra được rồi lại mắc vào lưới.

Ngư ví chúng sanh, chúng sanh trong lục đạo. Võng ví như lục đạo, tam giới lục đạo. Trường lưu ví như tạo nghiệp, luôn tạo vĩnh viễn chẳng dứt. Thoát nhập ví như sanh tử luân hồi. Ví như chúng sanh trong lục đạo tánh thức vô định, giống như cá bơi đi khắp nơi, chẳng có phương hướng, mục tiêu nhất định, thường bơi vào trong lưới. Võng là la võng (lưới rập), [tức là] lưới rập của Ma, Ma là gì? Ma là chiết ma [tức là] dày vò, thân tâm của bạn vĩnh viễn bị dày vò, phá hoại, khổ chẳng nói nổi. Nguyên nhân căn bản là như câu nói trong Phật pháp: Ái chẳng nặng chẳng sanh Sa Bà, Niệm chẳng nhất chẳng sanh Tịnh ộ. Thuyết minh nguyên nhân căn bản của lục đạo luân hồi là gì? Tình chấp, đây chẳng phải là chuyện tốt. Tình là cái gì? Nói cho chư vị biết, tình tức là trí huệ, giác ngộ thì nó là trí huệ, khi mê thì nó là tình. Trong kinh Phật thường nói: Phiền não tức Bồ ề, lúc giác ngộ thì phiền não là Bồ ề, lúc mê thì Bồ ề là phiền não. Chư vị nhất định phải biết trí huệ vô lượng vô biên, phiền não cũng vô lượng vô biên, một mê thì hết thảy đều mê, đem trí huệ vô lượng vô biên trong tự tánh đều biến thành phiền não, tình chấp. Một khi giác ngộ rồi thì tất cả hết thảy vô lượng vô biên phiền não khôi phục trở thành vô lượng vô biên trí huệ, đều ở trong một niệm. Nhất định phải giác! Nhất định phải minh bạch, hết thảy tình, ái của lục đạo chúng sanh phía trước đều có một nguyên tắc cơ bản tồn tại: tánh thức vô định; nói cách khác tình của họ vô định, ái của họ vô định. Ngày nay ái, ngày mai không ái, hôm nay có tình, ngày mai vô tình, đều chẳng định.

Thế nên bạn nhất định phải biết, người thế gian bất luận nói tình, nói ý, nói ái với bạn, trong lòng bạn nhất định phải hiểu rõ ràng, minh bạch, giác ngộ, đó là gì? ều là tình ý giả dối, đừng cho là thiệt. Nếu bạn cho là thiệt thì bạn sẽ mắc lầm. Lầm cái gì? Cái lầm của sanh tử luân hồi, chẳng phải thiệt. Nói cho chư vị biết chỉ có Phật, Bồ Tát mới có chân ái, chân tình, vĩnh viễn chẳng biến. Vì tánh thức của Phật, Bồ Tát là định, còn tánh thức của phàm phu chúng sanh là bất định. Cho nên cái tình của Phật, Bồ Tát thật sự là chân tình, chân ái, họ chẳng dùng danh từ tình và ái, các ngài dùng từ, dùng bi, từ bi chính là chân tình chân ái, vĩnh viễn chẳng biến đổi, việc này chúng ta phải hiểu rõ. Chúng ta phải học theo Phật, Bồ Tát, đối với hết thảy chúng sanh thật sự có tình, thật sự thương yêu, vĩnh viễn chẳng thay đổi, trong kinh thường gọi là vô duyên đại từ, đồng thể đại bi.

Ở đây chúng ta có thể nói thêm vài câu, trong hết thảy kinh điển trong bốn mươi chín năm Phật thường nói, chẳng biết là đã nói bao nhiêu lần, mục đích đều là để nhắc nhở chúng ta. Năm xưa lúc Phật giảng kinh thuyết pháp, mỗi ngày đều có thính chúng mới đến, Phật rất từ bi, trong nhà Phật chẳng xả [bỏ] một ai, có một người mới lại chưa nghe những khai thị quan trọng thì Phật đều lập lại thêm lần nữa. Mê mất tự tánh, tâm tánh chẳng định, tình và ái sanh khởi từ đây đều là tạm thời ngắn ngủi, rất dễ thay đổi, nhất định chẳng phải thiệt. Chúng ta phải học Phật, tình và ái của Phật đều là chân thật, vĩnh hằng chẳng thay đổi. Vả lại tình và ái này đều thanh tịnh, mảy trần chẳng nhiễm. Và bình đẳng, chẳng phải là đối với người này thì thương, đối với người kia thì ghét, là tận hư không, trọn khắp pháp giới. ối với Phật, Bồ Tát kính ái, đối với địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cũng kính ái, sự kính ái này đều bình đẳng. Chẳng phải đối với Phật, Bồ Tát thì thêm một phần, đối với súc sanh thì kém một phần, tuyệt chẳng có hiện tượng này. Tại sao? ại ái của các ngài lưu lộ từ tự tánh, là đức năng vốn sẵn có trong chân tâm.

ề kinh của kinh Vô Lượng Thọ có ghi Thanh Tịnh Bình ẳng Giác, lòng từ bi, thương yêu rộng lớn của ngài tuyệt đối tương ứng với thanh tịnh, bình đẳng, giác. Nếu chẳng tương ứng với thanh tịnh, bình đẳng, giác thì đó là tình thức vô định. Tại sao vậy? Tâm ý thức làm chủ. Phàm phu chúng ta dùng tâm ý thức, tâm ý thức chẳng định, chúng ta nhất định phải nhận thức rõ ràng. Cho nên hết thảy lục đạo chúng sanh chẳng thể thoát ra khỏi sanh tử luân hồi, nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ này. Do đó có thể biết đời này chúng ta niệm Phật muốn cầu sanh tây phương Cực Lạc thế giới, [chúng ta] thường nói phải nhìn thấu suốt, phải buông xuống. ây là việc thứ nhất phải buông xuống, phải buông xuống tình ý giả dối của thế gian, buông xuống triệt để. Sau khi buông xuống thì nhấc lên, nhấc lên vô duyên đại từ, đồng thể đại bi của Phật, Bồ Tát. Buống xuống được, nhấc lên nổi. Phát khởi lòng thương rộng lớn của Phật, Bồ Tát, bạn có thể xả mình vì người, cái gì cũng có thể hy sinh, cái gì cũng có thể buông xả để làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, đó chính là học theo ịa Tạng Bồ Tát. Xin xem tiếp kinh văn:



Dĩ thị đẳng bối, ngô đương ưu niệm.

Vì những kẻ đó mà Ta phải lo nghĩ.

Thế Tôn đang ưu niệm chính là việc này. Thế Tôn chẳng lo việc khác, lo nghĩ hết thảy tội khổ chúng sanh trong tận hư không, trọn khắp pháp giới, ngài chẳng vì một người nào đó. Phía trước chúng ta thấy, Ma Gia phu nhân hình như có một chút tình chấp, đặc biệt lưu luyến Diêm Phù ề chúng sanh, lúc ịa Tạng Bồ Tát nói pháp cho bà thì tâm lượng ấy rộng lớn hơn nhiều, đều là làm khuôn mẫu cho chúng ta xem. Ma Gia phu nhân làm đúng hay sai? úng. úng như thế nào? Chúng ta giúp đỡ chúng sanh thì bắt đầu từ chỗ gần nhất, không thể nói chẳng lo chỗ gần, đi lo những chỗ ở xa, chẳng có lý này, chẳng hợp lý, chẳng hợp pháp. Giúp đỡ người nhất định phải bắt đầu từ chỗ gần rồi tới chỗ xa. Chỗ nào là gần? Người nhà của bạn là gần nhất, muốn độ chúng sanh hãy độ người nhà trước. Tại sao độ người nhà không được? Vì chính mình chẳng làm được hoàn hảo, làm chẳng đúng như pháp, người nhà của bạn chẳng tin tưởng. Nếu bạn làm đúng như pháp, người nhà sanh tâm cung kính, khâm phục bạn, chịu học theo bạn, chịu nghe lời của bạn. Thế nên bạn phải làm đúng như pháp, tự mình phải làm ra một hình dáng tốt đẹp cho người ta thấy. Sau đó làm ra cho thân thích bạn bè, và những người quen biết thấy, dần dần mở rộng phạm vi này. Ma Gia phu nhân dạy chúng ta cách khéo léo độ chúng sanh, còn Phật, Bồ Tát dạy chúng ta một cách toàn diện: tất cả đều là thiện tri thức, đều vì dạy chúng ta nên mới làm ra những sự thị hiện này, họ biểu diễn cho chúng ta coi. Nói thật ra, làm thế nào mới có thể phát triển Phật pháp, làm cho hết thảy chúng sanh hoan hỷ tiếp nhận? Kinh ịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện này là kịch bản tốt nhất, có thể đem nó lên sân khấu, đem nó diễn thành phim truyện, thành phim điện ảnh, chẳng có ai không thích, không ưa, thiện xảo phương tiện làm lợi ích cho chúng sanh.

Nhưng muốn làm việc này, nói thật ra phải nên hướng về phía này mà phát triển, những người biên kịch, đạo diễn, diễn viên nên đến giảng đường học trước, chúng ta giảng kinh này rõ ràng từ đầu đến cuối, mọi người đều phát tâm làm ịa Tạng Bồ Tát, mọi người đều phát tâm tạo dựng sự nghiệp ịa Tạng, sau đó phim này chắc chắn sẽ diễn thành công. Hiện nay cũng có một số phim điện ảnh, phim kịch về Phật Giáo, tôi xem thử [thì thấy] cũng không lý tưởng cho lắm. Nguyên nhân là gì? ạo diễn, diễn viên chẳng hiểu Phật pháp nên hiệu quả đương nhiên còn rất kém. Diễn viên, đạo diễn phải thật sự hiểu giáo nghĩa, thâm giải ý thú thì kịch bản của họ, kỹ thuật diễn kịch mới có thể thể hiện rộng lớn trí huệ cao độ, mới có thể đạt đến mức thiện xảo phương tiện. Chúng ta có tâm này, nguyện này, nhưng duyên chưa đủ. Ngày nay chẳng có những diễn viên, đạo diễn điện ảnh, truyền hình cùng chúng ta học Phật nên hiện nay chúng ta làm chuyện này không được. Nếu có một nhóm người như vậy, nhân duyên thành thục rồi thì chúng sanh có phước báo to lớn, chúng sanh toàn thế giới sẽ có phước báo to lớn, toàn bộ kinh Hoa Nghiêm cũng có thể đem lên sân khấu. Tuy chúng ta chẳng giảng kinh Hoa Nghiêm được bao nhiêu, mới giảng được một chút, các bạn nghe [giảng] cũng được hưởng đạo vị, đều có thể mang lên sân khấu. Trong đời sống hằng ngày mỗi thứ chúng ta đều có thể làm gương mẫu trong sanh hoạt. Thế nên học Phật, Bồ Tát tức là học biểu diễn, chúng ta chẳng diễn trên sân khấu của nghệ sĩ, hiện nay chúng ta diễn trên sân khấu của xã hội. Phải biết làm thế nào diễn vở kịch này cho hoàn hảo, làm cho những chúng sanh chưa giải thoát xem đến vở kịch này có thể cảm ngộ, có thể cảm động, có thể giác ngộ thì có thể đạt đến mục đích hoằng pháp lợi sanh vậy.

Chúng ta xem thử Phật lo nghĩ những gì? Ngày nay chúng ta lo nghĩ những gì? Những gì chúng ta lo âu đều sai, đều là giả. Chúng ta lo âu cái thân của mình, tánh mạng tài sản, đều là giả chẳng thật. Thân là vô thường, vật ngoài thân càng chẳng thể được, nhất định phải hiểu đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật. Hết thảy của chư Phật, Bồ Tát đều chân thật, chúng ta phải tin sâu, hết lòng học tập, y giáo phụng hành

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm