chimviet10
10-24-2010, 02:56 AM
Cứ đói, cứ ngu
Nam Phương lược dịch
Stay Hungry, Stay Foolish
(A Speech by Apple CEO)
Hôm nay, tôi thật vinh hạnh được dịp dự lễ tốt nghiệp của quí vị vừa hoàn tất học vấn từ một trong những trường đại học tốt nhất trên thế giới. Bản thân tôi chưa từng tốt nghiệp từ trường đại học, xin thú thật, đây là giây phút tôi đến gần nhất với "tốt nghiệp đại học".
Hôm nay, tôi xin kể lại 3 câu chuyện, không bàn những đạo lý to tát, chỉ 3 câu chuyện là đủ.
Câu chuyện thứ nhất: liên quan đến những sự kiện vụn vặt của đời người đã được đan kết lại như thế nào.
Tôi đã học ở trường Reed College được 6 tháng thì làm thủ tục drop out of the class. Sau đó, tôi vẫn đến lớp học được 18 tháng mới thôi học. Tại sao tôi phải drop out ? (thính giả cười) Câu chuyện phải bắt đầu từ lúc tôi mới sanh ra đời.
Lúc đó, mẹ tôi là một sinh viên nghiên cứu sau bậc đại học, là bà mẹ trẻ chưa kết hôn, bà quyết định giao con cho người khác nuôi.
Mẹ tôi rất muốn người nhận nuôi tôi phải có trình độ tốt nghiệp đại học, nên lúc tôi chào đời, bà chuẩn bị giao tôi cho một đôi vợ chồng luật sư nuôi dưỡng. Nhưng vào phút chót, vợ chồng ấy đã từ chối, vì họ chỉ nhận nuôi con gái.
Một đôi vợ chồng khác trong "danh sách chờ đợi lãnh con nuôi", là cha mẹ nuôi của tôi sau đó, vào một đêm nọ nhận được cú điện thoại, hỏi họ:" Có một bé trai chào đời ngoài ý muốn, ông bà muốn nhận nuôi nó không?", họ trả lời:" Đương nhiên là muốn rồi."
Chẳng bao lâu sau, mẹ ruột tôi phát hiện là mẹ nuôi tôi chưa từng tốt nghiệp đại học, còn cha nuôi tôi thì ngay bậc trung học còn chưa tốt nghiệp nữa, bà bèn từ chối ký tên lần chót trên giấy tờ. Mãi đến ít tháng sau, cha mẹ nuôi tôi lập cam kết là trong tương lai nhất định cho tôi học lên đại học, lúc đó thái độ mẹ tôi mới dịu hẳn.
Mười bảy năm sau, tôi lên đại học. Lúc đó vì vô tình tôi đã chọn nhằm một trường với học phí đắc như trường Stanford vậy (thính giả cười). Là giai cấp công nhân, cha mẹ nuôi tôi phải chi tiêu tất cả tiền dành dụm vào học phí cho tôi.
Sáu tháng sau, tôi không thấy giá trị cái học ở đâu. Thời đó, tôi không biết đời tôi phải làm gì, không biết học đại học có giúp ích gì cho tôi, chỉ thấy vì cái học này mà phải tiêu sạch số tiền tiết kiệm của cha mẹ tôi. Do đó, tôi quyết định nghỉ học, tin vào số phận tự nhiên, tới đâu hay đó.
Quyết định này thời đó trông thật đáng sợ, nhưng bây giờ nhìn lại, đó là một trong những quyết định hay nhất của đời tôi.(thính giả cười)
Sau khi drop out, tôi không cần phải dự học các lớp mà tôi cảm thấy chán phèo, dùng thời giờ đó đi dự thính các môn có hứng thú. Vậy là không lãng phí gì cả.
Tôi không có nhà trọ, nên ngủ tạm trên nền nhà của người bạn, nhờ lượm vỏ chai coca đổi lấy 5 cents mỗi cái để mua thức ăn. Mỗi chiều Chúa Nhật phải cuốc bộ 7 dặm đường vòng qua một nửa thị trấn đến một nhà thờ để ăn một bữa cơm ngon. Tôi thích các món ngon ở nhà thờ.
Cứ thế, tôi cứ chạy theo lòng hiếu kỳ và tính trực giác, hầu hết những sự việc tôi đã dấn thân vào, sau này nhìn lại đã trở nên những kinh nghiệm vô giá.
(And much of what I stumbled into by following my curiosity and intuition turned out to be priceless later on)
Lấy ví dụ: Lúc ấy trường Reed College có môn học thư pháp có lẽ dạy hay nhất trên toàn quốc. Trên các tờ bích báo nhà trường, các thẻ ghi chú trên các kệ tủ, đều là những chữ viết tay tuyệt đẹp.
Vì tôi đã drop out, không cần ghi tên theo học các lớp ấn định, nên tôi đi học lớp thư pháp. Tôi học thể chữ serif và sanserif, học cách thay đổi cự ly trong một tổ hợp các chữ cái khác nhau, học cái hay của thuật ấn loát hoạt tự.
Những cảm quan về thẩm mỹ, lịch sử và nghệ thuật của thư pháp là những thứ mà khoa học không thể nắm bắt được, tôi cho rằng đó là những phần thú vị nhất của thư pháp.
Tôi không dự đoán được khi học mấy thứ này sẽ có tác dụng thực tế gì đối với đời sống của tôi. Mười năm sau, khi tôi thiết kế chiếc máy Macintosh đầu tiên, tôi nhớ đến những gì đã học, và áp dụng các thứ đó vào thiết kế máy Macintosh, đây là chiếc computer đầu tiên có thể in ra những thứ vô cùng đẹp đẽ.
Nếu trước kia tôi không chìm đắm trong môn thư pháp, thì có lẽ cái Macintosh đã không có các thể chữ đa dạng và cự ly các mẫu tự hợp lý đẹp mắt như thế. Vì thế, Windows đã lén copy phương thức sử dụng của Macintosh (thính giả vỗ tay cười lớn). Vì nếu năm xưa tôi không drop out,không đi học môn thư pháp, có lẽ các computer cá nhân không in ra được các thể chữ mỹ thuật như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Đương nhiên, thời đang theo đại học, tôi không thể dự tính trước sẽ đem những điều vụn vặt xâu kết lại, nhưng mười năm sau nhìn lại thì mọi thứ đều hiển nhiên, rõ ràng.
Tôi xin lập lại, bạn không cách nào ước lượng trước mà đem những thứ vụn vặt đan kết lại; chỉ sau khi nhìn lại, bạn mới hiểu các thứ vụn vặt đã đan kết nhau như thế nào.
(you cant connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards)
Do đó, bạn nên tin rằng những gì bạn đang kinh nghiệm, sau này ít nhiều sẽ liên kết lại với nhau. Bạn nên tin vào mấy thứ này, dù đó là trực giác, vận mạng, đời sống, hay là nghiệp lực.
Tôi tin như thế và chưa từng bị thất vọng, đời tôi vì thế mà thay đổi hoàn toàn.
(còn tiếp)
Nam Phương lược dịch
Stay Hungry, Stay Foolish
(A Speech by Apple CEO)
Hôm nay, tôi thật vinh hạnh được dịp dự lễ tốt nghiệp của quí vị vừa hoàn tất học vấn từ một trong những trường đại học tốt nhất trên thế giới. Bản thân tôi chưa từng tốt nghiệp từ trường đại học, xin thú thật, đây là giây phút tôi đến gần nhất với "tốt nghiệp đại học".
Hôm nay, tôi xin kể lại 3 câu chuyện, không bàn những đạo lý to tát, chỉ 3 câu chuyện là đủ.
Câu chuyện thứ nhất: liên quan đến những sự kiện vụn vặt của đời người đã được đan kết lại như thế nào.
Tôi đã học ở trường Reed College được 6 tháng thì làm thủ tục drop out of the class. Sau đó, tôi vẫn đến lớp học được 18 tháng mới thôi học. Tại sao tôi phải drop out ? (thính giả cười) Câu chuyện phải bắt đầu từ lúc tôi mới sanh ra đời.
Lúc đó, mẹ tôi là một sinh viên nghiên cứu sau bậc đại học, là bà mẹ trẻ chưa kết hôn, bà quyết định giao con cho người khác nuôi.
Mẹ tôi rất muốn người nhận nuôi tôi phải có trình độ tốt nghiệp đại học, nên lúc tôi chào đời, bà chuẩn bị giao tôi cho một đôi vợ chồng luật sư nuôi dưỡng. Nhưng vào phút chót, vợ chồng ấy đã từ chối, vì họ chỉ nhận nuôi con gái.
Một đôi vợ chồng khác trong "danh sách chờ đợi lãnh con nuôi", là cha mẹ nuôi của tôi sau đó, vào một đêm nọ nhận được cú điện thoại, hỏi họ:" Có một bé trai chào đời ngoài ý muốn, ông bà muốn nhận nuôi nó không?", họ trả lời:" Đương nhiên là muốn rồi."
Chẳng bao lâu sau, mẹ ruột tôi phát hiện là mẹ nuôi tôi chưa từng tốt nghiệp đại học, còn cha nuôi tôi thì ngay bậc trung học còn chưa tốt nghiệp nữa, bà bèn từ chối ký tên lần chót trên giấy tờ. Mãi đến ít tháng sau, cha mẹ nuôi tôi lập cam kết là trong tương lai nhất định cho tôi học lên đại học, lúc đó thái độ mẹ tôi mới dịu hẳn.
Mười bảy năm sau, tôi lên đại học. Lúc đó vì vô tình tôi đã chọn nhằm một trường với học phí đắc như trường Stanford vậy (thính giả cười). Là giai cấp công nhân, cha mẹ nuôi tôi phải chi tiêu tất cả tiền dành dụm vào học phí cho tôi.
Sáu tháng sau, tôi không thấy giá trị cái học ở đâu. Thời đó, tôi không biết đời tôi phải làm gì, không biết học đại học có giúp ích gì cho tôi, chỉ thấy vì cái học này mà phải tiêu sạch số tiền tiết kiệm của cha mẹ tôi. Do đó, tôi quyết định nghỉ học, tin vào số phận tự nhiên, tới đâu hay đó.
Quyết định này thời đó trông thật đáng sợ, nhưng bây giờ nhìn lại, đó là một trong những quyết định hay nhất của đời tôi.(thính giả cười)
Sau khi drop out, tôi không cần phải dự học các lớp mà tôi cảm thấy chán phèo, dùng thời giờ đó đi dự thính các môn có hứng thú. Vậy là không lãng phí gì cả.
Tôi không có nhà trọ, nên ngủ tạm trên nền nhà của người bạn, nhờ lượm vỏ chai coca đổi lấy 5 cents mỗi cái để mua thức ăn. Mỗi chiều Chúa Nhật phải cuốc bộ 7 dặm đường vòng qua một nửa thị trấn đến một nhà thờ để ăn một bữa cơm ngon. Tôi thích các món ngon ở nhà thờ.
Cứ thế, tôi cứ chạy theo lòng hiếu kỳ và tính trực giác, hầu hết những sự việc tôi đã dấn thân vào, sau này nhìn lại đã trở nên những kinh nghiệm vô giá.
(And much of what I stumbled into by following my curiosity and intuition turned out to be priceless later on)
Lấy ví dụ: Lúc ấy trường Reed College có môn học thư pháp có lẽ dạy hay nhất trên toàn quốc. Trên các tờ bích báo nhà trường, các thẻ ghi chú trên các kệ tủ, đều là những chữ viết tay tuyệt đẹp.
Vì tôi đã drop out, không cần ghi tên theo học các lớp ấn định, nên tôi đi học lớp thư pháp. Tôi học thể chữ serif và sanserif, học cách thay đổi cự ly trong một tổ hợp các chữ cái khác nhau, học cái hay của thuật ấn loát hoạt tự.
Những cảm quan về thẩm mỹ, lịch sử và nghệ thuật của thư pháp là những thứ mà khoa học không thể nắm bắt được, tôi cho rằng đó là những phần thú vị nhất của thư pháp.
Tôi không dự đoán được khi học mấy thứ này sẽ có tác dụng thực tế gì đối với đời sống của tôi. Mười năm sau, khi tôi thiết kế chiếc máy Macintosh đầu tiên, tôi nhớ đến những gì đã học, và áp dụng các thứ đó vào thiết kế máy Macintosh, đây là chiếc computer đầu tiên có thể in ra những thứ vô cùng đẹp đẽ.
Nếu trước kia tôi không chìm đắm trong môn thư pháp, thì có lẽ cái Macintosh đã không có các thể chữ đa dạng và cự ly các mẫu tự hợp lý đẹp mắt như thế. Vì thế, Windows đã lén copy phương thức sử dụng của Macintosh (thính giả vỗ tay cười lớn). Vì nếu năm xưa tôi không drop out,không đi học môn thư pháp, có lẽ các computer cá nhân không in ra được các thể chữ mỹ thuật như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Đương nhiên, thời đang theo đại học, tôi không thể dự tính trước sẽ đem những điều vụn vặt xâu kết lại, nhưng mười năm sau nhìn lại thì mọi thứ đều hiển nhiên, rõ ràng.
Tôi xin lập lại, bạn không cách nào ước lượng trước mà đem những thứ vụn vặt đan kết lại; chỉ sau khi nhìn lại, bạn mới hiểu các thứ vụn vặt đã đan kết nhau như thế nào.
(you cant connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards)
Do đó, bạn nên tin rằng những gì bạn đang kinh nghiệm, sau này ít nhiều sẽ liên kết lại với nhau. Bạn nên tin vào mấy thứ này, dù đó là trực giác, vận mạng, đời sống, hay là nghiệp lực.
Tôi tin như thế và chưa từng bị thất vọng, đời tôi vì thế mà thay đổi hoàn toàn.
(còn tiếp)