PDA

View Full Version : Tội trộm cắp của Thường Trụ



gioidinhhue
10-25-2010, 03:35 AM
<strong> Nhược hữu chúng sanh thâu thiết thường trụ tài vật cốc mễ, ẩm thực y phục, nãi chí nhất vật bất dữ thủ giả, đương đọa vô gián địa ngục, thiên vạn ức kiếp cầu xuất vô kỳ.

Nếu có chúng sanh trộm cắp tài vật, lúa gạo, đồ ăn thức uống, y phục của thường trụ, cho đến một vật không cho mà lấy; kẻ đó phải đọa địa ngục Vô Gián trong ngàn vạn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.</strong>

Hai câu sau cùng là quả báo phải có của họ. Thường trụ phía trước đã nói rồi, [có] bốn thứ thường trụ. Nếu bạn dùng tâm trộm cắp, tâm thâu đạo để đi trộm cắp, hoặc để tự mình dùng, trộm về để tự mình hưởng thọ, hoặc cho người thân, quyến thuộc dùng đều phạm tội này, tội này rất nặng. Kinh Quán Phật Tam Muội nói trộm cắp đồ vật của Tam Bảo, tội ấy lớn hơn tội giết tám vạn bốn ngàn cha mẹ, sát hại cha mẹ phía trước có nói là tội nghiệp đọa địa ngục A Tỳ. Trộm cắp đồ vật của Tam Bảo còn nặng hơn tội giết cha mẹ. Nặng hơn bao nhiêu, chúng ta không cách gì tưởng tượng được nổi. Trong kinh Phật thí dụ còn nặng hơn tội giết hại tám vạn bốn ngàn cha mẹ. Hoa Tụ Bồ Tát trong kinh nói: Ngũ nghịch bốn trọng tội tôi còn có thể cứu, trộm Tăng vật thì tôi không thể cứu. Hoa Tựu Bồ Tát là ẳng Giác Bồ Tát, ngang hàng với Quán Âm, Thế Chí, ịa Tạng Bồ Tát, lời các ngài nói là lời chân thật, chẳng giả.

Hiện nay địa phương này của chúng ta, đạo tràng này là đạo tràng cư sĩ, đạo tràng cư sĩ hoằng hộ chánh pháp, nhân quả của nó tương đồng với tự viện, am đường. Những việc này chúng ta phải nhận thức rõ ràng, nếu chúng ta cần thì có thể nói rõ cho thường trụ biết, thường trụ cúng dường, vậy là chính xác. Nhất định không được dấu thường trụ mà tự mình trộm lấy, vậy là sai lầm. Vật thường trụ dễ phạm nhất là: giấy, như bao thơ, giấy viết thơ, chúng ta tùy tiện lấy để viết thơ riêng, chuyện này là chuyện rất nhỏ, người chẳng học Phật đâu biết? Thông thường trong xã hội, trong cơ quan chánh phủ cũng vậy, công ty tư nhân cũng vậy, những vật dụng của chủ như những vật này, nếu cứ tùy tiện lấy xài, chẳng hiểu Phật lý. Ở ài Trung tôi theo học thầy Lý mười năm, thầy Lý làm việc trong văn phòng của giám đốc Sở Quản Trị Tế Tự Khổng Miếu, cụ làm Chánh Thư Ký cho vị đứng đầu cơ quan ấy. Thầy nói với chúng tôi, mỗi lần đi lấy giấy viết thơ, bao thơ, nhất định phải nói cho giám đốc Sở Quản Trị Tế Tự Khổng Miếu biết: Tôi lấy những giấy, bao thơ này, có khi viết thơ cá nhân cũng dùng. Ông giám đốc này nói thầy Lý lải nhải, Có ai không làm như vậy đâu? Tại sao mỗi lần lấy ông đều phải nói mấy câu này chi vậy?. Thầy Lý nói: Tôi nói mấy câu này, ông chịu cho thì tôi không phạm giới; nếu tôi không được ông đồng ý chấp thuận, tôi dùng giấy của công để viết thơ riêng thì tôi phạm giới trộm cắp. ây là người hiểu lý, một tờ giấy, một bao thơ thầy cũng cẩn thận như vậy, vậy thì có thể suy ra những việc khác. Thế nên một giới nhỏ cũng phải cẩn thận, không thể coi thường, cứ cho rằng đây là chuyện rất nhỏ không có tội, chẳng nghiêm trọng, đó là chúng ta nghĩ sai, nhìn sai rồi.

Tôi đã từng kể với chư vị đồng tu, hồi trước lúc tôi học trung học có một vị hiệu trưởng tên là Châu Bang ạo, người Giang Tây, sau này ông cũng đến ài Loan. Trước kia ở Trung Quốc đại lục, ông ta từng làm giám đốc Sở Giáo Dục tỉnh Giang Tây, sau khi kháng chiến thắng lợi, ở ài Loan ông làm thứ trưởng bộ Giáo Dục đặc trách công tác thi cử, chức này ở Trung Quốc tức là phó bộ trưởng thứ nhất. Chánh phủ cấp xe cho ông dùng, khi đi công tác thì ông dùng xe chánh phủ, khi nào đi làm chuyện riêng thì đi xe bus. Tại sao vậy? Không dám lãng phí xăng dầu của chánh phủ, không xâm tổn tài vật của quốc gia. Trong thời đại ngày nay vẫn còn quan viên như vậy, đây là gương tốt đáng cho chúng ta học tập. ều là cư sĩ tại gia, mỗi ngày đều đọc kinh, hiểu rõ đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật, họ làm gương cho chúng ta xem. Trong nhà có điện thoại do chánh phủ cấp, nếu không phải là việc công thì không dùng điện thoại này, con nít trong nhà cũng không cho dùng điện thoại. Niệm niệm đều vì quốc gia, giúp quốc gia tiết kiệm một phân tiền đều là việc tốt, chẳng dám lãng phí chút nào. Ngày nay chúng ta dùng điện thoại gọi đến nước khác, không biết nói vắn tắt, cứ lải nhải nói hoài, [đó là] xâm tổn thường trụ. Chuyện quan trọng trong vòng vài câu nói có thể giải quyết vấn đề, một khi cầm điện thoại lên cứ nói chuyện đâu không, hỏi tới hỏi lui, tiền điện thoại này là do thường trụ trả, xâm tổn thường trụ, mọi người chẳng biết chuyện này lợi hại ra sao.

Thế nên tôi khuyến khích mọi người, hiện nay chúng ta có một số chuyện cần phải biết, cách truyền đạt tin tức tốt nhất là dùng máy truyền chân (fax), dùng fax có thể tiết kiệm thời gian. Năm phút có thể truyền đi mười mấy trang giấy, trong mười mấy trang giấy này nội dung bạn viết quá đầy đủ rồi, cách làm như vậy rất tốt. Hơn nữa khi người nhận coi lần đầu không rõ thì có thể coi lần thứ hai. Gọi điện thoại nói nửa tiếng đồng hồ chẳng có hiệu quả bằng năm phút dùng fax, phí tổn dùng máy fax giống như dùng điện thoại, bạn tiết kiệm được bao nhiêu! Chẳng biết tạo tác tội nghiệp đọa địa ngục A Tỳ, tự mình không biết. Tương lai đọa địa ngục A Tỳ rồi mới kêu oan uổng, Diêm La Vương đem những chuyện này bày trước mặt cho bạn coi, bạn nghẹn ngào chẳng thốt nên lời, chứng cớ đều có sẵn trước mặt. Trong Giới Kinh có nói rõ, ở đây chỉ nêu lên những điểm chính và nói sơ lược mà thôi.

Hiện nay chúng ta phải thể hội đến sự khó khăn về vật lực, hết thảy những chúng sanh này, chúng sanh trên toàn thế giới, chẳng hay chẳng biết tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp. Tuy là hưởng phước, rất mau thì sẽ hưởng hết phước này. Hưởng hết phước thì tai nạn sẽ đến, tai nạn này trong Phật pháp gọi là Hoa Báo, Quả Báo sẽ ở địa ngục, hoa báo là điềm báo trước của quả báo, chúng ta làm sao không cảnh giác cho được! Tại sao trong đời này, trong vòng mấy mươi năm ngắn ngủi, không cắn chặt răng học theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống một cuộc sống đơn giản nhất, thuần phát nhất. Ngoài việc hoằng pháp lợi sanh ra, làm lợi ích cho đại chúng, chúng ta phải nên làm. Những nhu cầu cá nhân trong đời sống nhất định phải tiết kiệm đến mức thấp nhất. Nếu những người xuất gia chúng ta, trên thân một đồng cũng chẳng có, hãy nên thật sự giữ đúng như pháp. Khi ra ngoài cần dùng tiền thì thường trụ cung ứng, khi ra ngoài cũng phải tiết kiệm, khi trở về nếu còn dư thì giao trả cho thường trụ. Nếu chúng ta có thể làm như vậy, nhất định sẽ được hết thảy chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần chăm sóc, bảo vệ. Ngày nay chúng ta khởi tâm động niệm, những chuyện mình làm chẳng đúng như lý, như pháp, nói thật ra chư Phật không hộ niệm cho bạn, long thiên thiện thần khinh dể bạn. Ai ở xung quanh bạn? Yêu ma quỷ quái. Yêu ma quỷ quái thừa dịp [khuấy nhiễu], thế nên bạn thường có bịnh khổ, thường bị tai ương, trừng phạt, tự mình còn không tự giác.

Người không học Phật thì thật sự chẳng biết, người học Phật hiểu rồi, đời này chúng ta đến thế gian này để làm gì? Chỉ có hai việc: Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. Trên cầu Phật đạo thì nhất định phải niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thế giới, vậy tức là thượng cầu, trong đời này nhất định có thể làm được. Hạ hóa chúng sanh là làm gương tốt cho hết thảy chúng sanh, vậy thì bạn sẽ làm được việc Hạ hóa này rất viên mãn. Ngày nay người thế gian tham tiền tài, tham danh, tham lợi, chúng ta làm gương tốt, phải xả bỏ tài, danh, lợi sạch sành sanh, như vậy là hạ hóa. Chẳng cần phải nói, cũng chẳng cần người ta biết, khi bạn chịu làm, có một, hai người biết thì họ sẽ tuyên dương, sẽ nói cho người ta biết. [Họ sẽ nói:] Những người xuất gia ở nơi ấy làm như vậy, những người xuất gia ấy thân tâm thanh tịnh, được đại tự tại, trí huệ sung mãn, làm cho người thế gian ngưỡng mộ, mong mỏi, đến để học theo bạn, vậy thì mới đạt đến hiệu quả thật sự làm lợi ích cho chúng sanh.

Tai nạn thế gian từ đâu đến? Người thế gian cho rằng những chuyện xảy ra trong thiên nhiên chẳng liên quan đến chúng ta, thế nên đều gán những tai nạn này thành tai hại thiên nhiên, chẳng do sức lực con người có thể làm nên, đều đẩy trách nhiệm hết. Chỉ có người chân chánh học Phật biết được, y báo và chánh báo là một thể, y báo và chánh báo chẳng hai. ặc biệt là kinh Hoa Nghiêm, giảng những đạo lý, chân tướng sự thật này rất thấu triệt, minh bạch. Chúng ta khởi tâm động niệm, những gì mình làm, nhỏ như sợi lông tơ, như hạt bụi, chẳng đáng gì hết, nhưng đều ảnh hưởng đến tận hư không, trọn khắp pháp giới. Thế nên Phật nói cho chúng ta cảm từ cộng nghiệp, chúng ta nghe xong lời này nhất định sẽ không có nghi hoặc gì cả. Thời xưa, hàng vua chúa bao gồm cả những phần tử trí thức, phần tử trí thức ở Trung Quốc chẳng ai không đọc sách Phật cả, họ đều hiểu đạo lý này. Khi gặp tai họa thiên nhiên, họ đều hết lòng phản tỉnh, sám hối, sửa sai đổi mới, để cứu vãn kiếp vận, họ hiểu được đạo lý này. Hiện nay người học khoa học không thừa nhận sự thật này, cho rằng đây là vọng tưởng, ảo tưởng, chẳng phù hợp với nguyên tắc khoa học, [đấy là] mê tín vào khoa học. Những gì khoa học nghiên cứu chỉ là một bộ phận trong cả vũ trụ nhân sanh, Phật pháp nói về toàn thể, nếu chấp trước một bộ phận nào đó thì trước sau gì cũng sẽ tổn hại đến toàn thể. Chỉ có quan tâm đến cả toàn thể thì mới giải quyết vấn đề, đây là điều chúng ta không thể không biết. Trong kinh điển ại Thừa, Phật thường dạy chúng ta hiểu rõ ý nghĩa đường hướng, chúng ta hiểu cạn cợt thì không được, phải hiểu cho sâu, nhất định phải đích thân ra sức mà làm.

xem tai day
http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm