PDA

View Full Version : Chỉ cần tạo tác tội nghiệp thì nhất định sẽ có địa ngục



gioidinhhue
10-25-2010, 03:51 AM
ịa Tạng bạch ngôn: Thánh Mẫu, nhược hữu chúng sanh tác như thị tội, đương đọa ngũ vô gián địa ngục, cầu tạm đình khổ, nhất niệm bất đắc.

Ngài ịa Tạng thưa rằng: Thánh Mẫu, nếu có chúng sanh phạm những tội như vậy thì phải đọa Ngũ Vô Gián địa ngục, cầu tạm ngừng sự đau khổ trong chừng một niệm cũng không được.

Vô Gián tức là địa ngục A Tỳ, có lúc trong kinh nói hai loại, có lúc gộp cả hai lại nói, rốt cuộc là một hay là hai không nói tách bạch, nhưng chúng ta có thể xem như là một. ịa Tạng Bồ Tát sơ lược nêu lên năm tội nặng ở đoạn trước, đều nhất định sẽ đọa địa ngục Vô Gián. Nhược hữu chúng sanh tác như thị tội, như thị là chỉ năm loại tội lớn. Năm loại này đều là thập ác nghiệp nghiêm trọng, sau khi thọ báo ở địa ngục xong ra khỏi địa ngục vẫn còn dư báo, dư báo ở tại ngạ quỷ, súc sanh, chẳng biết đến lúc nào mới có thể có được thân người trở lại, thế nên được thân người tương đối chẳng dễ. Thời gian trong ba đường ác đều rất dài, địa ngục thì chẳng cần phải nói nữa. Còn cõi ngạ quỷ, trong kinh Phật nói, một ngày ở cõi ngạ quỷ bằng một tháng ở nhân gian, ở nhân gian khi cúng tế quỷ thần thì cúng ngày mồng một, mười lăm, cũng như mời họ ăn cơm, vừa đúng lúc! Một ngày của họ bằng một tháng của chúng ta, ngày mồng một, ngày rằm vừa đúng lúc chúng ta mời họ ăn cơm trưa, ăn cơm tối, đó là một ngày của họ. Thọ mạng ngắn ở cõi ngạ quỷ là một ngàn tuổi, cũng tính một năm có ba trăm sáu mươi ngày, chiếu theo cách tính này thì thọ mạng ở cõi ngạ quỷ cũng quá dài, quá dài. Lúc trước ông Chương Thái Diệm từng làm chức phán quan cho ông Nhạc đại đế, mỗi ngày ông đều làm việc ở cõi quỷ, còn gặp những quỷ thời triều Hán, ông là người đọc sách, triều Hán, hai triều Tấn, Tùy, ường, ông đều gặp những người ở triều đại này, những tình hình như vầy chúng ta đều phải biết.

Có một số trong cõi súc sanh thọ mạng rất ngắn, nhưng súc sanh ngu si, vô cùng chấp trước thân hình của chúng nên rất khó thoát ly cõi súc sanh. Trong kinh, đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta lúc ngài ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô ộc một thời gian, giảng kinh thuyết pháp ở đó. Kỳ Viên tinh xá có một số công trình đang xây dựng, đại khái là xây nhà cửa, dưới đất có một ổ kiến, Phật nhìn thấy rồi cười. Các đệ tử nhìn thấy Phật cười nên hỏi tại sao? Phật nói ổ kiến này, đã trải qua bảy tôn Phật rồi chúng nó vẫn còn làm kiến. Thọ mạng của chúng chẳng phải dài như vậy, chúng nó chấp trước thân hình ấy là chính mình, chết đi đầu thai cũng vẫn làm kiến, đời đời kiếp kiếp làm kiến, chẳng biết thoát ly, súc sanh ngu si. Bạn hiểu rõ chân tướng sự thật xong mới biết ba đường ác rất đáng sợ. Làm sao sanh vào ba đường ác? Là do tạo mười ác nghiệp, phá giới, tạo mười ác nghiệp đọa ba đường ác. Xin xem tiếp:



Ma Gia phu nhân trùng bạch ịa Tạng Bồ Tát ngôn, vân hà danh vi Vô Gián ịa ngục.

Ma Gia phu nhân lại hỏi ịa Tạng Bồ Tát: Tại sao tên là địa ngục Vô Gián?

ây là lúc Ma Gia phu nhân nghe ịa Tạng Bồ Tát nói địa ngục Vô Gián nghiêm trọng như vậy, đọa vào địa ngục Vô Gián, ngàn vạn ức kiếp cầu thoát khỏi chẳng được, dễ sợ quá. Cái gì gọi là địa ngục Vô Gián? Ma Gia phu nhân hỏi dùm chúng ta.



ịa Tạng bạch ngôn, Thánh Mẫu chư hữu địa ngục tại ại Thiết Vi sơn chi nội, kỳ đại địa ngục, hữu nhất thập bát sở.

Ngài ịa Tạng thưa rằng: Thánh Mẫu, tất cả địa ngục đều ở trong núi ại Thiết Vi. ịa ngục lớn có mười tám chỗ.

Chúng ta thường nói đến mười tám tầng địa ngục, chính là ý nghĩa này. Mười tám tầng địa ngục là mười tám địa ngục lớn.



Thứ hữu ngũ bá, danh hiệu các biệt, thứ hữu thiên bá, danh hiệu diệc biệt.

Thứ kế có năm trăm chỗ, danh hiệu đều khác nhau; kế nữa lại có đến ngàn trăm, danh hiệu cũng đều khác nhau.

Hết thảy chúng sanh lúc còn ở thế gian tạo tác tội nghiệp có nặng nhẹ sai khác, cho nên đọa lạc địa ngục, chịu tội ở địa ngục cũng có nặng nhẹ khác nhau. Lúc trước thầy Lý giảng kinh có nhắc qua, trong kinh Phật giảng kỹ về địa ngục có đến bảy mươi mấy loại, Kinh ịa Tạng chỉ nói sơ lược mà thôi. Chúng ta nghĩ coi, bảy mươi mấy loại đương nhiên cũng là đã nói tóm gọn rồi, [sự thật thì] chủng loại nhiều đến nỗi chẳng có cách gì tính đếm, Phật thường dùng phương pháp quy nạp. Giống như phiền não vô lượng vô biên, Phật quy nạp thành một trăm lẻ tám loại lớn, dùng phương pháp quy nạp. Thế nên bảy mươi mấy loại này cũng là dùng pháp quy nạp, khổ nhất chính là địa ngục Vô Gián. Trong kinh đức Phật nói những việc thiện ác do chúng sanh tạo đều có nhân quả báo ứng, nhất định sẽ không mất đi đâu hết. Tâm thiện, hạnh thiện nhất định cảm lấy quả thiện; niệm ác, hạnh ác nhất định cảm lấy ác báo, chỉ cần tạo tác tội nghiệp thì nhất định sẽ có địa ngục, địa ngục là chỗ khổ cùng cực. Chúng ta xem tiếp đoạn kinh kế tiếp, ịa Tạng Bồ Tát nói:



Vô Gián ngục giả, kỳ ngục thành.

Ngục Vô Gián có ngục thành.

Phía ngoài địa ngục có tường thành, có tường bao bọc, tường bao bọc giống như thành lũy vậy.



Châu táp bát vạn dư lý, kỳ thành thuần thiết, cao nhất vạn lý. Thành thượng hỏa tụ, thiểu hữu không khuyết. Kỳ ngục thành trung chư ngục tương liên, danh hiệu các biệt, độc hữu nhất ngục danh viết Vô Gián.

Giáp vòng hơn tám vạn dặm, thành đó thuần bằng sắt, cao một vạn dặm. Trên thành có lửa tụ, không có chỗ hở trống. Trong ngục thành đó, các nhà ngục nối tiếp nhau, danh hiệu đều sai khác, chỉ có một ngục tên là Vô Gián.

Kinh nói những chuyện này, địa ngục bao lớn rất khó tưởng tượng nổi. Hơn tám vạn dặm còn lớn hơn quả địa cầu chúng ta, địa cầu chúng ta còn chẳng lớn như vậy. Tường thành cao một vạn dặm, phi cơ hiện nay của chúng ta còn chưa bay cao như vậy. Hiện nay chúng ta ngồi máy bay lớn nhất, chư vị thường đi du lịch, ngồi máy bay 747 có thể bay đến ồng Ôn Tằng [2], cỡ chừng ba vạn bộ (ft), ba vạn bộ bằng khoảng chừng hơn một vạn mét, nghĩa là độ cao khoảng mười kí lô mét mà thôi. Một vạn dặm, chắc bằng từ địa cầu lên tới cung trăng. Trong kinh Phật nói những lời này chúng ta phải tin, kinh Kim Cang nói với chúng ta: Như Lai là người nói lời chân, lời thật, lời đúng như vậy [3]. Như nghĩa là hoàn toàn đúng như sự việc đó, chẳng có chút phóng đại, sự thật ra sao thì Phật nói y như vậy, chẳng tăng chẳng giảm thì gọi là Như ngữ. ịa ngục được tạo nên từ sự biến hóa, là hóa hiện, là do nghiệp lực của chúng sanh tạo tội nghiệp biến hiện ra. Nếu không là người tạo tội nghiệp nặng nề như vậy thì dù địa ngục ở ngay trước mặt, người ấy cũng chẳng nhìn thấy. Giống như cư sĩ Chương Thái Diệm, ông yêu cầu ông Nhạc đại đế phế bỏ hình phạt Bào Lạc, Bào Lạc là một hình phạt trong địa ngục, ngày nay chúng ta gọi hình phạt này chẳng nhân đạo, dựa trên lập trường nhân đạo, chết thì để họ chết, đừng cho họ đau khổ như vậy, đừng hành hạ họ như vậy. ông Nhạc đại đế phái tiểu quỷ dẫn ông ta đi đến chỗ hành hình xem thử, [tới ngay nơi ấy nhưng] ông nhìn chẳng thấy gì cả, từ đó ông mới vỡ lẽ, hiểu được lời Phật nói trong kinh. Những hình phạt này chẳng phải do Diêm La Vương bày ra, mà là do nghiệp lực của chính tội nhân biến hiện nên, chẳng phải do người khác tạo thành, vậy thì chẳng có biện pháp gì hết. Nếu là do người khác tạo dựng, dựa trên nhân đạo thì đương nhiên có thể phế trừ, nếu là do nghiệp lực của chính mình biến hiện thì chẳng có cách gì cả. Hiện tượng trong địa ngục là một màn lửa, biển lửa, chúng ta phải tin chuyện này. Kinh Phật nói địa ngục có trạng huống như vậy, những tôn giáo khác cũng nói như vậy. Tuy Cơ ốc Giáo chẳng nói đến lục đạo, ít nhất thì họ cũng nói đến tam đạo, họ nói về Thiên đạo, Nhân đạo, ịa Ngục đạo. Tướng địa ngục mà họ nói cũng là một màn lửa. Từ đây có thể biết, hiện tượng địa ngục nếu là người có mức thiền định sâu như phía trước chúng ta thấy cô Bà La Môn, cô niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, Sự nhất tâm bất loạn bèn có khả năng này, có thể tham quan địa ngục; cô có khả năng đích thân nhìn thấy những trạng huống này. Thế nên đối với lời Phật dạy chúng ta không thể hoài nghi.
xem tai day
http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm

gioidinhhue
10-25-2010, 04:10 AM
Kỳ ngục châu táp vạn bát thiên lý, ngục tường cao nhất thiên lý, tất thị thiết vi. Thượng hỏa triệt hạ, hạ hỏa triệt thượng, thiết xà, thiết cẩu thổ hỏa trì trục, ngục tường chi thượng, đông tây nhi tẩu.

Ngục này chu vi một vạn tám ngàn dặm, tường ngục cao một ngàn dặm, toàn bằng sắt, ở trên lửa cháy phụt xuốt, ở dưới lửa cháy bốc lên. Trên tường ngục có rắn sắt, chó sắt phun lửa đuổi bắt nhau chạy qua chạy lại.

ây là lời diễn tả cảnh tượng trong địa ngục Vô Gián. ịa ngục Vô Gián ở trong địa ngục lớn, là một phạm vi khổ nhất. Gọi là Vô Gián, phía sau sẽ nói rõ cho chúng ta, thọ khổ vô gián, chẳng gián đoạn. Do đó có thể biết những địa ngục khác tuy chịu khổ nhưng còn có lúc tạm ngưng. Nói cách khác, còn cho bạn có dịp ‘nghỉ mệt’, nhưng địa ngục Vô Gián thì không được.



Ngục trung hữu sàng, biến mãn vạn lý, nhất nhân thọ tội, tự kiến kỳ thân, biến ngọa mãn sàng, thiên vạn nhân thọ tội, diệc các tự kiến, thân mãn sàng thượng.

Trong ngục có giường rộng khắp vạn dặm, một người thọ tội thì tự thấy thân mình nằm chật cả giường, ngàn vạn người thọ tội thì mỗi người cũng tự thấy thân mình đầy chật cả giường.

Giường là nơi xử phạt tội nhân, giống như một cái ‘đài’. Cái đài này rất lớn, người thọ tội tự cảm thấy thân thể họ biến lớn lên, hết thảy những hình phạt đều thọ cùng lúc, chịu đựng ngàn vạn loại dụng cụ tra tấn cùng lúc. Chẳng phải chịu hình phạt này xong rồi mới nhận đến hình phạt kế tiếp, nếu vậy thì còn có khoảng trống, đó chẳng phải là địa ngục vô gián. Vô gián địa ngục tức là chịu hết thảy tất cả những hình cụ cùng lúc, như núi đao, cây kiếm, vạc dầu cùng chịu một lượt, chẳng phải chịu từng thứ riêng rẽ, tuyệt chẳng có xen hở. Rất nhiều người tạo tội nghiệp này, mỗi người cảm thấy thân của chính mình nằm chật cả giường, đầy cả địa ngục này, đây là hóa thân. Cũng như kinh Hoa Nghiêm gọi là ‘vô chướng ngại pháp giới’, người thọ tội và những người thọ tội khác chẳng có chướng ngại, chịu tội cùng lúc, cùng lúc cảm thấy thân thể mình trải đầy địa ngục. Phía dưới tổng kết lại:



Chúng nghiệp sở cảm, hoạch báo như thị.

ó là do các nghiệp chiêu cảm mà gặt lấy quả báo như vậy.

Trong ịa Tạng Thập Luân Kinh nói cho chúng ta về tội ngũ nghịch. Trong kinh, Phật giảng rất rõ ràng, tội ngũ nghịch đọa A Tỳ địa ngục, tức là địa ngục Ngũ Vô Gián. Ngũ nghịch là đại nghịch bất đạo.

Thứ nhất là ‘Giết cha mẹ’. Cha mẹ có ân đức to lớn đối với mình, chẳng biết tri ân báo ân, ngược lại còn giết hại cha mẹ, tạo tội đọa địa ngục Vô Gián.

Thứ hai là ‘Giết A La Hán’. A La Hán là người tu hành đắc đạo, ngài trụ ở địa phương này là phước điền cho những người ở đó, người ở đó có phước, tiếp nhận sự giáo hóa của ngài. A La Hán hiện nay chẳng còn, đi đâu tìm A La Hán? Nếu nói giết hại thiện tri thức, vị thiện tri thức này có thể giáo hóa cả vùng đó, bạn giết họ, thì tội này bằng tội giết A La Hán. Câu đầu là giết cha mẹ, đây là phụ mẫu thân, giết A La Hán là lão sư (thầy giáo), ân đức của hết thảy chúng sanh nặng nhất chẳng vượt qua ‘cha mẹ, thầy giáo’ thế nên hết thảy thiện hạnh chẳng vượt qua hiếu đạo, hiếu thân tôn sư là thiện hạnh hạng nhất.

Thứ ba là ‘Phá Hòa Hợp Tăng’. Phá hoại Tăng đoàn, cũng có nghĩa là phá hoại nơi chốn giáo học, phá hoại đại chúng giáo học, tội này rất nặng.

Sau cùng là ác tâm ‘Làm thân Phật chảy máu’. Sanh lòng sân hận hoặc tâm đố kỵ, phước báo của Phật rất lớn, chẳng có ai có thể sát hại Phật, Phật có rất nhiều thần Hộ pháp bảo vệ, chẳng có người nào có thể làm hại. Làm thân Phật ra máu là chuyện ề Bà ạt a muốn hại Phật, từ trên vách núi đẩy hòn đá lớn muốn hại tánh mạng của Phật. Thần Kim Cang đập tan hòn đá này trên không trung, hòn đá này bị bể tan, mảnh vụn rớt trúng chân Phật, ngài bị thương chảy máu. ây là tội ‘Làm thân Phật ra máu’, tội này cũng đọa địa ngục Vô Gián. Nói cách khác tức là phá hoại chánh pháp, làm cho cơ hội nghe pháp của xã hội đại chúng bị cắt đứt, thế nên tội này sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián.



Hựu chư tội nhân, bị thọ chúng khổ.

Lại nữa các tội nhân còn phải chịu đủ sự khổ sở.

Câu này là nói chung, phía sau cũng nói sơ lược thêm.



Thiên bá Dạ xoa, cập dĩ ác quỷ.

Trăm ngàn Dạ xoa cùng các ác quỷ.

ây là những ác quỷ, Dạ xoa ác quỷ trong địa ngục biến hiện ra để chấp hành hình phạt, ‘kinh ịa Ngục’ gọi họ là ác thú, đầu trâu mặt ngựa, họ chẳng có hình tướng như người, có hình tướng của ác thú, dễ sợ vô cùng, đáng kinh hãi vô cùng.



Khẩu nha như kiếm, nhãn như điện quang, thủ phục đồng trảo, tha duệ tội nhân.

Răng như kiếm, mắt như ánh điện chớp, tay có móng đồng, lôi kéo tội nhân.

Người thọ tội nhìn thấy hình tướng của địa ngục ai cũng muốn tránh né. Trốn tránh ở nơi nào? Bốn bên đều là lửa, trên dưới cũng là lửa. Bạn muốn tránh né, những ác quỷ này chụp lấy bạn đẩy vô đống lửa.



Phục hữu Dạ xoa chấp đại thiết kích, trúng tội nhân thân, hoặc trúng khẩu tị, hoặc trúng phúc bối, phao không phiên tiếp, hoặc trí sàng thượng.

Lại có quỷ Dạ xoa cầm cây kích sắt lớn đâm vào mình tội nhân, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng, rồi hất tung lên trên không và hứng lấy, hoặc để lại trên giường.

ây là những việc ác quỷ hành hạ tội nhân. Thời cổ binh khí chỉ có những loại này. Chúng ta có thể suy tưởng được hiện nay nếu trong địa ngục nhất định sẽ có các thứ như hơi độc, gas, súng đại liên, có đạn của súng đại bác, thậm chí bom nguyên tử bùng nổ, hết thảy đều có. Lúc trước trong tâm người ta chẳng có những hiện tượng này, chẳng biến ra những thứ này, chỉ biến ra những dụng cụ hành hình tra khảo mà họ biết. Người hiện đại rất dễ sợ, rất đáng thương, tại sao? Coi phim ảnh, coi truyền hình, coi những chuyện khủng khiếp này, hết thảy đều chất chứa trong A Lại Da Thức, khi đến địa ngục A Tỳ thì hiện ra toàn bộ, tất cả đều phải thọ chịu. Thế nên ít coi những phim ảnh khủng bố, khoa học giả tưởng này thì tốt hơn, tuy có đọa địa ngục, bớt đi không ít hình phạt, lời tôi nói là thật đấy! Nếu quý vị thích coi những phim ảnh này, trong A Lại Da Thức chất chứa những hạt giống này, tương lai đọa địa ngục sẽ tăng thêm nhiều hình phạt hơn những người thường, đạo lý nhất định mà. Cho nên một người chân chánh biết cách tu học thì mắt không xem cảnh ác, tai không nghe âm thanh ác, hết thảy những cảnh giới ác liệt này chúng ta đừng tiếp xúc, đừng tiêm nhiễm là tốt nhất! Nhất định sẽ có lợi ích to lớn cho chính mình. ây là nói về ác quỷ Dạ xoa. Ngoài việc này ra thì đây là chuyện tiểu thuyết khoa học giả tưởng thường nói:



Phục hữu thiết ưng, đạm tội nhân mục, phục hữu thiết xà, giảo tội nhân cảnh, bá chi tiết nội, tất hạ trường đinh, bạt thiệt canh lê, trừu trường tỏa trảm, dương đồng quán khẩu, nhiệt thiết triền thân, vạn tử thiên sanh, nghiệp cảm như thị.

Lại có chim ưng sắt [mổ] ăn mắt tội nhân, lại có rắn sắt quấn cổ tội nhân, các khớp xương và lóng đốt [của tội nhân] đều bị đóng đinh sắt dài, kéo lưỡi cày bừa, móc ruột bằm chém, rót nước đồng sôi vào miệng, quấn sắt nóng quanh thân, muôn lần chết đi sống lại, nghiệp cảm như thế.

Mỗi hình phạt đều tiêu biểu cho vô lượng sự thọ khổ, mỗi thứ đều có nghiệp nhân, trong kinh Phật đã nói rõ, nói chung đều chẳng lìa tham, sân, si, ba thứ phiền não căn bản này. Người ta trong một đời nói thật ra, chịu hại bởi ngu si nặng nhất. Ngu si là chẳng hiểu rõ sự lý, dựa vào tà tri tà kiến của mình mà hủy báng đạo đức, tự mình tâm hạnh bất chánh, còn dẫn dắt người khác tà tri tà kiến, cùng tạo ác nghiệp. Đức Phật khuyên chúng ta bố thí, trong thời mạt pháp, ấn tượng phụ sanh ra từ sự bố thí không thể nói là không có, phía trước có nói ‘giả làm Sa môn, tâm chẳng phải Sa Môn’, người lường gạt chúng sanh thật có, chẳng phải là không có. ặc biệt là thời kỳ mạt pháp, Phật nói: ‘Tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng’, những tà sư này từ đâu tới? Là con cháu của Ma vương. Năm xưa lúc đức Thế Tôn còn tại thế, Ma Vương Ba Tuần muốn phá hoại Phật pháp, trí huệ, đạo đức, oai thần của Phật quá lớn, Ma Vương không có cách chi, tạm thời chẳng thể phá hoại, cũng học theo Phật, cũng đến nghe kinh nghe pháp. Nhưng ý niệm phá hoại Phật pháp chẳng tiêu mất, Ma Vương nói với Phật: ‘Có một ngày tôi sẽ phá hoại Phật pháp’. Phật nói: ‘Pháp của Ta là chánh pháp, chẳng thể phá hoại’. Ma Vương đáp: ‘ợi đến khi pháp vận của ông suy thoái, thời kỳ mạt pháp, tôi sai ma con, ma cháu của tôi đều xuất gia, đắp lên ca sa của ông để phá Phật pháp của ông’. Nghe xong đức Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng nói một lời, rơi lệ, ấy là “ví như trùng trên thân sư tử rỉa thịt sư tử’. Cho nên những người xuất gia này chẳng phải là đệ tử Phật, mà là đệ tử Ma, chuyên môn đến phá hoại Phật pháp.

Chúng sanh nhìn thấy những người này, chẳng chịu bố thí. ‘Ông coi bố thí cho họ hưởng thọ, chúng ta bị họ gạt’, hủy báng bố thí, nói bố thí chẳng có quả báo, nói người ta bố thí gặt được ác báo. Khuyên người ta tích lũy tiền tài, tự mình hưởng thọ, trái ngược lời dạy của Phật, nói tu thiện không được thiện quả, tạo ác cũng chẳng bị ác báo, dùng những tà tri tà kiến này mê hoặc chúng sanh, làm chúng sanh tạo vô lượng vô biên tội nghiệp. Phía sau những người này có Ma vương gia trì, có yêu ma quỷ quái ở kế bên giúp đỡ. Chúng ta nhìn thấy trong thời đại hiện nay có những tà sư thế lực rất lớn, đồ chúng rất đông, dưới tay họ có nhân tài, có tiền bạc. Người tu học chánh pháp rất đáng thương, trong thế gian này chẳng có lối thoát, chẳng có người nhận thức chánh pháp, đâu phải họ không muốn hộ trì chánh pháp? Nhưng không nhận thức rõ, coi tà như chánh, lấy chánh coi như tà, thế nên chẳng có người quan tâm hoằng dương chánh pháp. Nhưng chúng ta rất rõ, tuy chẳng có người quan tâm, thiện báo sẽ ở tương lai, đây là đạo lý nhất định. Nhất định không thể vì người ta mê hoặc, chúng ta cũng bắt chước mê hoặc điên đảo theo, vậy thì sai lầm quá đỗi! Họ mê, tôi chẳng mê; họ tạo tội nghiệp, tôi không tạo tội nghiệp.

Năm xưa lúc Thế Tôn còn tại thế đã làm tấm gương tốt nhất cho chúng ta, ngày nay chúng ta than khổ thì phải so sánh với thời đức Phật Thích Ca, đời sống của ta sướng hơn Ngài quá nhiều. Ban đêm Ngài ngồi dưới gốc cây nghỉ ngơi, ăn cơm phải đi ra ngoài khất thực, tối thiểu thì chúng ta khỏi phải đi khất thực, vẫn còn nhà cửa để trú ngụ. Y phục của chúng ta nhiều hơn đức Phật quá nhiều, đi du lịch còn có hành lý, năm xưa lúc đức Phật đi du lịch chẳng có hành lý, ba Y đều mặc trong người, tay cầm bình bát, ngoài ra một vật gì cũng chẳng có. Nếu chúng ta không hết lòng hoằng đạo thì làm sao chẳng có lỗi với đức Phật! Lúc Thế Tôn còn tại thế, tuy có rất nhiều vua chúa đại thần, trưởng giả giàu có hộ trì, đức Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng tiếp nhận, thí dụ: ‘Ông xây cho tôi một đạo tràng lớn, chùa lớn’, …, chẳng bao giờ có! Hết thảy những đạo tràng này đều là mượn dùng. Quyền sở hữu của Kỳ Thọ Cấp Cô ộc Viên là của thái tử Kỳ à, và trưởng giả Cấp Cô ộc, chỉ là tiếp nhận sự cúng dường của họ, chúng ta thường nói Phật chỉ có quyền sử dụng, chẳng có quyền sở hữu. Quyền sở hữu vẫn là của họ, chỉ mượn dùng tạm thời. Ngài đã nghĩ rất châu đáo, rất viên mãn, biết chúng ta trong thời Mạt pháp, phải đương đầu với rất nhiều khổ nạn, nghĩ đến Tăng đoàn của đức Phật năm xưa thì tâm chúng ta sẽ lắng xuống.

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm

gioidinhhue
10-25-2010, 04:31 AM
ộng kinh ức kiếp, cầu xuất vô kỳ.

Trải qua ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.

Người tạo tội nghiệp địa ngục đọa vào địa ngục, đặc biệt là địa ngục Vô Gián, thời gian phải dùng ức kiếp để tính. ‘Cầu xuất vô kỳ’, nhưng chúng ta biết, thế giới mà Phật nói, thế giới có ‘thành, trụ, hoại, không’, [một chu kỳ] thành - trụ - hoại - không là một đại kiếp. Chữ Kiếp trong ‘Ức kiếp’ là đại kiếp, trong mỗi đại kiếp thì thế giới trải qua [bốn giai đoạn] thành, trụ, hoại, không. Thế giới này hoại rồi, những kẻ đọa địa ngục phải đi đâu thọ tội? Thế giới hoại thì địa ngục cũng hoại theo, không phải là họ có thể thoát ra sao? Ở đây ịa Tạng Bồ Tát nói:



Thử giới hoại thời, ký sanh tha giới

Lúc thế giới này hư hoại thì sanh nhờ qua thế giới khác.

Thế giới này của chúng ta hư hoại rồi, thế giới khác còn chưa hư thì họ bèn chuyển qua địa ngục Vô Gián ở thế giới khác, vẫn phải vào địa ngục Vô Gián.



Tha giới thứ hoại, chuyển ký tha phương, tha phương hoại thời triển chuyển tương ký, thử giới thành hậu hoàn phục nhi lai.

Thế giới khác đó hư hoại thì chuyển sang phương khác, lúc phương khác đó hư hoại thì lại lần lượt chuyển đi nữa, đến khi nào thế giới này thành thì trở về lại.

Chuyện này phiền phức lớn lắm, do đó mới nói ‘ức kiếp cầu xuất vô kỳ’. Chúng ta tạo nghiệp nói thật ra quá dễ, chẳng hay chẳng biết bèn tạo tội nghiệp địa ngục, đâu biết rằng tương lai chịu khổ đến mức thê thảm như vầy, kéo dài như vầy, có ai biết được? Khi đọc kinh này muôn vàn xin đừng hiểu lầm mà cho rằng: ‘ây là Phật dọa chúng ta, chẳng phải thật, chỉ nhằm khuyên chúng ta đừng làm chuyện ác’. Nếu chúng ta nghĩ như vậy thì là sai lầm quá đỗi! ến lúc quả báo hiện tiền thì hối hận không còn kịp nữa. Phật làm sao gạt người cho được? Phương pháp Phật giáo hóa chúng sanh rất nhiều, chẳng cần phải dùng phương pháp lừa gạt chúng sanh. Nói thật ra một người quân tử chân chánh trong thế gian còn không chịu lừa gạt chúng sanh huống chi là Phật, Bồ Tát. Chư vị phải biết vì lừa gạt chúng sanh, gạt được một lần, rồi sau đó người ta sẽ vĩnh viễn chẳng tin tưởng bạn nữa, thế nên một người quân tử chân chánh sẽ không dùng thủ đoạn này, giữ gìn chữ Tín của mình, việc này rất quan trọng. Người thế gian còn vậy huống chi là chư Phật, Bồ Tát. Các Ngài có trí huệ viên mãn, thiện xảo phương tiện rốt ráo, thì làm sao có thể dùng phương pháp dở ẹt như vậy! Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì mới tin mỗi chữ mỗi câu trong kinh Phật đều là chân thật, nhất định không có một câu nào giả dối. Nếu chúng ta có thể tiếp nhận, tin tưởng, làm theo là chúng ta có phước, người có phước mới có thể tu phước, người không có phước muốn tu phước cũng không được. ức Phật trong kinh thường nhắc chúng ta, người tu phước đều là người có trí huệ, có phước đức.



Vô gián tội báo, kỳ sự như thị.

Tội báo trong ngục Vô Gián là như vậy.

ây là mô tả trạng huống trong địa ngục Vô Gián một cách đơn giản cho Ma Gia phu nhân.



Hựu ngũ sự nghiệp cảm, cố xưng Vô Gián.

Lại có năm sự nghiệp cảm nên gọi là Vô Gián.

ịa Tạng Bồ Tát vô cùng từ bi nói rõ thêm cho chúng ta tại sao địa ngục này có tên là Vô Gián? Vì có năm sự việc, năm thứ nghiệp cảm ứng thành khổ báo này nên gọi là Vô Gián. Năm sự việc này chẳng có xen hở.



Hà đẳng vi ngũ. Nhất giả nhật dạ thọ tội dĩ chí kiếp số vô thời gián tuyệt cố xưng Vô Gián.

Những gì là năm? Một là ngày đêm thọ tội cho đến bao kiếp không lúc nào dứt nên gọi là Vô Gián.

ây là nói thời gian chịu hình phạt chẳng gián đoạn, từ ngày vô địa ngục phải trải qua ức kiếp mới có thể ra khỏi, trong thời gian này bị tra tấn, xử phạt ngày đêm không gián đoạn, chẳng có xen hở, đó là ‘thời vô gián’.



Nhị giả, nhất nhân diệc mãn, đa nhân diệc mãn, cố xưng Vô Gián.

Thứ hai là một người cũng đầy chật, nhiều người cũng đầy chật nên gọi là Vô Gián.

Thứ hai là ‘Hình vô gián’. Thân thể của mình luôn có cảm giác là thân này lớn chật địa ngục, địa ngục bao lớn thì thân bạn sẽ lớn như vậy, đây chính là ‘Hình vô gián’. Trong địa ngục có hàng ngàn người chịu tội, mỗi người đều cảm giác thân mình lớn bằng địa ngục, địa ngục này là hóa thân. Giống như ánh đèn trong giảng đường này vậy, ánh sáng của mỗi ngọn đèn đều chiếu soi khắp giảng đường, mấy chục ngọn đèn thì mỗi ngọn đèn đều chiếu soi khắp giảng đường, chẳng bị chướng ngại, thân hình trong địa ngục cũng giống như vậy. Thứ ba là ‘Thọ khổ vô gián’:



Tam giả, tội khí.

Thứ ba khí cụ hành hình tội nhân.

Ngày nay chúng ta gọi là hình cụ.



Xoa bổng

Cái chĩa, gậy.

ây là vật thường dùng để hành hình thời cổ.



Ưng xà lang khuyển.

Chim ưng, rắn, chó sói, chó.

ều bằng sắt, phía trước chúng ta đã thấy, ưng sắt, rắn sắt, chó sói sắt, chó sắt, la sát, dạ xoa, ác quỷ vô cùng hung ác; hiện ra hiện tượng này.



ối, ma, cứ, tạc

Chày, cối, cưa, đục

Chày cối, trong ịa Ngục Biến Tướng ồ chúng ta thấy cảnh đem người đi xay trong cái cối. Người ta bị cưa ra từng đoạn.



Tỏa, chước, hoạch thang

Chém, chặt, vạc dầu sôi

Hoạch thang tức là vạc dầu. Tỏa chước, tỏa là dùng đao chém. Trong đời đã từng tạo những tội nghiệp này, A Lại Da Thức chứa đựng những hạt giống này, khi vào địa ngục thì hoàn toàn hiện ra. Những người ăn thịt, thường ngày chẳng ăn chay, trong nhà bếp xắt thịt ra từng cục, từng cục, là những cảnh tượng này. ến lúc vào địa ngục thì những cảnh tượng này hiện lên, giống y như vậy, ác quỷ chém vào thân thể của họ, chém thành từng cục, từng cục. Thế nên đây là hóa hiện, chắc chắn không thể tránh khỏi.



Thiết võng, thiết thằng, thiết lư, thiết mã.

Lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt.

ây là đầu trâu mặt ngựa, ác quỷ vô cùng hung dữ.



Sanh cách lạc thủ, nhiệt thiết kiêu thân.

Da sống niềng đầu, sắt nóng rưới thân.

Trạng thái khổ sở khi bị gia hình, sắt nóng đến chảy lỏng rồi, nhiệt độ đó cao bao nhiêu, rưới lên thân mình, thân thể lập tức biết thành than khét lẹt.



Cơ thôn thiết hoàn.

Khi đói thì nuốt viên sắt.

Khi bạn đói thì muốn ăn, mở miệng ra thì ác quỷ nhét viên sắt vào miệng bạn, viên sắt này đốt nóng đỏ rực, chẳng phải sắt lạnh, mà là viên sắt nóng!



Khát ẩm thiết trấp, tùng niên cánh kiếp, số na do tha, khổ sở tương liên, cánh vô gián đoạn, cố xưng vô gián.

Khát thì uống nước sắt, quanh năm suốt kiếp, số đến na-do-tha kiếp, khổ sở triền miên, không hề gián đoạn, nên gọi là Vô Gián.

Ở đây cũng nói sơ lược vài thứ, nói kỹ thì vô tận. Ngày nay khi chúng ta khởi tâm động niệm, hết thảy tạo tác đâu có thể nói là chẳng có quả báo? Nói không có quả báo, lời nói này thật sự là tự dối mình, dối người. Nhất định sẽ có quả báo. Thế nên đời người mấy chục năm ngắn ngủi, tại sao không học làm một người tốt? ại thánh đại hiền thế gian, xuất thế gian dạy chúng ta phải tiết kiệm, phải nhẫn nhịn. Trong Luận ngữ có ghi đức hạnh của Khổng Phu Tử có năm thứ: ‘Ôn Hòa, Lương Thiện, Cung Kính, Tiết Kiệm, Nhường Nhịn’ (Ôn, lương, cung, kiệm, nhượng). Phu tử xử sự, đãi người, tiếp vật đều ôn hòa, lương thiện, cung kính; đối với hết thảy người, sự, vật đều cung kính, tiết kiệm, nhẫn nhịn. Lão nhân gia làm ra hình dáng cho chúng ta thấy, chúng ta phải biết học theo. Thích Ca Mâu Ni Phật biểu hiện còn viên mãn hơn, rốt ráo và triệt để hơn nữa, vậy thì tại sao không học thánh nhân? Tại sao không học Bồ Tát? Học những chúng sanh tạo nghiệp này thì khổ quá đi thôi.

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm

gioidinhhue
10-25-2010, 04:39 AM
Thế Tôn tại ao Lợi thiên cung trong hội kinh này ủy thác chúng sanh đời Mạt cho ịa Tạng Bồ Tát giáo hóa, có đạo lý. Tam độc tham, sân, si của chúng sanh thời Mạt pháp tăng trưởng, chẳng biết sám hối, hướng thiện, chẳng biết hiếu thân tôn sư, chẳng hiểu thiện nhân thiện quả, phải nhờ ịa Tạng Bồ Tát giáo huấn. Nói cách khác, đời Mạt pháp chân chánh có thể giáo huấn hết thảy chúng sanh, bộ kinh này là khóa trình nhất định phải học, phải thường giảng giải, tuyên dương. Phật giao phó [trách nhiệm] hoằng dương kinh này cho hết thảy Bồ Tát tham dự hội, nghe xong chúng ta phải phát tâm gánh vác. Lời nhắn nhủ của Phật tôi cũng làm theo, cũng noi gương ịa Tạng Bồ Tát, y chiếu lời dạy trong kinh điển mà tu hành, đoạn hết thảy ác, tu hết thảy thiện, chẳng lo đến sanh mạng của mình, huống chi là khổ nạn của sự sanh hoạt. Nhất định phải làm theo giáo giới của Phật cho bằng được, quả báo sau này nhất định sẽ giống như kinh nói, chúng ta phát nguyện vãng sanh nhất định sẽ được sanh Tịnh ộ. Thứ tư là ‘Quả vô gián’.



Tứ giả bất vấn nam tử nữ nhân, Khương Hồ di địch, lão ấu quý tiện, hoặc long hoặc thần, hoặc thiên hoặc quỷ, tội hạnh nghiệp hoặc, tất đồng thọ chi, cố xưng Vô Gián.

Thứ tư là bất luận kẻ nam người nữ, Khương Hồ di địch [4], già trẻ, sang hèn, hoặc rồng hoặc thần, hoặc trời hoặc quỷ, tội hạnh nghiệp hoặc, đều đồng chịu như nhau, nên gọi là Vô Gián.

Những chúng sanh thọ tội trong địa ngục Vô Gián này rất phức tạp, có người nam, nữ, có người Trung Quốc, người ngoại quốc. ‘Khương Hồ di địch’ ngày nay chúng ta gọi là những người khác chủng tộc. ‘Già trẻ sang hèn’ đây là nói về cõi người. Ngoài cõi người ra còn những cõi khác, cõi trời, A Tu La, súc sanh, ngạ quỷ, nếu chúng sanh ở những cõi này tạo những tội nghiệp nói trên đều phải đọa địa ngục A Tỳ để thọ quả báo. ‘Long’ đại diện cho cõi súc sanh, ‘Thần’ trong kinh Lăng Nghiêm có nói đến cõi Tiên. ‘Thiên’ bao gồm cõi trời Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. ‘Quỷ’ là cõi ngạ quỷ. Nói cách khác, năm cõi ngoài cõi địa ngục tạo tác tội nghiệp đều là ‘tội hạnh nghiệp cảm, đều đồng chịu như nhau’, thế nên gọi là vô gián. Chúng sanh trong địa ngục Vô Gián vô cùng phức tạp.

Trong kinh Phật chúng ta thấy Tứ Thiền Thiên, Tứ Không Thiên, ở cõi Tứ Không thiên khi thọ mạng hết thì hơn phân nửa đều đọa vào địa ngục Vô Gián. Người ta thường nói “trèo cao té đau”. Tại sao họ phải đọa địa ngục Vô Gián? Họ cho rằng mình sanh đến trời Tứ Thiền, Tứ Không là đã chứng đại Niết Bàn. Khi thọ mạng chấm dứt thì họ hối hận nên hủy báng Tam Bảo, [họ nói] ‘Chư Phật Như Lai, Bồ Tát nói đại Niết Bàn đều là giả, tôi đã chứng rồi, khi thọ mạng hết vẫn còn đọa lạc’. Thế nên họ báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, trong sát na cuối cùng hủy báng Tam Bảo, tội này đọa địa ngục A Tỳ. Họ chẳng biết cảnh giới này đều là hư vọng, ngộ nhận là cảnh giới Niết Bàn, cho nên mới tạo tội nghiệp cực nặng. Thứ năm nói về ‘mạng vô gián’.



Ngũ giả nhược đọa địa ngục tùng sơ nhập thời chí bá thiên kiếp, nhất nhật nhất dạ, vạn tử vạn sanh, cầu nhất niệm gián, tạm trụ bất đắc, trừ phi nghiệp tận, phương đắc thọ sanh, dĩ thử liên miên cố xưng vô gián.

Thứ năm là nếu đọa địa ngục này thì từ lúc mới vào đến trăm ngàn kiếp, mỗi ngày mỗi đêm đều vạn lần chết đi vạn lần sống lại, cầu xin tạm ngưng dù chừng một niệm cũng không được, trừ phi nghiệp tội tiêu hết mới được thọ sanh, vì cứ liên miên như vậy nên gọi là vô gián.

Nếu trong địa ngục chịu hình phạt xong rồi chết mất, vậy thì phải chúc mừng cho họ, đó là chuyện vui rất lớn. Nếu trong địa ngục chết mất thì bất luận sanh đến cõi nào cũng là siêu sanh, khổ nạn cũng đều giảm nhẹ, là chuyện vui to lớn. Nhưng chẳng chết được, vừa chết đi rồi bị gió thổi một cái liền sống lại, tiếp tục thọ báo, thế nên ‘một ngày một đêm, muôn lần chết đi muôn lần sống lại’. ‘Vạn’ là hình dung, chẳng phải là con số, [thật ra thì] còn nhiều hơn con số ‘vạn’ này nữa. Chết đi sống lại, xong rồi chết nữa, cứ làm vậy hoài không gián đoạn, tạm thời nghỉ mệt một lát cũng không được. ‘Trừ phi nghiệp tiêu mất’, nghiệp bạn tạo thọ khổ báo trong địa ngục hết rồi thì mới chết đi, siêu sanh. Nếu tội nghiệp chưa hết, thì chẳng có cách chi thoát ly, đạo lý này chúng ta phải hiểu.

Hủy báng Tam Bảo, chúng ta nêu thí dụ này để nói. Nếu bạn dùng miệng hủy báng, nhất định phải đợi ảnh hưởng của sự hủy báng này trên nhân gian tiêu mất thì mới được thoát ra; nếu ảnh hưởng này vẫn còn thì chẳng có cách gì thoát khỏi địa ngục được. Thời gian của ảnh hưởng trên ngôn luận chẳng dài, thí dụ hủy báng Tam Bảo, có người nghe bạn nói cũng hủy báng theo; nhưng sau khoảng chừng ba mươi năm, năm mươi năm dần dần thì mọi người cũng quên mất, sức ảnh hưởng mất hết. Nếu như băng thâu âm hiện nay thì phiền phức lớn lắm, ảnh hưởng của việc này quá lớn, thời gian sẽ rất dài. Nếu có người giữ lại những băng thâu âm, thâu hình của bạn hủy báng Tam Bảo, thế thì phiền phức sẽ rất lớn. Nếu họ gởi vô bảo tàng viện giữ như đồ cổ, họ giữ chừng một vạn năm thì bạn sẽ ở trong địa ngục một vạn năm chẳng thể thoát khỏi, đây là một việc rắc rối. Nếu viết lời hủy báng, in thành sách thì còn phiền phức lớn hơn nữa. Trên thế giới này còn một cuốn sách thì bạn chẳng thoát ra nổi địa ngục A Tỳ. Nhất định phải đợi đến khi cuốn sách này chẳng còn tồn tại trên thế gian này nữa, đều bị hư hoại mất hết thì bạn mới thoát ra khỏi địa ngục.

Cùng một đạo lý, chúng ta nói ngược lại nếu bạn tán thán Tam Bảo, tán thán việc thiện, chỉ cần sức ảnh hưởng còn tồn tại thì phước báo của bạn sẽ được hưởng hoài. Một bên ngược một bên thuận, chúng ta phải tìm hiểu cặn kẽ, rõ ràng, minh bạch. Thế nên tại sao không giữ tâm tốt, làm việc tốt, nói lời tốt, làm người tốt vậy? Phước báo vô biên, ngược lại nếu tạo tội nghiệp khổ báo cũng vô biên, chỉ ở trên một niệm mà thôi. Chư Phật, Bồ Tát khuyên dạy chúng ta giữ tâm tốt, làm việc tốt, nói lời tốt, làm người tốt, tiêu chuẩn của tốt này ở đâu? ịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh chính là tiêu chuẩn tốt nhất. Chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác tương ứng với lời nói trong kinh điển thì đúng, nhất định sẽ được phước; phước báo này sẽ kéo dài nhiều đời nhiều kiếp, vĩnh viễn hưởng không hết. Muôn vàn chẳng thể làm trái ngược kinh giáo, tạo những việc ác, chỉ nhằm một chút lợi ích nhỏ nhoi trước mắt, sau này phải chịu khổ báo vô cùng, vậy thì cái được chẳng bù nổi cái mất. Xem tiếp kinh văn:



ịa Tạng Bồ Tát bạch Thánh Mẫu ngôn, Vô Gián địa ngục thô thuyết như thị, nhược quảng thuyết địa ngục tội khí đẳng danh, cập chư khổ sự, nhất kiếp chi trung cầu thuyết bất tận.

ịa Tạng Bồ Tát nói với Thánh Mẫu rằng: ‘Nói sơ lược về địa ngục Vô Gián là như vậy. Nếu nói rộng thêm về tên của những khí cụ hành tội cùng những sự khổ sở trong đó thì suốt một kiếp cũng không nói hết.’

Trong kinh này chỉ báo cáo sơ lược đơn giản mà thôi, nếu nói tường tận, đây là lời chân thật, nói một kiếp cũng chẳng hết. Một kiếp nói về cái gì? Nói về danh xưng của địa ngục, những hình phạt trong địa ngục, tên của dụng cụ hành hình, và những sự khổ của nó, nói một kiếp cũng chẳng hết. Chẳng nói đến địa ngục khác, chỉ nói về địa ngục Vô Gián, nói một kiếp cũng chẳng hết. Nếu nói hết về mười tám địa ngục thì hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp cũng sợ là chẳng nói hết, chúng ta nhất định phải hiểu sự thật này.



Ma Gia phu nhân văn dĩ, sầu ưu hiệp chưởng, đảnh lễ nhi thoái.

Ma Gia phu nhân nghe xong, buồn rầu chắp tay đảnh lễ rồi lui ra.

Ma Gia phu nhân thay mặt chúng ta khải thỉnh, nghe xong rất buồn rầu. Buồn rầu có hai nguyên nhân, một là buồn cho chúng sanh ở Diêm Phù ề, Ma Gia phu nhân vô cùng quan tâm thế gian này của chúng ta. Chúng sanh ở thế gian chúng ta vẫn tiếp tục tạo ác nghiệp không dứt, đây là chỗ Ma Gia phu nhân buồn rầu. Tự mình muốn cứu vớt, tâm có dư nhưng sức chẳng đủ, đây cũng là việc phu nhân buồn rầu. ‘ảnh lễ rồi lui ra’ là tôn trọng ịa Tạng Bồ Tát, lễ mạo vô cùng châu đáo, đều là biểu diễn cho chúng ta xem, dạy chúng ta.

ược rồi, thời gian đã hết.

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm

gioidinhhue
10-25-2010, 05:02 AM
Ngã kim hựu mông Phật phó chúc, chí A Dật a thành Phật dĩ lai, lục đạo chúng sanh khiển lịnh độ thoát.

Con nay lại được đức Phật phó chúc [từ nay] đến khi Ngài A Dật a thành Phật, phải làm cho chúng sanh trong lục đạo đều được độ thoát.

Phía trước chúng ta đã đọc qua, trong đoạn thời gian rất dài sau khi Ngài nhập diệt, đức Phật giao phó việc độ thoát, giáo hóa chúng sanh khổ nạn cho ịa Tạng Bồ Tát và hết thảy chư đại Bồ Tát tham dự hội kinh này, nhưng ịa Tạng Bồ Tát nắm phần chính yếu. Những câu này là ịa Tạng Bồ Tát nhận lời phó chúc của Thế Tôn, ngài y giáo phụng hành. Nói cách khác, khi Phật không còn tại thế, ai sẽ thay thế Phật? ịa Tạng Bồ Tát thay thế Phật mãi cho đến khi đức Phật kế tiếp ra đời. Từ đây có thể biết, chúng ta thấy trong bộ kinh này, cũng như ở hết thảy cõi nước chư Phật trong hư không pháp giới, hóa thân của ịa Tạng Bồ Tát tận hư không, trọn khắp pháp giới, khi thế giới nào không có Phật trụ thế, người đại diện cho Phật đều là ịa Tạng Bồ Tát. Không phải Ngài chỉ đại diện sau khi Thế Tôn diệt độ và trước khi Phật Di Lặc ra đời, mà ở hết thảy các cõi nước chư Phật, trong đoạn thời gian sau khi đức Phật trước diệt độ và trước khi đức Phật kế tiếp ra đời, người thay mặt đức Phật độ hóa chúng sanh đều là ịa Tạng Bồ Tát.

ịa Tạng Bồ Tát đáng cho người ta tôn kính, hoằng nguyện của Ngài ịa Tạng, chư Phật, Bồ Tát không thể không tán thán, không khâm phục. Tại sao vậy? Ngài độ những chúng sanh khó độ nhất, những chúng sanh do Phật độ phần nhiều đều có căn cơ chín muồi rồi, Phật mới xuất hiện đến độ họ. ịa Tạng Bồ Tát độ những chúng sanh căn tánh chưa chín muồi, vẫn đang tạo tội nghiệp như cũ, khó độ nhất. Do đó chúng ta phải đọc kỹ bộ kinh này, phải suy nghĩ, phải hiểu nghĩa thú, sau đó mới biết kinh này trong hết thảy kinh điển cũng thuộc về pháp luân căn bản. ặc biệt là trong thế giới của chúng ta, chúng sanh ở Diêm Phù ề, đây là pháp tu học căn bản của chúng ta. Hiểu rõ đạo lý này, đích thật có thể diệt hết thảy tội, có thể tu hết thảy thiện, tại sao vậy? Muốn có thể hiểu rõ ‘chân, vọng, tà, chánh, thị, phi, thiện, ác’ chẳng dễ! Nếu chẳng có trí huệ cao độ thì làm không nổi. Câu sau còn hay hơn nữa:



Dụy nhiên, Thế Tôn nguyện bất hữu lự.

Con xin vâng, xin Thế Tôn chớ lo âu.

An ủi Thế Tôn, xin Ngài chớ lo lắng. Trong thời Mạt pháp, pháp diệt lâu dài này, các tội khổ chúng sanh đều do Bồ Tát một vai gánh vác, Bồ Tát gánh vác trách nhiệm giáo hóa chúng sanh. Xin xem kinh văn:



Nhĩ thời, Phật cáo ịa Tạng Bồ Tát, nhất thiết chúng sanh vị giải thoát giả, tánh thức vô định, ác tập kết nghiệp, thiện tập kết quả, vi thiện vi ác, trục cảnh nhi sanh, luân chuyển ngũ thú, tạm vô hưu tức, động kinh trần kiếp, mê hoặc chướng nạn.

Bấy giờ Phật nói với ịa Tạng Bồ Tát: ‘Hết thảy chúng sanh chưa được giải thoát thì tánh thức không định, quen làm điều ác thì kết thành nghiệp, quen làm điều thiện thì kết thành quả; làm thiện làm ác đều theo cảnh mà sanh, luân chuyển trong Năm ường, chưa từng ngưng nghỉ, trải qua trần kiếp, mê hoặc chướng nạn

ây là lời đức Phật nói với ịa Tạng Bồ Tát, theo thói quen thì chúng ta gọi là khai thị cho ịa Tạng Bồ Tát. Nói thật ra, Bồ Tát ở đây là thay mặt cho chúng ta, Thế Tôn khai thị cho Bồ Tát, nhưng thực tế là khai thị cho chúng ta. Hiện nay chúng ta đang ở trong trạng thái gì, ở đây đức Phật nói rõ. Chúng ta tự mình nói không được, tự mình mê hoặc điên đảo, đức Phật hiểu rõ, nhắc nhở chúng ta.

‘Hết thảy những chúng sanh chưa giải thoát’, chúng ta phải hiểu hai chữ ‘giải thoát’, ‘giải’ là nói về phiền não, phiền não chẳng giải trừ, thuật ngữ ngày nay gọi là ‘giải phóng’, phiền não chưa được giải phóng. ‘Thoát’ là nói về sanh tử, sáu nẻo luân hồi, bạn chưa thể thoát khỏi sáu nẻo luân hồi. Tám chữ này chỉ chúng sanh trong sáu nẻo. Nếu chỉ nói hết thảy chúng sanh, Tứ Thánh pháp giới ngoài sáu nẻo cũng là chúng sanh, cũng thuộc về chúng sanh hữu tình; nhưng khi thêm chữ ‘chưa giải thoát’ bèn chuyên chỉ chúng sanh trong sáu nẻo. Chúng sanh trong sáu nẻo có trạng thái như thế nào? ‘Tánh thức vô định’, ‘Tánh’ là tâm tánh, ‘Thức’ là phân biệt, chấp trước; chẳng định, biến đổi quá lớn, niệm trước vừa diệt, niệm sau liền sanh, chẳng nhất định tiếp nối, thường thường thay đổi chủ ý, như vậy gọi là ‘tánh thức vô định’. ừng nói chúng ta đối với hết thảy người, hết thảy sự, chúng ta chẳng có chủ ý nhất định, đối với mình cũng chẳng khẳng định. Chuyện nghĩ hồi sáng, đến tối bèn thay đổi, đây là sự thật. Trong hết thảy ý niệm, Phật quy nạp thành ba loại lớn: ‘thiện, ác, vô ký’, là ba loại này. Thiện và ác là tạo nghiệp, vô ký là vô minh, cũng chẳng phải là việc tốt, chúng ta hiểu vô ký cũng tạo nghiệp. Vô ký tạo nghiệp gì? Nghiệp hồ đồ, vô minh hồ đồ, chẳng có trí huệ.

‘Ác tập kết nghiệp’, đã tạo ác nghiệp thì tương lai phải thọ ác báo. Một ác niệm phải thọ một ác báo, cái gì gọi là một ác niệm? Một ý niệm [dài cỡ] một sát na, một sát na cũng quá dài rồi. Kinh Nhân Vương nói với chúng ta: một khảy móng tay có chín trăm sanh diệt, cũng tức là có chín trăm ý niệm. Khởi một ý niệm thì phải thọ một lần quả báo, trong cuộc đời mấy chục năm của chúng ta tạo ra bao nhiêu nghiệp, làm sao không thọ báo cho được? Quả báo đi theo sự thiện ác của ý niệm, tùy theo cái nhẹ, nặng, lớn, nhỏ, lệch, viên mà quả báo sẽ khác nhau.

‘Thiện tập kết quả’, ‘quả’ là nói về thiện báo, phước báo nhân thiên, nhà Phật gọi là tiểu quả. Câu ‘Vi thiện vi ác, trục cảnh nhi sanh’ là nói một người tại sao lại tạo thiện, tại sao tạo ác? Gặp duyên khởi hiện hành. Thiện, ác là hạt giống chất chứa trong A Lại Da Thức, hạt giống tập khí vĩnh viễn sẽ không tiêu mất, một khi gặp duyên nó sẽ khởi lên. Gặp ác duyên liền moi tập khí ác đem ra, gặp thiện duyên thì hạt giống thiện sẽ khởi lên, tự mình chẳng thể làm chủ, chẳng thể khống chế, thường gọi là chẳng có định lực, chẳng có trí huệ. Trí huệ là quán sát minh liễu, định lực là chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc, phải đến cảnh giới này thì con người mới không tạo nghiệp. Nếu chẳng tới cảnh giới này, những sự thị - phi, thiện - ác ở cảnh giới bên ngoài bạn chẳng thể phân biệt rõ ràng, bạn chẳng biết. Chúng ta là phàm phu chúng ta cũng chẳng biết, Phật dạy chúng ta một nguyên tắc rất tốt, đó là dùng tâm thuần thiện để xem người, xem sự, xem vật, cách này rất tốt, tuyệt đối sẽ được lợi ích. Khi gặp người thiện, việc tốt, thì đây là Phật, Bồ Tát thị hiện chánh diện để dạy chúng ta, khi gặp người ác, chuyện ác thì đây là Phật, Bồ Tát thị hiện nhắc nhở chúng ta; xem hết thảy người, hết thảy sự, hết thảy vật đều là Phật, Bồ Tát thị hiện thì tâm chân thành, tâm cung kính của chúng ta mới có thể sanh khởi.

Trong hội kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử cũng dạy chúng ta giống vậy, năm mươi ba vị Phật, Bồ Tát thị hiện nam nữ, già trẻ, các ngành các nghề chính là xã hội hiện thực của chúng ta. Nếu chúng ta muốn thành tựu ngay trong đời này thì chỉ có học theo cách này mà thôi. Cách học này, nói cho chư vị biết, nhất định chẳng phải miễn cưỡng mình, chẳng phải ép mình nhất định phải có cách nhìn như vậy. Vốn là như vậy, chẳng có tơ hào miễn cưỡng. Trong kinh chúng ta nghe chư Phật, Bồ Tát giảng đơn giản, vắn tắt những nguyên lý, nguyên tắc này. Kinh Hoa Nghiêm nói hết thảy pháp thế, xuất thế gian đều ‘duy tâm sở hiện, duy thức sở biến’. Nếu chúng ta chân chánh có thể lãnh hội được ý nghĩa của tám chữ này, có thể ngộ được những gì nói trong kinh Hoa Nghiêm là thật, chẳng giả, chẳng phải dạy chúng ta giả dụ dùng cách nhìn này, mà là chân tướng sự thật. ích thật ngoài mình ra, hết thảy người, hết thảy sự, hết thảy vật đều là chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, đại quyền thị hiện, thành tựu cho phàm phu như mình. Chứ [kinh Hoa Nghiêm] không nói: “Anh cứ thử làm theo cách giả dụ như vậy xem sao!” Nếu [nói vậy] thì không được rồi, không có ý nghĩa như vậy! Có [thật sự thị hiện đại từ đại bi] như vậy thì chúng ta mới tiếp nhận được giáo huấn chân thật của Như Lai.

Cho nên khi chúng ta thấy chuyện thiện, chuyện tốt, người tốt thì phải khích lệ mình, khi thấy người ác, chuyện ác thì phải tự cảnh giác; những người, sự, vật này không có gì chẳng phải là thiện tri thức, không có ai chẳng là Phật, Bồ Tát, được vậy thì chúng ta trong cảnh giới này, cả đời này mới có thể viên thành Phật đạo. Sau khi mình học thành công rồi cũng phải thị hiện cho người khác thấy, cũng nêu gương tốt cho người khác. Chữ ‘tốt’ ở đây chẳng phải là chữ tốt trong tốt - xấu, ‘tốt’ trong tốt - xấu là tương đối, chữ ‘tốt’ ở đây đã buông bỏ hoàn toàn cả hai bên tốt - xấu, là ‘tốt chân thật’. Thế nên bạn có thể thị hiện trên mặt chánh, cũng có thể thị hiện trên mặt trái, đều có chung một mục đích làm cho chúng sanh giác ngộ, làm cho chúng sanh quay về, như vậy gọi là ‘nêu gương tốt’. Thế nên phải nhớ ‘vi thiện vi ác, trục cảnh nhi sanh’ (làm thiện làm ác đều theo cảnh mà sanh), cảnh giới là duyên, chỗ khác nhau lớn nhất giữa người giác ngộ và người mê hoặc là quán sát cảnh duyên không giống nhau, vận dụng cảnh duyên để trợ tu chẳng tương đồng. Người giác ngộ thì khéo quán sát cảnh duyên, lợi dụng cảnh duyên để tăng trưởng đạo nghiệp của mình, người mê hoặc thì mê trong cảnh duyên và tạo nghiệp. Ở chỗ này nói ‘kẻ chưa giải thoát’ là những chúng sanh mê hoặc điên đảo, những chuyện thiện, chuyện ác của họ đều là tương đối. ‘Thiện’ là thiện pháp trong thế gian, chỉ có thể đạt được thiện quả ở cõi trời và người, chẳng thể thoát khỏi Tam giới. ‘Ác’ thì nhất định đọa tam ác đạo, tam ác đạo thì địa ngục là chính, ngạ quỷ và súc sanh đều là phụ thuộc.

‘Luân chuyển ngũ đạo’, ‘luân chuyển’ là luân hồi, ‘ngũ đạo’ là chẳng kể A Tu La, chỉ nói Trời, Người, Quỷ, Súc sanh, ịa ngục, nói năm đường này. Tại sao không kể A Tu La? Kinh Lăng Nghiêm nói với chúng ta trừ cõi địa ngục ra, bốn cõi kia đều có A Tu La. Quả báo A Tu La lớn nhất là A Tu La ở cõi trời, kế đó là nhân gian A Tu La, trong cõi quỷ cũng có A Tu La, quỷ vương A Tu La ác độc, trong súc sanh cũng có A Tu La, thế nên A Tu La có thể không xếp riêng ra. Nếu xếp riêng ra một cõi A Tu La thì là A Tu La ở cõi Trời. Nếu chẳng xếp riêng thì A Tu La ở cõi Trời gộp chung vô Thiên ạo. Thế nên nói ngũ đạo, lục đạo đều giống nhau. ‘Luân chuyển ngũ đạo, tạm vô hưu tức’ là nói sanh tử luân hồi, trong kinh Đại thừa đức Phật thường nói ‘sanh tử mệt mỏi chẳng ngưng nghỉ’, ở cõi này chết đi bèn đến cõi khác đầu thai, sanh đến cõi ấy; sanh tử xong rồi lại tử sanh, vĩnh viễn chẳng ngưng nghỉ, thế nên ví như ‘bánh xe xoay vần’ -- luân chuyển’, khổ chẳng thể tả. ‘ộng kinh trần kiếp’, trải qua trần điểm kiếp.

‘Mê hoặc chướng nạn’. ‘Mê’ là vô minh phiền não, trong lục đạo gọi là Kiến Tư phiền não, đây là mê, mê hoặc. ‘Chướng’, thường nói về Nhị chướng, Tam chướng. Tam chướng ‘Hoặc, Nghiệp, Khổ’, mê hoặc, tạo nghiệp, thọ báo. Tại sao là ‘chướng’? Chướng ngại sự minh tâm kiến tánh của bạn. ‘Nạn’ là ‘Bát nạn’, chúng ta thường nói về ‘tam đồ, bát nạn’, ‘nạn’ là bạn gặp nạn. Trong ‘Tám nạn’ đặc biệt phải để ý ‘thế trí biện thông’ là một trong tám nạn, một số người cứ cho rằng ‘thế trí biện thông’ là chuyện tốt. ‘Trường Thọ thiên’ là một trong tám nạn, ‘Trường thọ thiên’ ở đâu? Tứ Không Thiên. Tại sao nói Tứ Không Thiên là ‘bị nạn’? Trong Tứ Không Thiên chẳng có Phật, Bồ Tát giảng kinh thuyết pháp. Nói ‘nạn’, tám thứ nhân duyên, mù điếc câm tám thứ nhân duyên chướng ngại cơ duyên nghe pháp của bạn, làm cho bạn chẳng dễ tiếp xúc đến Phật pháp, chẳng có cơ hội học Phật, như vậy gọi là gặp nạn, chẳng phải nạn thường, chẳng có cơ hội học Phật chính là gặp nạn. Trường Thọ Thiên, sanh đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, thọ mạng tám vạn đại kiếp, trong thời gian dài tám vạn đại kiếp này chẳng được tiếp xúc đến Phật pháp, bạn nói xem: Như vậy thì đáng tiếc dường nào!

Trong kinh này, Phật, Bồ Tát tán thán người ở cõi Diêm Phù ề chúng ta. Người ở Diêm Phù ề tuy rất dễ tạo tội nghiệp, nhưng cũng có chỗ tốt, [tức là] cũng rất dễ [giác ngộ và biết] quay về cho nên Phật, Bồ Tát tán thán. ịa Tạng Bồ Tát nói khi chúng ta làm việc thiện, việc thiện rất nhỏ, ‘như sợi lông, như một giọt’ chuyện thiện nhỏ nhoi như vậy Phật, Bồ Tát nhìn thấy cũng hoan hỷ, đều vui lòng đến giúp đỡ. ây là nói chúng sanh ở địa phương này tuy tạo nghiệp nhưng dễ quay về. Còn cõi trời, càng lên cao càng khó quay về. Trong kinh Phật có nói đến ‘Hai mươi thứ học Phật khó’. ‘Giàu sang học Phật khó’, người cõi trời giàu sang, mỗi ngày hưởng phước, hưởng được rất tự tại, học Phật gian khổ như vậy nên họ chẳng chịu học, họ chẳng biết khổ. ‘Bần cùng học đạo khó’, một ngày ba bữa ăn không no, mỗi ngày đều chịu đói, trong trạng thái đói meo như vậy thì còn có lòng dạ gì nữa để học Phật! Ví trên trời là giàu sang, tam ác đạo ví là bần cùng, cả hai đều khó khăn. Thế nên, người nào trong nhà tương đối đủ ăn, cũng không giàu có lắm, cũng chẳng bị chết đói, hạng người này dễ giác ngộ, họ biết khổ, dễ giác ngộ. Thế nên Nhị chướng, Tam Chướng, Bát Nạn chẳng dễ thoát ly.

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm