gioidinhhue
10-25-2010, 01:27 AM
Chánh kinh:
Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân, quy ư Tịnh Độ.
(Nay trong cõi này, nhiếp người niệm Phật quay về Tịnh Độ)
Ba câu này nêu rõ nhiệm vụ của Bồ Tát khi vào trong thế giới này: Chỉ dạy chúng sanh y giáo phụng hành, ai nấy đều có cơ hội giác ngộ chân tướng của nhân sanh vũ trụ, viên thành Phật đạo. Việc giáo hóa chúng sanh này cũng có thể gọi là gia nghiệp của Như Lai. Thế giới này là thế giới ngũ trược ác khổ, kinh Vô Lượng Thọ mô tả là ngũ thống, ngũ thiêu (năm điều đau đớn, năm điều thiêu đốt). Sống trong thời đại này, mức độ ác trược càng sâu càng mạnh, chẳng luận trong nước hay ngoài nước, tánh tình con người tham, sân, si mạn tăng trưởng không ngừng. Ở những nơi tôi đi đến và có dịp quan sát, lại càng thấy đáng sợ vô cùng. Ác trược đã đạt đến mức độ tương ứng thì hậu quả là khó tránh tai nạn phát sanh, con người hiện tại phải nên cảnh tỉnh.
Chữ Tịnh Độ chỉ Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng thuộc vào địa cầu này, chẳng thuộc trong Thái Dương Hệ, cũng chẳng thuộc trong Ngân Hà Hệ. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cho rằng Ngân Hà Hệ bất quá chỉ là một đơn vị thế giới mà thôi. Khu vực giáo hóa của một đức Phật gồm một trăm ức Ngân Hà Hệ. Bài văn này của cụ được in trong phần phụ lục cuốn chú giải kinh Vô Lượng Thọ. Ở phương Tây bên ngoài đại thiên thế giới của chúng ta, cách xa mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới Cực Lạc rộng lớn, là khu vực giáo hóa của đức Phật A Di Đà, khoảng cách giữa thế giới Cực Lạc và địa cầu của chúng ta là một con số thiên văn (ý nói rất lớn) làm sao có thể đến được nổi? Quý vị đọc kinh Đại Thừa liền biết: Muốn đến được Cực Lạc chẳng phải là chuyện khó. Bởi lẽ, cùng tận hư không khắp pháp giới đều là vật do tâm tánh ta biến hiện, chẳng cần biết khoảng cách xa hay gần, đều chẳng thể vượt khỏi phạm vi của tâm ta. Đã thuộc trong tâm thì trong một niệm bèn có thể đến đó được.
Tốc độ của niệm lực cùng khắp, không có vật chất gì có thể so sánh được. Trong mỗi giây, ánh sáng có thể đạt đến tốc độ ba mươi vạn dặm, nhưng niệm lực nơi tâm trong khoảng sát na, chưa đến một giây, đã có thể trọn khắp vô tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta biết bản năng này của nhân loại; Phật chỉ dạy chúng ta cách khôi phục bản năng của chính mình. Nếu nói đức Phật có thể ban cho chúng bất cứ vật gì, nói như vậy là lừa người, bởi thế mới nói trong Phật pháp không có mảy may mê tín nào cả!
Trong hư không, địa cầu vô cùng nhỏ bé, các tôn giáo khác tin kính Nước Trời, trời phải đâu chỉ có một, đức Phật nói có hai mươi tám cõi trời, mỗi tầng trời đều có hoàn cảnh sanh hoạt riêng, kinh Phật mô tả cực tường tận. Không gian hoạt động thật sự của chúng ta có phạm vi cực rộng, mỗi một tinh cầu trong hư không đều liên quan đến ta. Có vị đồng học bảo tôi, các nhà khoa học Tây Phương dùng phương pháp khoa học, truy tìm quá khứ của một người, chứng minh con người thực sự có chuyển thế, có người đời trước là người ở địa phương nào đó, có người từ trong đường súc sanh mà đến, lại còn có người từ tinh cầu khác sanh về đây. Không gian lớn vô hạn, lẽ tự nhiên là người trên địa cầu có thể từ tinh cầu khác sanh vào đây.
Nói trên mặt Sự, cõi này là quán trọ, Tịnh Độ là quê nhà. Quán trọ và quê nhà phải dùng thời gian mà luận, người sống trong thế giới này mang tánh cách tạm thời, sau khi đến Tây Phương, thọ mạng vô hạn, thời gian dài lâu mới là quê nhà. Mê thì đánh mất phương hướng, giác ngộ rồi không ai là chẳng hồi đầu, thảy đều muốn trở về Tây Phương cả.
Đại Thế Chí dùng sức bổn nguyện oai thần gia trì người niệm Phật, nhưng người niệm Phật vẫn cứ phiền não, vẫn có thoái chuyển, vẫn có tâm tham luyến. Đây chẳng phải là nguyện lực của Bồ Tát có vấn đề, mà là do nghiệp chướng tập khí của chính mình quá nặng. Phật, Bồ Tát không có ý niệm cưỡng bách một cá nhân nào phải làm như thế này, như thế nọ. Nếu các Ngài có ý niệm như thế, tâm các Ngài chẳng thanh tịnh. Phật, Bồ Tát là thầy, chúng ta phải thành khẩn tiếp nhận lời dạy răn của các Ngài, làm theo.
Chương kinh văn này chỉ có hai trăm bốn mươi bốn chữ, nhưng nếu hiểu rõ ý nghĩa, y theo phương pháp lý luận kinh dạy để tu học thì chính là được Đại Thế Chí Bồ Tát gia trì. Y theo đây tu học ắt chẳng bị thoái chuyển, công phu tự nhiên đắc lực, lâm chung các Ngài ắt đến tiếp dẫn.
Có năm pháp môn thấy được đức Phật trong năm cõi, cổ đức có nói như vậy, riêng nêu tại đây để mọi người cùng tham khảo, nhưng bất tất phải học theo, chỉ để sau này có ai nhắc đến, chúng ta khỏi bỡ ngỡ, việc tu hành của chính mình đương nhiên phải lấy lời Phật làm chuẩn mực. Năm pháp môn đó là:
- Nhớ tưởng ngoại cảnh niệm Phật.
- Nhiếp cảnh quy tâm niệm Phật.
- Tâm cảnh dung thông niệm Phật.
- Tâm cảnh cùng mất niệm Phật.
- Viên dung vô tận niệm Phật.
Đầy đủ ba tư lương Tín - Nguyện - Hạnh, ba diệu huệ Văn - Tư - Tu, mới gọi là người niệm Phật. Nếu chỉ là miệng niệm Phật suông, trong tâm suy nghĩ lung tung, Đại Thế Chí chẳng biết làm cách nào! Tu Tịnh Độ phải có đủ điều kiện Tịnh Độ, tức là ba tư lương. Thật sự tin có Phật A Di Đà, lòng tin hoàn toàn thành khẩn; nguyện học theo A Di Đà Phật, thật sự nguyện sanh về Tây Phương Tịnh Độ; Hạnh là niệm một câu thánh hiệu A Di Đà Phật này. Trong sanh hoạt thường ngày tuân theo mỗi điều Phật dạy răn thành nề nếp. Đó là Chánh Trợ Song Tu.
Lại còn phải có ba diệu huệ Văn - Tư - Tu. Văn ngụ ý tiếp xúc, tai nghe âm, mắt thấy sắc, lấy một chữ Văn làm tiêu biểu cho tất cả nên gọi là Văn. Tư ngụ ý hiểu rõ, chứ không phải là suy xét, suy xét là thuộc về thức thứ sáu. Một phen tiếp xúc bèn hiểu rõ, hiểu rõ xong, tu hành quyết định chẳng mê. Văn - Tư - Tu đồng thời. Đấy là cách tu hành của Bồ Tát, khi vãng sanh, quá nửa sẽ sanh vào Thật Báo Trang Nghiêm độ, thuộc về Lý Nhất Tâm Bất Loạn. Ngẫu Ích đại sư nói: Niệm Phật dù hữu niệm thì rốt cuộc cũng nhất định đạt đến vô niệm; từ Sự niệm rốt cuộc cũng nhất định đạt đến Lý Niệm.
Tịnh Tông Học Hội đòi hỏi người niệm Phật phải có đủ năm đức, ba phước, lục hòa, tam học, lục độ, thập nguyện, một bề chuyên niệm cầu sanh Tịnh Độ. Lấy Phật làm cảnh, tâm nguyện giải hạnh, mỗi mỗi đều giống như Phật mới là người niệm Phật chân chánh. Đấy là những điều chúng tôi đề xướng bao năm qua. Trong thế giới ác trược này, khởi tâm động niệm, xử thế đãi người, tiếp vật như thế nào, sao cho cõi lòng chúng ta vẫn thanh tịnh vô nhiễm, thành tựu trí huệ công đức thì những điều kiện vừa nói ở phần trên rất trọng yếu.
Thứ nhất là năm đức, đó là căn bản lớn lao để làm người. Đó chính là thái độ xử thế đãi người cả một đời của vị Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Phu Tử. Mọi đệ tử cửa Khổng đều công nhận thầy mình có năm đức, tức là Ôn, Lương, Cung, Kiệm, Nhượng (ôn hòa, hiền lương, cung kính, tiết kiệm, khiêm nhượng), lấy tư tưởng Nho Gia làm cơ sở hòng kiến lập vô thượng Đại Thừa Phật pháp, rồi mới học những thứ khác.
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/daithechiniemphatvienthongluocgiang/luocgiang/luocgiang2.htm
Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân, quy ư Tịnh Độ.
(Nay trong cõi này, nhiếp người niệm Phật quay về Tịnh Độ)
Ba câu này nêu rõ nhiệm vụ của Bồ Tát khi vào trong thế giới này: Chỉ dạy chúng sanh y giáo phụng hành, ai nấy đều có cơ hội giác ngộ chân tướng của nhân sanh vũ trụ, viên thành Phật đạo. Việc giáo hóa chúng sanh này cũng có thể gọi là gia nghiệp của Như Lai. Thế giới này là thế giới ngũ trược ác khổ, kinh Vô Lượng Thọ mô tả là ngũ thống, ngũ thiêu (năm điều đau đớn, năm điều thiêu đốt). Sống trong thời đại này, mức độ ác trược càng sâu càng mạnh, chẳng luận trong nước hay ngoài nước, tánh tình con người tham, sân, si mạn tăng trưởng không ngừng. Ở những nơi tôi đi đến và có dịp quan sát, lại càng thấy đáng sợ vô cùng. Ác trược đã đạt đến mức độ tương ứng thì hậu quả là khó tránh tai nạn phát sanh, con người hiện tại phải nên cảnh tỉnh.
Chữ Tịnh Độ chỉ Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng thuộc vào địa cầu này, chẳng thuộc trong Thái Dương Hệ, cũng chẳng thuộc trong Ngân Hà Hệ. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cho rằng Ngân Hà Hệ bất quá chỉ là một đơn vị thế giới mà thôi. Khu vực giáo hóa của một đức Phật gồm một trăm ức Ngân Hà Hệ. Bài văn này của cụ được in trong phần phụ lục cuốn chú giải kinh Vô Lượng Thọ. Ở phương Tây bên ngoài đại thiên thế giới của chúng ta, cách xa mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới Cực Lạc rộng lớn, là khu vực giáo hóa của đức Phật A Di Đà, khoảng cách giữa thế giới Cực Lạc và địa cầu của chúng ta là một con số thiên văn (ý nói rất lớn) làm sao có thể đến được nổi? Quý vị đọc kinh Đại Thừa liền biết: Muốn đến được Cực Lạc chẳng phải là chuyện khó. Bởi lẽ, cùng tận hư không khắp pháp giới đều là vật do tâm tánh ta biến hiện, chẳng cần biết khoảng cách xa hay gần, đều chẳng thể vượt khỏi phạm vi của tâm ta. Đã thuộc trong tâm thì trong một niệm bèn có thể đến đó được.
Tốc độ của niệm lực cùng khắp, không có vật chất gì có thể so sánh được. Trong mỗi giây, ánh sáng có thể đạt đến tốc độ ba mươi vạn dặm, nhưng niệm lực nơi tâm trong khoảng sát na, chưa đến một giây, đã có thể trọn khắp vô tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta biết bản năng này của nhân loại; Phật chỉ dạy chúng ta cách khôi phục bản năng của chính mình. Nếu nói đức Phật có thể ban cho chúng bất cứ vật gì, nói như vậy là lừa người, bởi thế mới nói trong Phật pháp không có mảy may mê tín nào cả!
Trong hư không, địa cầu vô cùng nhỏ bé, các tôn giáo khác tin kính Nước Trời, trời phải đâu chỉ có một, đức Phật nói có hai mươi tám cõi trời, mỗi tầng trời đều có hoàn cảnh sanh hoạt riêng, kinh Phật mô tả cực tường tận. Không gian hoạt động thật sự của chúng ta có phạm vi cực rộng, mỗi một tinh cầu trong hư không đều liên quan đến ta. Có vị đồng học bảo tôi, các nhà khoa học Tây Phương dùng phương pháp khoa học, truy tìm quá khứ của một người, chứng minh con người thực sự có chuyển thế, có người đời trước là người ở địa phương nào đó, có người từ trong đường súc sanh mà đến, lại còn có người từ tinh cầu khác sanh về đây. Không gian lớn vô hạn, lẽ tự nhiên là người trên địa cầu có thể từ tinh cầu khác sanh vào đây.
Nói trên mặt Sự, cõi này là quán trọ, Tịnh Độ là quê nhà. Quán trọ và quê nhà phải dùng thời gian mà luận, người sống trong thế giới này mang tánh cách tạm thời, sau khi đến Tây Phương, thọ mạng vô hạn, thời gian dài lâu mới là quê nhà. Mê thì đánh mất phương hướng, giác ngộ rồi không ai là chẳng hồi đầu, thảy đều muốn trở về Tây Phương cả.
Đại Thế Chí dùng sức bổn nguyện oai thần gia trì người niệm Phật, nhưng người niệm Phật vẫn cứ phiền não, vẫn có thoái chuyển, vẫn có tâm tham luyến. Đây chẳng phải là nguyện lực của Bồ Tát có vấn đề, mà là do nghiệp chướng tập khí của chính mình quá nặng. Phật, Bồ Tát không có ý niệm cưỡng bách một cá nhân nào phải làm như thế này, như thế nọ. Nếu các Ngài có ý niệm như thế, tâm các Ngài chẳng thanh tịnh. Phật, Bồ Tát là thầy, chúng ta phải thành khẩn tiếp nhận lời dạy răn của các Ngài, làm theo.
Chương kinh văn này chỉ có hai trăm bốn mươi bốn chữ, nhưng nếu hiểu rõ ý nghĩa, y theo phương pháp lý luận kinh dạy để tu học thì chính là được Đại Thế Chí Bồ Tát gia trì. Y theo đây tu học ắt chẳng bị thoái chuyển, công phu tự nhiên đắc lực, lâm chung các Ngài ắt đến tiếp dẫn.
Có năm pháp môn thấy được đức Phật trong năm cõi, cổ đức có nói như vậy, riêng nêu tại đây để mọi người cùng tham khảo, nhưng bất tất phải học theo, chỉ để sau này có ai nhắc đến, chúng ta khỏi bỡ ngỡ, việc tu hành của chính mình đương nhiên phải lấy lời Phật làm chuẩn mực. Năm pháp môn đó là:
- Nhớ tưởng ngoại cảnh niệm Phật.
- Nhiếp cảnh quy tâm niệm Phật.
- Tâm cảnh dung thông niệm Phật.
- Tâm cảnh cùng mất niệm Phật.
- Viên dung vô tận niệm Phật.
Đầy đủ ba tư lương Tín - Nguyện - Hạnh, ba diệu huệ Văn - Tư - Tu, mới gọi là người niệm Phật. Nếu chỉ là miệng niệm Phật suông, trong tâm suy nghĩ lung tung, Đại Thế Chí chẳng biết làm cách nào! Tu Tịnh Độ phải có đủ điều kiện Tịnh Độ, tức là ba tư lương. Thật sự tin có Phật A Di Đà, lòng tin hoàn toàn thành khẩn; nguyện học theo A Di Đà Phật, thật sự nguyện sanh về Tây Phương Tịnh Độ; Hạnh là niệm một câu thánh hiệu A Di Đà Phật này. Trong sanh hoạt thường ngày tuân theo mỗi điều Phật dạy răn thành nề nếp. Đó là Chánh Trợ Song Tu.
Lại còn phải có ba diệu huệ Văn - Tư - Tu. Văn ngụ ý tiếp xúc, tai nghe âm, mắt thấy sắc, lấy một chữ Văn làm tiêu biểu cho tất cả nên gọi là Văn. Tư ngụ ý hiểu rõ, chứ không phải là suy xét, suy xét là thuộc về thức thứ sáu. Một phen tiếp xúc bèn hiểu rõ, hiểu rõ xong, tu hành quyết định chẳng mê. Văn - Tư - Tu đồng thời. Đấy là cách tu hành của Bồ Tát, khi vãng sanh, quá nửa sẽ sanh vào Thật Báo Trang Nghiêm độ, thuộc về Lý Nhất Tâm Bất Loạn. Ngẫu Ích đại sư nói: Niệm Phật dù hữu niệm thì rốt cuộc cũng nhất định đạt đến vô niệm; từ Sự niệm rốt cuộc cũng nhất định đạt đến Lý Niệm.
Tịnh Tông Học Hội đòi hỏi người niệm Phật phải có đủ năm đức, ba phước, lục hòa, tam học, lục độ, thập nguyện, một bề chuyên niệm cầu sanh Tịnh Độ. Lấy Phật làm cảnh, tâm nguyện giải hạnh, mỗi mỗi đều giống như Phật mới là người niệm Phật chân chánh. Đấy là những điều chúng tôi đề xướng bao năm qua. Trong thế giới ác trược này, khởi tâm động niệm, xử thế đãi người, tiếp vật như thế nào, sao cho cõi lòng chúng ta vẫn thanh tịnh vô nhiễm, thành tựu trí huệ công đức thì những điều kiện vừa nói ở phần trên rất trọng yếu.
Thứ nhất là năm đức, đó là căn bản lớn lao để làm người. Đó chính là thái độ xử thế đãi người cả một đời của vị Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Phu Tử. Mọi đệ tử cửa Khổng đều công nhận thầy mình có năm đức, tức là Ôn, Lương, Cung, Kiệm, Nhượng (ôn hòa, hiền lương, cung kính, tiết kiệm, khiêm nhượng), lấy tư tưởng Nho Gia làm cơ sở hòng kiến lập vô thượng Đại Thừa Phật pháp, rồi mới học những thứ khác.
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/daithechiniemphatvienthongluocgiang/luocgiang/luocgiang2.htm