View Full Version : Giấc mộng hão
giavui
10-24-2010, 04:02 AM
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
o0o
Chiếc com măng ca chồm qua đường ray rẽ vào con đường nhánh ở ngoại vi thành phố. Cú sốc điếng người và đám bụi đỏ quạch cứ thả sức cuốn sộc vào ô cửa toang hoác của chiếc xe càng gia tăng sự miễn cưỡng bục bội của tôi. Bụng tôi như bị những chiếc kim tinh quái săm vào. Những ngày làm việc tận lực ở Hội nghị tâm thần học quốc tế nhóm học tại Viên khiến tôi căng thẳng. Vừa từ sân bay về, va li túi sách bừa bộn, thở không ra hơi, tâm trí còn hoang mang- ấm ức về mấy câu hỏi phản đề của bác sĩ chuyên gia tâm thần học người Đức trước đề tài của tôi: Thử nghiệm chữa trị chứng tâm thần qua ngả tâm linh, thì Giác bạn tôi xuất hiện. Vị giám đốc bệnh viện tâm thần đến chẳng đúng lúc một chút nào, đã thế quá quắt hơn Giác còn bắt ép bằng được tôi lên chiếc xe này.
- Hãy thông cảm cho mình đi, anh bạn! Nhìn vẻ mặt không giấu nổi vẻ cau có của tôi, Giác vỗ vai tôi bảo. Đây là một ca quá gay cấn. Bọn mình đang phải nhờ cậu giúp một tay. Mình biết là cậu đang rất mệt Giác cười cầu tài.- Bọn mình sẽ đến bù cậu xứng đáng.
Đành vậy, tôi miễn cưỡng đưa tay đón tập bệnh án từ tay Giác. Chẳng mấy chốc, những dòng chữ đã cuốn tôi trở lại cơn hăng say nghề nghiệp. Một nghề nghiệp mà tôi miệt mài đeo đuổi từ bốn chục năm qua như một nghề nghiệp gắng gỏi chữa trị chứng bại hoại tinh thần của những kẻ suy nhược đã đánh mất sự cân bằng giữa linh hồn và thể xác.
Không ngờ,ca bệnh lại hấp dẫn dị thường. Bệnh nhân tên là Nhẹm, giám đốc liên hiệp công ty xuất nhập Bông vải sợi X. Gã bị bắt về tội chuyên làm hàng giả, sang thuở sợi, ăn bớt phẩm màu; xuất nhập lậu nguyên vật liệu Nhẹm phát bệnh ở trong tù, ngay sau buổi tra vấn đầu tiên của công an kinh tế.
Chiếc xe chưa kịp rẽ vào chiếc cổng của bệnh viện nằm sâu nơi thôn dã, đã nghe tiếng la hét gào rú vọng ra dữ dằn từ một dãy nhà nằm sát bờ rào phía xa.
- Nó gào đấy!- Giác nói Hôm nào gã cũng lên cơn như vậy.
Tôi dảo bước theo Giác đi tới căn phòng bệnh. Tiếng la hét càng lúc càng chói tai và thảm thiết.Tôi bước lại gần. Phía ngoài, cô y tá lăm lăm ống xi lanh trên tay cùng hai người đàn ông lực lưỡng vận áo Blu đang sẵn sàng tư thế nhào vô hòng đè bẹp chứng tâm thần của con bệnh.
- Khoan đã!- Tôi đưa tay ra cản khi họ chực mở khoá bước vào. Tôi khuyên: Không nên chữa trị chứng tâm thần bằng thuốc ngủ liều mạnh, như vậy chỉ gây sức ép và làm thương tổn hệ thần kinh của bệnh nhân thôi.
- Ta căm ghét các người! Hãy mở của cho ta ra! Các người lại mời thêm chuyên gia về đây đấy hả! Con bệnh nhằm vào tôi, gã nhổ vọt ra ngoài một bãi nước bọt. Ta căm ghét tát cả mọi thứ mà các ngươi bố thí cho ta. Gã đá đổ tung toé cơm canh mà người ta vừa đem vào cho gã.- Nào gạo hẩm này, nào thì canh xuông nào thịt ôi này Ta là vua hàng giả đây!-Gã giật phanh áo ngực hét. Các người định bịp tao bằng những thứ giả dối này à. Hãy thả tao ra! Gã gào vống lên. Hai nắm tay đã toe toét đỏ lòm thịt da đấm hết sức vào những song cửa, những giọt máu tươi trào toé ra theo da thịt trầy dập. Hãy mở cửa ra cho ta! Tại sao cái gì các ngươi cũng làm giả, vậy mà cái song sắt này lại không làm giả. Gã cười sằng sặc. Chỉ có mỗi cái song sắt này là thật.
- Tiêm cho gà một liều đi, để gà gào thét chối tai lắm! Người đàn ông vận blu nói. Cô y tá cắt đầu hai ống A-mê-na-zin hút vào chiếc xi lanh.
Con bệnh bỗng nín bặt, gã rã rời, run rẩy bám vào song cửa sổ, nước dãi ứa rớt ra hai mép.
- Đừng tiêm tôi! Gã thều thào. Tôi sợ lắm tôi tỉnh rồi!- Những ngón tay bải hoải ruỗi rơi khỏi những song sắt, gã kiệt lực ngã sụp xuống nền nhà. Ôi, chỉ có những song sắt, những mũi tiêm phá huỷ hệ thần kinh của các ngươi là có thật.-Giọng gã yếu ớt rỉ ra ngoài chiếc miệng đã đặc nước dãi.
* * *
giavui
10-24-2010, 04:03 AM
Buổi chiều.
Chờ cho con bệnh ngủ được một giấc, tôi mở cửa bước vào phòng bệnh. Vừa nhìn thấy tôi, Nhẹm giật bắn mình. Gã lùi sát vào thành giường sắt, hai mắt thao láo, quan sát tôi. Khi không thấy một tấc dụng cụ y tế nào trên tay tôi, gã bình thản trở lại, đôi mắt thổi tắt dần những tia nhìn trân trối.
- Tôi là người đến chữa bệnh cho anh. Tôi nhẹ nhàng. –Tôi chìa tay ra.
Nhẹm giật thót người, như một phản xạ tự nhiên, tay gã rụt laị. Gã nhìn vào mắt tôi thăm dò, rồi ngần ngừ đưa tay ra bắt tay tôi.
- Mời anh ra ngoài! Chúng ta nói chuyện ở ngoài vườn sẽ thoáng hơn. -Tôi bảo.
- Tôi được ra ngoài ư? Nhẹm rú lên gã nhảy vọt khỏi chiếc giường sắt, lao ra cửa lớn đã mở một cánh. Chợt gã đứng khựng lại nơi ngưỡng cửa.-Không!-Lão nhìn tôi nghi ngờ.- Chẳng lẽ đây lại là sự thật? Chẳng lẽ các ông lại trở nên tốt bất ngờ như vậy? -Gã quay trở lại, ngồi phịch xuống giường .Chứng hoang tưởng ám ảnh gã.
Tôi mở toang nốt cánh cửa còn lại, ánh sáng ùa vào sáng bừng căn phòng bé nhỏ, không khí toả hương dễ thở.
- Này anh bạn!- Tôi vỗ vai Nhẹm rồi chỉ ra ngoài.-Chẳng lẽ anh lại chối bỏ khoảng trời xanh trong kia. Còn những vòm cây nữa, trông chúng mới quyến rũ làm sao?
Tôi nhìn thấy rõ chiếc thanh quản của Nhẹm chuyển động, gã nuốt nước miếng vẻ vô cùng thèm khát. Không cầm lòng nổi, gã bứt rứt đứng lên đi đi lại lại. Chợt mắt gã sáng lên, gã bảo:
- Nhưng ông sẽ đổi áo cho tôi chứ? Gã nắm tay tôi lắc. Ông có hiểu không, thời xưa trong những bữa tiệc vũ nữ, nhạc dìu dặt và những lời chúc tốt lành ở trốn cung đình, chủ nhân phải uống ngụm rượu đầu tiên, gắp miếng ăn đầu tiên để chứng tỏ trong thức ăn không có độc dược… -Gã năn nỉ –Tôi muốn hít thở bầu trời bao la kia lắm, nhưng ông… Ông hãy đổi áo cho tôi…
Trong nghề nghiệp của mình, tôi đã tập được tính kiên trì trước những con bệnh oái oăm gàn dở nhất. Nhưng chưa bao giờ tôi rơi vào tình trạng khó xử như lúc này.
- Anh hãy cầm lấy áo của tôi! –Sau thoáng lưỡng lự, tôi quyết định đánh đổi y phục của mình lấy việc cứu rỗi một tâm hồn.
Ngượng ngùng trong mầu áo đổi trác cho nhau, chúng tôi bước đến chiếc ghế đá đặt dưới một vòm cây. Khuôn mặt của Nhẹm thừ ra, bỗng những giọt nước mắt tuôn chảy giàn giụa trên khuôn mặt gã.
- Thưa bác sĩ, có phải tôi đốn mặt lắm không? –Nhẹm cầm lấy cả hai tay tôi thiết tha.- Tôi đã nghi ngờ lòng tốt của bác sĩ. Một sự nghi ngờ đồi bại. Mong ngài hãy tha thứ cho tôi. Gã đứng lên cởi trả tấm y phục cho tôi.
- Anh bị bệnh từ khi nào? Trở lại trong tấm y phục của mình, tôi vững tâm hỏi Nhẹm. Nhẹm lấy vạt áo chùi khô nước mắt rồi bắt đầu kể:
- Ngay buổi thẩm án đầu tiên, khi ngủ dậy, thì tôi lâm bệnh, một cơn ác mộng đã dày vò tôi.- Nhẹm xin tôi một điếu thuốc. Rít một hơi lớn, gã tiếp: Tôi mơ thấy mình đang sống ở một thời đại xa xăm –một vương triều nào đó. Bác sĩ biết đấy, hình ảnh của những giấc mơ chẳng bao giờ rõ ràng cả. Trong vương triều lạc hậu đó lại có cả phi cơ, xe hoả và xe hơi… Tãm lại toàn là những hình ảnh pha tạp và hỗn độn.
- Giấc mơ bao giờ cũng vậy. -Tôi xác nhận.
- Vào một ngày đẹp trời, nhà vua sai mở ngân khố mua những tấm vé phi cơ cho người và cả đoàn tuỳ tùng đông đảo đến Mê-xi-cô dự xem cuộc thi hoa hậu quốc tế. Tôi may mắn được mời chọn đi để chăm sóc phần trang phục cùng mấy viên hoạn quan. “Này Nhẹm! - Đức vua gọi tôi đến bảo. Ta biết, những thứ ngươi làm ra rặt là hàng giả, vậy đừng đưa những thứ đó cho ta mặc nhé. Đến nước ngoài, ngươi hãy lấy tiền quỹ mua quần áo – vải vóc nào đẹp nhất, sau đó đóng dấu của vương quốc vào. Như thế vừa đẹp vừa giản tiện”.
-Cuộc thi hoa hậu thế giới quả là đã mắt! Nó huy hoàng – xa xỉ đến loé mắt. Nhà vua cùng chúng tôi dự từ buổi khai mạc đến lễ bế mạc. Lễ chung khảo diễn ra thật rực rỡ! Sau một hồi các Miss thi thố tài năng, trong tiếng nhạc hào hùng của một ban nhạc lớn chưa từng thấy trong ánh sáng của vô vàn ngọn đèn mầu và nến được thắp sáng như sao sa, những cô gái đẹp nhất hành tinh trong lễ phục lộng lẫy tân kỳ nhất lả lướt trên những cặp gò thon thả đầy cám dỗ được trang hoàng kĩ càng đến từng chi tiết lướt ra theo vũ diệu cuồng say khôn tả. Lễ trao tặng Hoa hậu và Á hậu lại càng đặc sắc hơn. Ba cô gái kiêu kì với chiếc eo uốn lượn mê hồn được gia tăng độ nóng đến rực cháy bằng hai vệt thuốc làm giả vệt cháy nắng của mặt trời – mầu nâu sẫm đổ láng trên lớp da.
“Tôi phản đối kết quả của cuộc thi này!”- Tiếng nói rắn như đanh vọng lớn từ giữ rạp trong lúc ban giám khảo đang trịnh trọng làm lễ trao giải. “Tôi thấy: Nó không công chính.”
giavui
10-24-2010, 04:03 AM
- Tại sao? - Ông trưởng ban giám khảo hỏi.
- Nó không công bằng!
- Tại sao?
- Các ngài thử ngắm xem: Hoa hậu thuộc về nàng Ấn Độ với bộ váy thướt tha bằng lụa mềm nổi danh xứ Hymalaya cao ngất. Làn da của Á hậu Anh quốc được tôn phong đến tuyệt đỉnh sau lớp len dạ mượt nhuyễn của vương đảo ngập những bộ lông cừu vàng nổi tiếng. Còn Hoa hậu Pháp quốc nàng ra sao trong những bộ xiêm y bằng thứ xoa hảo hạng được những tay thợ khéo nhất Pari cắt? Còn những nàng Châu phi, và châu Á, vải vóc các nàng mặc thô ráp làm sao! Tôi quyết rằng: Nếu tất cả các Miss đều mặc chung một thứ vải, đều mặc một trang phục do một thợ may cắt, thì kết quả sẽ khác đi.
Ý kiến của ông ta quả là chí lí. Sau đó ban giám khảo tuyên bố: “Đây là cuộc thi với lầm lạc đã lỡ thời, chúng ta đành cam chịu. Song kể từ cuộc thi tới, tat cả các Miss sẽ được mặc trang cùng một tiêu chuẩn. Để làm việc đó, ban tổ chức quyết định giành toàn bộ số tiền thu được trong cuộc thi hoa hậu lần này đầu tư cho cuộc thi chọn vải Đa quốc gia vào đúng trung tuần tháng thứ tư kể từ tháng kế tiếp.
Cơn mưa ào xuống. Câu chuyện của chúng tôi đành bỏ dở. Tôi bắt tay Nhẹm hẹn đến chiều mai. Trong thâm tâm, tôi cảm thấy rõ một niềm vui lâng lâng cứ dâng lên. Kinh nghiệm đã dạy tôi: Những con bệnh quyết liệt thường có khả năng lành bệnh một cách mau chóng, bất ngờ hơn là những con bệnh dở dở ương ương. Tôi quyết tâm bắt tay vào kế hoạch của mình.
Chiều hôm sau, câu chuyện của Nhẹm được tiếp diễn trong phòng bệnh. Gã kể:
-Vì không có ai thạo vải vóc hơn tôi, nhà vua quyết định cử tôi dẫn đàu phái đoàn mang vải đi Pari dự cuộc thi quốc tế. Trước cuộc thi, người ta tổ chức triển lãm và mở các quầy vải nhằm thu thập sự đánh giá của dân chúng. Đây là cách đích xác nhất, vì chẳng một ai muốn bỏ đồng tiền của mình ra mà chẳng kiếm nổi cho mình quyền được chọn.Tám ngày trôi qua, quầy vải của tôi vẫn chẳng bán được một tấc nào. Trái lại, những đống xoa lụa, phin nõn, tuyết nhung, tẹc len, dạ nỉ chất cao như núi cứ sói lở từng giờ… Ruột tôi như có lửa đốt, chỉ còn hai ngày nữa là cuộc thi bắt đầu. Đúng lúc đó, người ta chuyển cho tôi một lá thư hỏa tốc có đóng triện của nhà Vua, bức thư viết:
“Ngươi là một dũng tướng đem chuông đi đấm nước người, nếu không thu được giải gì, cứ chiểu theo quân Pháp trị tội”. Tôi vứt lá thư xuống đất rồi lấy dép trà lên. Tại sao lại lấy quân pháp trị tội một kẻ chỉ làm dân sự. Cơn uất ức trong tôi chưa kịp xẹp xuống, thì nỗi lo sợ như một đám mây đen xám đặc đã theo gió bấc lùa tới ngập bản năng. Tôi run rẩy, tôi sợ chết.. Thế rồi cơn tuyệt vọng đã giúp tôi, nó bật loé đốm lửa cho sự sống. Tôi cho bán tất cả số vải vóc mang đi cho đám dân đen với giá rẻ rúm. Thu gom tát cả số tiền bán vải cùng tát cả của cải vốn liếng mang theo, tôi tìm đến nhà vị giám khảo béo bự. – có khuôn mặt xôi thịt nhất. Miếng võ gia truyền của tôi quả là chẳng tồi một chút nào, chia tay vị giám khảo, tôi bắt tay vào chuẩn bị cho cuộc thi theo cách riêng của mình.
Hai ngày sau, cuộc thi được bắt đầu trong nhà hát lớn trưng đèn đuốc. Vé vào cửa đạt giá kỷ lục: 100 đô la ghế ngồi hạng bét. Tất cả những tấm vải đẹp nhất được bày lên trên một chiếc bàn dài phủ nhung đỏ vô cùng sang trọng. Dàn nhạc ngừng chơi, mọi người nín thở theo dõi phút mở màn cuộc thi. Với châu Âu, phút mở đầu, bao giờ cũng là lệ luật.
- Cuộc thi bắt đầu! - Ông trưởng ban trịnh trọng lên tiếng. Ông tuyên bố:
“Có một sự thật mà chúng ta đều dễ thừa nhận rằng: Không có tấm vải nào được trân trọng như vẻ cao quý của lá cờ. Nó không bao giờ làm giả. Vì vậy cuộc thi vải sẽ là cuộc thi tấm vải cao quý nhất: Lá cờ của chúng ta”.
Tiếng la hét cuồng nhiệt bày tỏ sự đồng tình tưởng trừng có thể làm bật tung mái rạp. Nhũng lá cờ được xếp vào một lồng kính lớn đặt trước cử toạ và ban giám khảo.
- Gió, mưa! - Ông trưởng ban tuyên bố.
giavui
10-24-2010, 04:04 AM
Chiếc lồng kính xoay tròn, những vòi nước cực mạnh từ tứ phía phun ra như mưa sa bão táp. Chiếc lồng dừng lại, chỉ còn khoảng chục lá cờ còn nguyên vẹn.
- ÁP XUẤT KHÍ NÒNG! LỜI TUYÊN BỐ.
Lồng kính biến thành một khối hơi trắng đục dữ dội quay cuồng. Những lá cờ bị sấy khô giòn tan – mủn ra rơi vụn xuống. Chỉ còn ba lá là nguyên vẹn.
- Tổng lực! - Ông trưởng ban thét. – Gió, áp suất và mưa axit.
Tôi nín thở theo dõi màn chót của cuộc thi. Khung cảnh thật dữ dội: Mưa axit táp, áp suất vặn soắn, gió gào xé. Chiếc lồng kính dừng lại. Tim tôi muốn vỡ ra.Hai lá cờ kia đã tữa nát chỉ còn mấy sợi vải lưa thưa như sơ mướp. Còn lá cờ của tôi, nó còn nguyên vẹn đấy; nó đứng vững qua mọi thử thách ngặt nghèo nhất. Người ta gọi tôi lên trao giải thưởng. Tôi hôn lên chiếc cúp vàng thật choé sáng.
Cuối cùng là màn trình diễn đăng quang vải của Hoa hậu- Miss Ấn Độ. Nàng rực rỡ làm sao! Trên đôi guốc cao gót v kiu sa của nàng lại càng tôn lên gấp bội. Nàng nín thở trút bỏ tấm voan Kát-sơ-mia. Đến lượt khán giả nín thở trước tấm thân đẹp tuyệt diệu của nàng, tấm thân chuẩn bị cho sự đón nhạn cao quí. Lồng kính được mở ra, vô vàn ngọn đèn lấp lánh chiếu lên lá cờ. Không dấu được vẻ nôn nóng, hoa hậu gấp gáp bước vào lồng kính. Nàng sẽ choàng lá cờ ca tôi lên tấm thân ngọc ngà của nàng, một thân thể đẹp nhất hành tinh…Nàng bước vào lồng kính. Lá cờ được hạ ngang tầm với của nàng.
Mọi người hồi hộp trước vẻ trân trọng của nàng.Chợt nàng ngã lăn ra trong tiếng thét kinh hoàng:
- Vải bao bố!
- Đồ lừa bịp! Hãy giết chết nó đi! –Khán giả la lên giận dữ, họ với tay, chồm người lên khỏi ghế như muốn quờ lấy, xé phanh tôi ra. Người Tây bao giờ cũng ngộc nghệch lắm! Trong lúc họ đang thả sức vươn mình lên, tôi liền chui qua những gầm ghế, dào thoát ra ngoài.
Máy bay vừa cất cánh, thì cả đoàn xe đủ loại với những khuôn mặt đầy tức giận ập đến. Tôi thở phào! xong may mắn chưa mỉm cười sớm với tôi như vậy, tôi nghe tiếng liên lạc qua máy rađiô trong buồng lái:
“ Tôi là vua đây! Tôi hạ lệnh cho anh phải hạ cánh gấp, trên đó có một kẻ dã đánh thó chiếc cúp quốc tế của chúng ta’’.
- Thưa Đức vua đáng kính! Tôi là phi công, tôi chỉ nghe lệnh của tổng đài chỉ huy dưới mặt đất, hoặc chỉ theo lệnh ông giám đốc sân bay - chủ nhân của chiếc máy bay này. Tôi dã cất cánh an toàn, nhiệm vụ của chúng tôi bây giờ là bay đến đích.
- Anh sẽ bị trừng trị - Đức vua thét.
- Hẹn gặp lại ngài sau.Chúng ta sẽ cùng có mặt ở toà và xem lúc đó ai là kẻ đi quá phận sự của mình. Vĩnh biệt! Viên phi công gác máy.
* * *
Nhân công trạng của mình, tôi được Đức vua gọi đến phong tặng. Trong lễ nhạc cung kính của cung đình, Đức Vua truyền đem cho tôi một bát canh sáo. Nhìn vẻ mặt không được tươi tỉnh của tôi, ngài phán:
“Trẫm ban cho ngươi một ân huệ đặc biệt theo truyền thống, nó là một món quà hết sức lớn lao: Khi vị Thiên tử ban canh cho thần dân đó là ơn trên-nhân danh ơn mưa móc của trời đất. Vả lại, bát canh sáo ta ban cho ngươi không phải thứ canh sáo vịt tầm thường, nó là thứ canh được nấu bàng lưỡi sáo: Canh SÁO-SÁO.
- Húp được nửa bát canh tôi dừng lại.
- Tại sao ngươi không húp hết?- Đức Vua hỏi.
- Tâu bệ hạ, đội ơn bệ hạ trao ơn mưa móc, tôi không nỡ hưởng hết. Tôi muốn dành nửa bát canh còn lại cho mẹ tôi.
- Ha... Ha... Ha… Nhà vua cười lớn-Yên lòng húp nốt đi. Khi về, ta sẽ truyền múc nửa bát canh khác để tặng mẹ ngươi.
- Đội ơn lòng quảng đại của người -Tôi nâng bát canh lên húp.- Đồ giả dối!-Tôi đập bát canh vỡ tan tành, hét lên. Ngài có biết tôi nhìn thấy gì ở đáy bát không? Trời ơi, nó khủng khiếp làm sao! Một cái mõm lợn đen sì.
- Hãy chặt đầu nó cho ta! - Nhà vua gầm lên.- Đồ to gan dám mắc tội khi quân dối trá
giavui
10-24-2010, 04:04 AM
Đúng lúc đó thì tôi bừng tỉnh, mồ hôi ướt đầm. Tôi lấy tay sờ cổ, chiếc cổ vẫn còn nguyên đó.
- Sau đó thì anh lên cơn tâm thần? - Tôi hỏi.
- Không đúng!-Nhẹm quả quyết. - Chừng nào tôi còn thấy sợ thì tôi vẫn khát sống - Chừng đó sự việc chưa diễn ra. Chứng tâm thần xảy đến khi tôi rơi vào cuộc vật vã hoảng loạn tột độ:Tôi không biết giấc mơ của tôi là giả hay sự thật, nó có không? Tôi không có căn đích nào để xét đoán nó cả, vi cả đời tôi, mọi suy tính của tôi đều là giả tạo.
Đột nhiên, Nhẹm quỳ xuống chân tôi giọng khẩn thiết van lơn:
- Bác sĩ hãy nói cho tôi nghe: Giấc mơ của tôi có hay không?
- Có chứ!-Tôi bóp tay Nhẹm nói, nước mắt trào ra.
- Làm sao tôi có thể biết rằng nó có?
- Nó có, như nó đã có! Và một sự thật đã quá rõ ràng rằng: Anh đã kể cho tôi nghe.
- Đội ơn bác sĩ!-Nhẹm khóc giàn giụa trong bàn tay tôi - Tôi tỉnh rồi bác sĩ ạ, tôi chẳng có gì để mà điên nữa cả.
- Tôi biết rồi, chính tôi sẽ lo giấy tờ xuất viện cho anh. Tôi bắt tay Nhẹm chào tạm biệt.
- Bác sĩ nỡ đi sao? - Nhẹm níu tay tôi. Ngài chẳng chữa trị gì cho tôi cả sao?
- Không ai khác ngoài anh có thể chữa khỏi bệnh điên cho chính mình. Anh đã làm việc đó rồi. Thôi chào anh.
- Nhưng tôi không thể tin rằng mình khỏi bệnh nếu người ta không cho tôi uống một phương thuốc nào đó…Không! Nhưng đừng bắt tôi tiêm thuốc.
- Thuốc đây! Anh cầm lấy! – Tôi đưa cho Nhẹm một gói Pô-li-vi-ta-min.
- Thuốc bổ ư, bác sĩ…Cám ơn…Cám ơn bác sĩ! Những viên thuốc giả của ngài mới thành thật làm sao! Giá mà…giá mà những song sắt…
- Anh hãy thử một lần xem!
Nhẹm bước lại bên song cửa sổ. Gã ru nhẹ, những song sắt đã được tôi cho thay thế bằng những cây cỏ mía bung ra dễ dàng.
- Ôi bầu trời! - Gã rú lên lao thẳng ra ngoài. - Ôi bác sĩ, ngài tốt quá! Tôi được tự do rồi. – Gã cầm lấy tay tôi xúc động. Ngài gọi điện thoai cho nhà giam giúp tôi với. Ngài hãy bảo họ đến chở tôi về.
- Tại sao vậy?- Tôi hỏi.
- Con người thức tỉnh là con người của bổn phận, bác sĩ ạ.
- Neu vậy, anh hãy tự ra bến xe để đi đến đó!
- Cám ơn bác sĩ thật nhiều, tôi đi đây.- Nhẹm trực lao ra cửa sổ.
- Khoan đã! Tôi ngăn lại.
- Gì vậy? Bác sĩ.
- Tại sao anh cứ phải nhảy cửa sổ như vậy? Hãy đi bằng cửa chính có hơn không!
- Đúng rồi! Tôi diên… Tôi điên thật rồi, bác sĩ ơi . - Nhẹm nhảy lên reo rồi chạy vọt ra ngoài.
Tôi ứa nước mắt. Lần nào cũng vậy, khi những con bệnh của tôi khỏi chứng tâm thần, họ đều kêu: TÔI ĐIÊN
Cọc… Cọc…Cọc… có tiếng búa gõ vào tường, tôi quay về phía cửa sổ:
- Các anh làm gì đấy? - Tôi hỏi mấy nhân viên y tế.
- Chúng tôi lắp lại chiếc cửa sắt mà ngài đã cho tháo ra. Có một bệnh nhân mới đang được chở đến đây.
Tôi lững thững bỏ đi, sau lưng tôi tiếng gõ vẫn chí chát vang lên, và cánh ca ra vào vẫn mở:
No mở toang ra vườn!
Tầu Nam-Bắc
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.