anbinh
10-24-2010, 02:36 AM
.
Tôi học tiếng Anh như thế nào: Câu chuyện một dummy trở thành dịch giả
Nguyễn hồng Vân
Tôi xin được tham gia vào diễn đàn VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG bằng câu chuyện học tiếng Anh của mình. Trước hết tôi muốn chúng ta có một quy ước đó là thu hẹp nghĩa của từ thành công. Nếu bạn học một cái gì đó mà có thể dùng nó để kiếm sống thì có được gọi là thành công không? Nếu bạn đồng ý với tôi thì cũng có thể nói tôi thành công và câu chuyện của tôi là như thế này.
Bài học đầu tiên đánh thức lòng tự trọng
Do hoàn cảnh lịch sử mà tôi không học tiếng Anh trong trường phổ thông. Khi học ở trường Lê Hồng Phong TP Hồ Chí Minh, trong lúc các bạn học tiếng Anh thì tôi và một số bạn ở Bắc chuyển vào học tiếng Nga. Lên đại học cũng học tiếng Nga nốt nên tôi chẳng biết lấy một chữ tiếng Anh.
Rồi một ngày kia tôi quyết định ghi danh học tiếng Anh theo phong trào. Tôi chẳng có mục đích thiết thân nào như đi du học, đi công tác nước ngoài Với lại dù không có ngoại ngữ (tiếng Nga tôi quên ráo trọi) tôi vẫn tiến hành công việc của mình tốt cơ mà (nhân dịp tôi cũng muốn khoe rằng tôi còn là một trong những biên tập viên sáng giá của NXB cơ đấy). Nói chung chẳng có động cơ nào thúc đẩy tôi học tiếng Anh, ngoài ý học cho cho giống với người khác.
Hôm ấy sau khi cơm nước xong tôi tất tả chạy đến lớp, thậm chí còn muộn mấy phút. Chung quanh tôi, khiếp trông ai cũng thông thái làm sao, còn tôi một chị nạ dòng không có trong đầu một chữ tiếng Anh thì chỉ biết cúi gằm mặt xuống mỗi khi thầy đi lại gần chỗ mình. Đến một lúc nào đó thầy chỉ định tôi đọc một câu. Tôi lặp bặp mãi không thể phát âm từ You đúng cách. Bực mình, thầy chỉ tay vào mặt tôi và nói. Thôi chị đi về đi, cái ngữ chị có học suốt đời cũng không nói được tiếng Anh đâu.
Năm ấy tôi gần 30 tuổi, có một ông chồng thương yêu vợ, một đứa con trai 3 tuổi kháu khỉnh, một công việc ổn định thu nhập cao, và một tương lai quy hoạch làm cán bộ quản lý. Kể ra từ bỏ ý định học tiếng Anh cũng chẳng có gì phải đắn đo nhiều. Nhưng trong tôi một nhức nhối câu hỏi, Chẳng lẽ mình tệ thế sao, mọi người ai cũng học được tiếng Anh còn mình thì không có cửa ư?
Người thầy đầu tiên người thầy vĩ đại
Thế là tôi tìm đến một người thầy khác do bạn bè giới thiệu. Suốt đời tôi phải cảm ơn người bạn này vì đã giúp tôi trở thành học trò của một người thầy thật sự, đó là cách học trò tri ân Thầy, thưa Thầy Hồ Ngọc Hảo. Thầy mở lớp học ở nhà, học viên đa số là sinh viên và các em học sinh lớp 12. Trong lớp cũng có một vài người lớn tuổi nhưng tất cả mọi người đều đã có nhiều năm kinh nghiệm học tiếng Anh. Có nhiều người, theo cách nói của Thầy, có thâm niên học book 1.
Bài học đầu tiên của tôi là một bài ở gần cuối cuốn Streamline 1. Vả lại Thầy tôi không dạy theo thứ tự bài mà dạy theo chủ điểm ngữ pháp và không khuyến khích học viên bám chặt vào sách giáo khoa. Thầy dạy rất nhanh. Một buổi có khi dạy hai ba bài, ai không theo kịp thì tự mình phải xoay xở vì thế mà người đến và đi cũng nườm nượp như nhau. Thầy hài hước, dí dỏm biết cách chọc quê những học sinh lười nhưng lại không làm họ mất mặt chỉ khiến họ cố gắng hơn và tôi là người bị Thầy điểm danh nhiều nhất. Nếu bài học là một story thì bằng vài nét phác của mình, Thầy kể lại câu chuyện đó và học viên nhìn vào hình vẽ thuật lại chuyện. Ngoài ngôn ngữ, Thầy còn mở ra một cánh cửa khác của một nền tri thức văn hóa thật sự. Và qua cánh cửa ấy, Thầy đã giúp cho nhiều trong số học viên của mình nên người.
Hai tuần đầu tiên tôi giống như trái bưởi nặng bị ném xuống nước lập tức chìm nghỉm xuống bùn. Tôi ngồi đó mặt mày ngớ ngẩn, nghe mà chẳng hiểu mọi người nói gì, với cảm giác mình đúng là một nhân vật trong câu chuyện Innocents Abroad của Mark Twain, giống như một thổ dân mông muội đột nhiên lọt vào một xứ sở văn minh xa lạ. Nhưng cái người mông muội ấy quyết định không bỏ cuộc. Sau đó tôi thấy mình bắt đầu từ từ nổi lên và cảm thấy có thể bơi theo mọi người được.
Tôi là chó heo vẹt trâu chuột
Một hôm Thầy nói với chúng tôi một câu gây sốc: Các trò hãy ráng là chó là heo là trâu là chuột. Vốn là học trò ngoan tôi cố gắng làm theo lời Thầy dạy.
Là chó
Chó thì phải sủa đúng không nào, và là chó có nghĩa là tôi phải chăm sủa gâu gâu bằng cách phát ra thành tiếng. Tôi bắt mình phải nói dù lúc đầu nói 10 câu thì 9 câu sai và bị bạn học cười nhạo. Tôi phát hiện rằng người nước ngoài ấy mà họ không chê mình nói tiếng Anh dở đâu (thế thì có khác nào mình chê họ không nói được tiếng Việt) thế là tôi không để lỡ một dịp nào có thể nói tiếng Anh với họ. Tôi tình nguyện dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài thông qua Viện Khoa học xã hội, đổi lại họ có vài giờ nói tiếng Anh với tôi và chỉnh cho tôi nói đúng. Da mặt dày như tôi cũng có hai cái lợi, một là tôi không mắc phải nhiều lỗi trong phát âm như người Việt thường hay mắc phải (chẳng hạn bao giờ tôi cũng ghi nhớ trong đầu phải phát âm phụ âm cuối); hai là tôi có thêm bạn nước ngoài và họ rất quý mến tôi. Thế là tôi bèn take advantages bằng cách chịu khó viết thư cho họ mặc dù thời ấy internet chưa có nên gửi thư qua bưu điện cũng tốn tiền lắm. Bao giờ tôi cũng nhờ họ sửa lỗi cho tôi. Năm 1998 khi có internet tôi vô tiệm gửi mail, còn làm kiêm thêm dịch vụ viết thư tình (chủ yếu là để xin tiền) cho các cô chân dài gửi cho boyfriend bên bển vì họ không biết tiếng Anh. Tất nhiên tôi làm việc không công thôi. Cùng lắm các cô cũng chỉ đãi tôi chầu café.
Là heo
Heo là động vật tham ăn và cũng vì tham nên nó ăn tạp. Vớ cái gì tôi cũng đọc vì hiểu rằng kiến thức chỉ có thể tích lũy và trở thành của mình qua quá trình đọc sách. Mới đầu tôi mượn Thầy những cuốn truyện dạng simplified của Longman đi từ Level 1 lên cao hơn. Tôi đọc rất nhiều, thanh toán hết tủ sách của Thầy thì bắt đầu lượn lờ ở những tiệm sách cũ và tha về đủ các loại sách. Để tôi nói cho bạn một bí mật nhé, sách cũ cũng tốt đẹp như người bạn cũ vậy, nó thường dành cho ta những bất ngờ và nếu chịu khó cùng với một chút may mắn bạn có thế vớ được của báu với giá rẻ không ngờ. Vì đa số chủ tiệm chẳng hề biết mình đang bán cái gì.
Sẽ không phải là ngoa khi nói chính tiếng Anh đã dạy lại tôi viết tiếng Việt, tôi thấy mình viết văn một cách mạch lạc và trong sáng hơn, biên tập lên tay hơn. Vậy mà hồi phổ thông tôi từng đoạt giải viết văn toàn quốc của báo Thiếu niên tiền phong cơ đấy, rồi lại còn tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Khoa học xã hội nhân văn với bản luận văn điểm 10 tuyệt đối và có nhiều năm làm biên tập chuyên sửa văn của người khác!!!
Là vẹt
Bạn không thể sáng tạo trong ngoại ngữ vì không thể bằng cách riêng của mình mà nói hay hơn người bản xứ. Phải bắt chước như con vẹt thôi.
Những năm 93, 94 truyền hình cable rất đắt nhưng tôi cũng ráng sắm tool này và tối tối khi chồng con ngủ hết cố trợn mắt giỏng tai mà nghe nhìn trước màn hình. Tất nhiên tôi nghe lõm bõm thôi, nhưng khả năng ngày càng cải thiện và tôi bắt chước cách nói của họ những khi nghe được một câu trọn nghĩa. Cố nói theo cách của họ.
Khi đọc sách tôi chọn ra những câu nào hay và có thể sử dụng được ngoài đời rồi chép vào một cuốn sổ, lâu lâu mở ra xem và tập dùng trong đúng ngữ cảnh. Chẳng hạn trong lúc viết thư tình dùm cho các cô, tôi cố làm sao nói những lời có cánh về nỗi nhớ nhung của nàng mặc dù mục đích cuối cùng vẫn là xin tiền thôi. Các chàng đánh giá rất cao tài viết thư của nàng và hình như tôi cũng khiến cho một hai cặp nên vợ nên chồng đấy.
Là trâu
Trâu bò là loài nhai lại. Kiến thức sẽ chẳng phải là của bạn nếu bạn không có thời gian nhai lại để thẩm thấu những gì đã học. Trên đường đi học về, trong lúc đạp xe tôi thường ôn lại những điều mình vừa học trong ngày. Cả trong lúc lái xe đi trên đường tôi tập nói bằng tiếng Anh với một người nào đó bằng một chủ đề nào đó. Thế nên nếu gặp tôi vào lúc ấy bạn có thể nghĩ tôi crazy vì tôi hay mấp máy môi và mỉm cười một mình trước một ý nghĩ thú vị nào đó. Có một lần lúc dừng xe chờ đèn đỏ xanh lên, một ông quay sang nhìn tôi nháy nháy mắt và rủ tôi đi chơi. Mất một lúc tôi mới hiểu rằng hóa ra ông ấy thấy tôi cười lại tưởng bở là tôi có ý gì đen tối. Nhưng mà những chuyện như thế không xảy ra nữa từ khi phụ nữ Sài Gòn sáng chế ra mạng che mặt để tránh nắng.
Là chuột
Cái loài gặm nhấm này mỗi lần ăn rất ít nhưng tích lại thì lượng thức ăn không nhỏ. Mỗi lúc học một ít rất phù hợp với một người làm việc fulltime lại có chồng con và vô số bổn phận với bên nội bên ngoại như tôi. Vì vậy tôi chia nhỏ kiến thức ra và gặm nhấm từ từ, ít một, thư thái như hình ảnh con chuột bò xuống sông uống dòng nước mùa xuân trong một bài tanka của Nhật mà tôi rất thích. Và con chuột là tôi ấy nhờ vào phương pháp học sáng tạo đầy cảm hứng của Thầy và từ những người bạn cũ là sách vở mà dần dần biến đổi thành một kẻ bắt đầu biết ước mơ ngoài những mơ ước gắn với cơm áo gạo tiền.
Bản dịch đầu tiên
Tất nhiên bố bảo tôi cũng chẳng dám ti toe dịch dọt vì tự cảm thấy chữ của mình chưa đựng đầy một cái lá mít như cha tôi vẫn có cách nói ví von như vậy. Sau 1 năm học với Thầy Hảo, tôi thi đậu vào Open University rồi ĐH Sư phạm khoa Anh và có được tấm bằng loại khá. Tôi đặt một thầy ở ĐH Sư phạm dịch cuốn An Outline of American Literarure ra tiếng Việt. Trong quá trình biên tập tôi phát hiện ra mình có thể chuyển ngữ tốt hơn thầy, và thử dịch lại. Hóa ra bản dịch của tôi được chính thầy đánh giá tốt hơn của thầy. Thế là từ đó tôi mạnh dạn hơn, thử sức trong việc dịch sách. Tất nhiên tôi mắc vô số lỗi. Còn nhớ bản dịch một tác phẩm của William Saroyal (nhà văn nổi tiếng người Mỹ gốc Armenia) của tôi đầy lỗi, tôi đưa dịch giả Phạm Viêm Phương xem dùm ông sửa bút đỏ chi chít. Nhưng tôi đã học được từ chính lỗi lầm của mình. Thực ra tôi yếu về văn phạm nên nhiều khi hiểu sai ý. Tôi ghi lại từng cái lỗi của mình để lần sau tránh không mắc phải.
Hơn 9 năm qua tôi đã dịch được khoảng trên 40 chục cuốn. Có cuốn được xếp vào bestseller, có cuốn nhận được lời khen cũng có những cuốn rơi vào im lặng. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói đến, câu chuyện của tôi chẳng có ý nghĩa gì ngoài một thông điệp: Nếu tôi có thể làm được một cái gì đó với vốn tiếng Anh của mình thì các bạn, từ những xuất phát điểm tốt hơn tôi, có thể đạt được thành tích lớn hơn tôi nhiều, các bạn có thể vươn tới những đỉnh cao. Đó cũng là điều khiến cho tôi, khi đọc cuốn TÔI TÀI GIỎI BẠN CŨNG THẾ, càng thêm tâm đắc với Adam Khoo rằng nếu bạn có niềm tin vào mình, có khát khao vươn lên, có kế hoạch hành động và có quyết tâm theo đuổi thì bạn có thể chinh phục được bất cứ đỉnh núi nào trước mặt.
Hãy chia sẻ với tôi câu chuyện của bạn, ngay những bước khởi đầu nho nhỏ của mình nhé. Và hãy quy ước với nhau rằng tôi sẽ là một trong những người được nghe câu chuyện thành công của bạn. Good luck!
(vuontoithanhcong.com)
Tôi học tiếng Anh như thế nào: Câu chuyện một dummy trở thành dịch giả
Nguyễn hồng Vân
Tôi xin được tham gia vào diễn đàn VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG bằng câu chuyện học tiếng Anh của mình. Trước hết tôi muốn chúng ta có một quy ước đó là thu hẹp nghĩa của từ thành công. Nếu bạn học một cái gì đó mà có thể dùng nó để kiếm sống thì có được gọi là thành công không? Nếu bạn đồng ý với tôi thì cũng có thể nói tôi thành công và câu chuyện của tôi là như thế này.
Bài học đầu tiên đánh thức lòng tự trọng
Do hoàn cảnh lịch sử mà tôi không học tiếng Anh trong trường phổ thông. Khi học ở trường Lê Hồng Phong TP Hồ Chí Minh, trong lúc các bạn học tiếng Anh thì tôi và một số bạn ở Bắc chuyển vào học tiếng Nga. Lên đại học cũng học tiếng Nga nốt nên tôi chẳng biết lấy một chữ tiếng Anh.
Rồi một ngày kia tôi quyết định ghi danh học tiếng Anh theo phong trào. Tôi chẳng có mục đích thiết thân nào như đi du học, đi công tác nước ngoài Với lại dù không có ngoại ngữ (tiếng Nga tôi quên ráo trọi) tôi vẫn tiến hành công việc của mình tốt cơ mà (nhân dịp tôi cũng muốn khoe rằng tôi còn là một trong những biên tập viên sáng giá của NXB cơ đấy). Nói chung chẳng có động cơ nào thúc đẩy tôi học tiếng Anh, ngoài ý học cho cho giống với người khác.
Hôm ấy sau khi cơm nước xong tôi tất tả chạy đến lớp, thậm chí còn muộn mấy phút. Chung quanh tôi, khiếp trông ai cũng thông thái làm sao, còn tôi một chị nạ dòng không có trong đầu một chữ tiếng Anh thì chỉ biết cúi gằm mặt xuống mỗi khi thầy đi lại gần chỗ mình. Đến một lúc nào đó thầy chỉ định tôi đọc một câu. Tôi lặp bặp mãi không thể phát âm từ You đúng cách. Bực mình, thầy chỉ tay vào mặt tôi và nói. Thôi chị đi về đi, cái ngữ chị có học suốt đời cũng không nói được tiếng Anh đâu.
Năm ấy tôi gần 30 tuổi, có một ông chồng thương yêu vợ, một đứa con trai 3 tuổi kháu khỉnh, một công việc ổn định thu nhập cao, và một tương lai quy hoạch làm cán bộ quản lý. Kể ra từ bỏ ý định học tiếng Anh cũng chẳng có gì phải đắn đo nhiều. Nhưng trong tôi một nhức nhối câu hỏi, Chẳng lẽ mình tệ thế sao, mọi người ai cũng học được tiếng Anh còn mình thì không có cửa ư?
Người thầy đầu tiên người thầy vĩ đại
Thế là tôi tìm đến một người thầy khác do bạn bè giới thiệu. Suốt đời tôi phải cảm ơn người bạn này vì đã giúp tôi trở thành học trò của một người thầy thật sự, đó là cách học trò tri ân Thầy, thưa Thầy Hồ Ngọc Hảo. Thầy mở lớp học ở nhà, học viên đa số là sinh viên và các em học sinh lớp 12. Trong lớp cũng có một vài người lớn tuổi nhưng tất cả mọi người đều đã có nhiều năm kinh nghiệm học tiếng Anh. Có nhiều người, theo cách nói của Thầy, có thâm niên học book 1.
Bài học đầu tiên của tôi là một bài ở gần cuối cuốn Streamline 1. Vả lại Thầy tôi không dạy theo thứ tự bài mà dạy theo chủ điểm ngữ pháp và không khuyến khích học viên bám chặt vào sách giáo khoa. Thầy dạy rất nhanh. Một buổi có khi dạy hai ba bài, ai không theo kịp thì tự mình phải xoay xở vì thế mà người đến và đi cũng nườm nượp như nhau. Thầy hài hước, dí dỏm biết cách chọc quê những học sinh lười nhưng lại không làm họ mất mặt chỉ khiến họ cố gắng hơn và tôi là người bị Thầy điểm danh nhiều nhất. Nếu bài học là một story thì bằng vài nét phác của mình, Thầy kể lại câu chuyện đó và học viên nhìn vào hình vẽ thuật lại chuyện. Ngoài ngôn ngữ, Thầy còn mở ra một cánh cửa khác của một nền tri thức văn hóa thật sự. Và qua cánh cửa ấy, Thầy đã giúp cho nhiều trong số học viên của mình nên người.
Hai tuần đầu tiên tôi giống như trái bưởi nặng bị ném xuống nước lập tức chìm nghỉm xuống bùn. Tôi ngồi đó mặt mày ngớ ngẩn, nghe mà chẳng hiểu mọi người nói gì, với cảm giác mình đúng là một nhân vật trong câu chuyện Innocents Abroad của Mark Twain, giống như một thổ dân mông muội đột nhiên lọt vào một xứ sở văn minh xa lạ. Nhưng cái người mông muội ấy quyết định không bỏ cuộc. Sau đó tôi thấy mình bắt đầu từ từ nổi lên và cảm thấy có thể bơi theo mọi người được.
Tôi là chó heo vẹt trâu chuột
Một hôm Thầy nói với chúng tôi một câu gây sốc: Các trò hãy ráng là chó là heo là trâu là chuột. Vốn là học trò ngoan tôi cố gắng làm theo lời Thầy dạy.
Là chó
Chó thì phải sủa đúng không nào, và là chó có nghĩa là tôi phải chăm sủa gâu gâu bằng cách phát ra thành tiếng. Tôi bắt mình phải nói dù lúc đầu nói 10 câu thì 9 câu sai và bị bạn học cười nhạo. Tôi phát hiện rằng người nước ngoài ấy mà họ không chê mình nói tiếng Anh dở đâu (thế thì có khác nào mình chê họ không nói được tiếng Việt) thế là tôi không để lỡ một dịp nào có thể nói tiếng Anh với họ. Tôi tình nguyện dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài thông qua Viện Khoa học xã hội, đổi lại họ có vài giờ nói tiếng Anh với tôi và chỉnh cho tôi nói đúng. Da mặt dày như tôi cũng có hai cái lợi, một là tôi không mắc phải nhiều lỗi trong phát âm như người Việt thường hay mắc phải (chẳng hạn bao giờ tôi cũng ghi nhớ trong đầu phải phát âm phụ âm cuối); hai là tôi có thêm bạn nước ngoài và họ rất quý mến tôi. Thế là tôi bèn take advantages bằng cách chịu khó viết thư cho họ mặc dù thời ấy internet chưa có nên gửi thư qua bưu điện cũng tốn tiền lắm. Bao giờ tôi cũng nhờ họ sửa lỗi cho tôi. Năm 1998 khi có internet tôi vô tiệm gửi mail, còn làm kiêm thêm dịch vụ viết thư tình (chủ yếu là để xin tiền) cho các cô chân dài gửi cho boyfriend bên bển vì họ không biết tiếng Anh. Tất nhiên tôi làm việc không công thôi. Cùng lắm các cô cũng chỉ đãi tôi chầu café.
Là heo
Heo là động vật tham ăn và cũng vì tham nên nó ăn tạp. Vớ cái gì tôi cũng đọc vì hiểu rằng kiến thức chỉ có thể tích lũy và trở thành của mình qua quá trình đọc sách. Mới đầu tôi mượn Thầy những cuốn truyện dạng simplified của Longman đi từ Level 1 lên cao hơn. Tôi đọc rất nhiều, thanh toán hết tủ sách của Thầy thì bắt đầu lượn lờ ở những tiệm sách cũ và tha về đủ các loại sách. Để tôi nói cho bạn một bí mật nhé, sách cũ cũng tốt đẹp như người bạn cũ vậy, nó thường dành cho ta những bất ngờ và nếu chịu khó cùng với một chút may mắn bạn có thế vớ được của báu với giá rẻ không ngờ. Vì đa số chủ tiệm chẳng hề biết mình đang bán cái gì.
Sẽ không phải là ngoa khi nói chính tiếng Anh đã dạy lại tôi viết tiếng Việt, tôi thấy mình viết văn một cách mạch lạc và trong sáng hơn, biên tập lên tay hơn. Vậy mà hồi phổ thông tôi từng đoạt giải viết văn toàn quốc của báo Thiếu niên tiền phong cơ đấy, rồi lại còn tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Khoa học xã hội nhân văn với bản luận văn điểm 10 tuyệt đối và có nhiều năm làm biên tập chuyên sửa văn của người khác!!!
Là vẹt
Bạn không thể sáng tạo trong ngoại ngữ vì không thể bằng cách riêng của mình mà nói hay hơn người bản xứ. Phải bắt chước như con vẹt thôi.
Những năm 93, 94 truyền hình cable rất đắt nhưng tôi cũng ráng sắm tool này và tối tối khi chồng con ngủ hết cố trợn mắt giỏng tai mà nghe nhìn trước màn hình. Tất nhiên tôi nghe lõm bõm thôi, nhưng khả năng ngày càng cải thiện và tôi bắt chước cách nói của họ những khi nghe được một câu trọn nghĩa. Cố nói theo cách của họ.
Khi đọc sách tôi chọn ra những câu nào hay và có thể sử dụng được ngoài đời rồi chép vào một cuốn sổ, lâu lâu mở ra xem và tập dùng trong đúng ngữ cảnh. Chẳng hạn trong lúc viết thư tình dùm cho các cô, tôi cố làm sao nói những lời có cánh về nỗi nhớ nhung của nàng mặc dù mục đích cuối cùng vẫn là xin tiền thôi. Các chàng đánh giá rất cao tài viết thư của nàng và hình như tôi cũng khiến cho một hai cặp nên vợ nên chồng đấy.
Là trâu
Trâu bò là loài nhai lại. Kiến thức sẽ chẳng phải là của bạn nếu bạn không có thời gian nhai lại để thẩm thấu những gì đã học. Trên đường đi học về, trong lúc đạp xe tôi thường ôn lại những điều mình vừa học trong ngày. Cả trong lúc lái xe đi trên đường tôi tập nói bằng tiếng Anh với một người nào đó bằng một chủ đề nào đó. Thế nên nếu gặp tôi vào lúc ấy bạn có thể nghĩ tôi crazy vì tôi hay mấp máy môi và mỉm cười một mình trước một ý nghĩ thú vị nào đó. Có một lần lúc dừng xe chờ đèn đỏ xanh lên, một ông quay sang nhìn tôi nháy nháy mắt và rủ tôi đi chơi. Mất một lúc tôi mới hiểu rằng hóa ra ông ấy thấy tôi cười lại tưởng bở là tôi có ý gì đen tối. Nhưng mà những chuyện như thế không xảy ra nữa từ khi phụ nữ Sài Gòn sáng chế ra mạng che mặt để tránh nắng.
Là chuột
Cái loài gặm nhấm này mỗi lần ăn rất ít nhưng tích lại thì lượng thức ăn không nhỏ. Mỗi lúc học một ít rất phù hợp với một người làm việc fulltime lại có chồng con và vô số bổn phận với bên nội bên ngoại như tôi. Vì vậy tôi chia nhỏ kiến thức ra và gặm nhấm từ từ, ít một, thư thái như hình ảnh con chuột bò xuống sông uống dòng nước mùa xuân trong một bài tanka của Nhật mà tôi rất thích. Và con chuột là tôi ấy nhờ vào phương pháp học sáng tạo đầy cảm hứng của Thầy và từ những người bạn cũ là sách vở mà dần dần biến đổi thành một kẻ bắt đầu biết ước mơ ngoài những mơ ước gắn với cơm áo gạo tiền.
Bản dịch đầu tiên
Tất nhiên bố bảo tôi cũng chẳng dám ti toe dịch dọt vì tự cảm thấy chữ của mình chưa đựng đầy một cái lá mít như cha tôi vẫn có cách nói ví von như vậy. Sau 1 năm học với Thầy Hảo, tôi thi đậu vào Open University rồi ĐH Sư phạm khoa Anh và có được tấm bằng loại khá. Tôi đặt một thầy ở ĐH Sư phạm dịch cuốn An Outline of American Literarure ra tiếng Việt. Trong quá trình biên tập tôi phát hiện ra mình có thể chuyển ngữ tốt hơn thầy, và thử dịch lại. Hóa ra bản dịch của tôi được chính thầy đánh giá tốt hơn của thầy. Thế là từ đó tôi mạnh dạn hơn, thử sức trong việc dịch sách. Tất nhiên tôi mắc vô số lỗi. Còn nhớ bản dịch một tác phẩm của William Saroyal (nhà văn nổi tiếng người Mỹ gốc Armenia) của tôi đầy lỗi, tôi đưa dịch giả Phạm Viêm Phương xem dùm ông sửa bút đỏ chi chít. Nhưng tôi đã học được từ chính lỗi lầm của mình. Thực ra tôi yếu về văn phạm nên nhiều khi hiểu sai ý. Tôi ghi lại từng cái lỗi của mình để lần sau tránh không mắc phải.
Hơn 9 năm qua tôi đã dịch được khoảng trên 40 chục cuốn. Có cuốn được xếp vào bestseller, có cuốn nhận được lời khen cũng có những cuốn rơi vào im lặng. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói đến, câu chuyện của tôi chẳng có ý nghĩa gì ngoài một thông điệp: Nếu tôi có thể làm được một cái gì đó với vốn tiếng Anh của mình thì các bạn, từ những xuất phát điểm tốt hơn tôi, có thể đạt được thành tích lớn hơn tôi nhiều, các bạn có thể vươn tới những đỉnh cao. Đó cũng là điều khiến cho tôi, khi đọc cuốn TÔI TÀI GIỎI BẠN CŨNG THẾ, càng thêm tâm đắc với Adam Khoo rằng nếu bạn có niềm tin vào mình, có khát khao vươn lên, có kế hoạch hành động và có quyết tâm theo đuổi thì bạn có thể chinh phục được bất cứ đỉnh núi nào trước mặt.
Hãy chia sẻ với tôi câu chuyện của bạn, ngay những bước khởi đầu nho nhỏ của mình nhé. Và hãy quy ước với nhau rằng tôi sẽ là một trong những người được nghe câu chuyện thành công của bạn. Good luck!
(vuontoithanhcong.com)