hienchanh
10-23-2010, 03:12 PM
:think:
Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác
Người viết : Vương Trùng Dương
Nhà văn Nguyễn Bá Trác, bút hiệu Tiêu Đẩu đã đóng góp nhiều công trình biên soạn được đăng tải trên báo Nam Phong và xuất bản nhiều tác phẩm vào tiền bán thế kỷ 20 nhưng trải qua nhiều thập niên, tên tuổi của ông chỉ được nhắc đến qua bài thơ Hồ Trường.
Bước vào năm Ất Dậu, nhân 60 năm ngày mất của ông, chúng tôi đề cập đến hình ảnh người quá cố đã có công đóng góp cho nền văn học và lịch sử đất nước nhưng bị phôi phai theo thời gian. Đây chỉ là bài viết có tính cách tổng quát về tác giả và bài thơ được đăng tải trên tờ Nam Phong vào đầu thập niên 20, được sao chép lại và lưu truyền rộng rãi nhưng được bàn cãi khá nhiều qua nguyên tác của nó, vấn đề nầy xin nhường cho những nhà nghiên cứu văn học, chúng tôi ghi nhận những điều qua sách báo.
Đôi Dòng Về Tác Giả
Nguyễn Bá Trác sinh năm Tân Tỵ, 1881 tại làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam. Địa danh làng nầy đã được đề cập trong bài viết về nhà văn Phan Khôi (1887-1959) ở vùng đất Gò Nổi gồm có các làng Tư Phú, Bảo An, La Kham, Xuân Đài, Trường Giang, Đông Bàn, Phú Bông... vùng đất đã mang lại niềm tự hào cho quê hương Quảng Nam vì đã sản sinh ra những nhân vật gắn liền với lịch sử và văn học nước nhà.
Thuở nhỏ ông theo học ở Quảng Nam, năm 1906, ông đỗ cử nhân ở Huế. Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và Duy Tân của Phan Chu Trinh và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông tìm cách theo du học sinh sang Nhật. Khi chính phủ Nhật giải tán học sinh du học, ông sang Trung Hoa rồi trở về Việt Nam năm 1914.
Ông làm chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị Báo từ năm 1914 đến 1916. Năm 1917, dưới sự bảo trợ của Louis Marty, Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí, chủ nhiệm kiêm chủ bút và Nguyễn Bá Trác đảm trách chủ bút phần Hán văn.
Rời tờ Nam Phong, ông làm Tá Lý Bộ Học ở Huế, Tuần Phủ ở Quảng Ngãi và Tổng Đốc Thanh Hóa, Bình Định. Tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, ông bị xử bắn ở Quy Nhơn, Phạm Quỳnh (1892-1945) bị xử bắn ở Huế.
Ngoài nhiều bài viết trên tờ Nam Phong, Nguyễn Bá Trác đã biên soạn nhiều tác phẩm:
Ngoài hai bộ sách Cổ Học Viện Thư Tịch Thủ Sách cùng với Nguyễn Tiên Khiêm gồm 11 quyển, ấn hành năm 1921, và Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu, ấn hành năm 1925, còn có Bàn Về Học Thuật Nước Tàu (1918), Hạn Mạn Du Ký (1920), Bàn Về Hán Học (1920), Hương Giang Mộng (1920), Ngã An Nam Dân Tộc Nam Tiến Chi Lịch Sử (1921), Mấy Lời Chung Cáo Của Các Nhà Nho (1921), Nguyễn Bá Học Tiên Sinh Chi Lược Sử Cập Kỳ Di Ngôn (1921), Du Thanh Hòa Ký (19210, Hán Học Văn Học Khảo (1917-1932)...
Hồ Trường
GS Thanh Lãng nhận định:
“Muốn hiểu văn học việt Nam thời kỳ 1913-1932 không gì tốt cho bằng nhìn vào Nam Phong. Nam Phong là một tạp chí có ảnh hưởng sâu rộng, giữ địa vị của một Hàn Lâm Viện, kết nạp tất cả mọi ngành đương thời”.
Nhiều quan niệm cho rằng Nam Phong là công cụ do Phủ Toàn Quyền sáng lập nhưng không thể phủ nhận giá trị của nó trong lịch sử báo chí, văn học mà Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác giữ vai trò quan trọng. Tiếc rằng tài liệu về Nam Phong không còn lưu trữ nên khó nhận định, và ngay cả bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác rất nổi danh đã bị tam sao thất bổn.
Nguyễn Bá Trác viết thiên ký sự Hạn Mạn Du Ký bằng Hán văn, đăng trên báo Nam Phong rồi tác giả dịch ra Việt ngữ, đăng tải lại trên Nam Phong từ số 38 đến 43 trong năm 1920.
Tác phẩm Hạn Mạn Du Ký, Đông Kinh ấn quán xuất bản, Hà Nội, 1921, gồm 14 chương, dày 294 trang. Bìa sách có in “Lời ký của một người đi chơi phiếm Xiêm – Tàu – Nhật Bản...”. Trong tác phẩm nầy thì cuộc hành trình 6 năm, tác giả khởi hành từ miền Trung VN sang Thái Lan, đến Trung Hoa rồi sang Nhật, trở lại Trung Hoa, ghé Hồng Kông rỗi trở về Việt Nam.
Bài thơ Hồ Trường ra đời khi Nguyễn Bá Trác lưu lạc Trung Hoa và đứng trước hoàn cảnh trớ trêu giữa bản thân và đất nước, bắt gặp bài ca phù hợp với tâm trạng tạo thành ý thơ. Nếu có tài liệu từ tạp chí Nam Phong và tác phẩm HMDK để chép lại thì bài thơ Hồ Trường không tốn nhiều bút mực trong những thập niên qua.
Trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu Giản Ước Tân Biên của GS Phạm Thế Ngũ, Sài Gòn 1965, đề cập đến giai đoạn tác giả bài thơ Hồ Trường và bài thơ (xin đánh dấu ngoặc kép những chữ qua các bản văn thay đổi):
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường,
Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha “phương”,
Trời Nam “ngàn” dặm thẳm, mây nước một màu sương.
Học “chẳng” thành công chẳng lập, trai trẻ bao “lâu” mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ “tay” mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng lạn
Rót vế Tây phương, mưa Tây “rơi” từng trận chứa chan.
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương.
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh nào ai say.
Chí ta cho biết lòng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Trong tác phẩm Chơi Chữ của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Sài Gòn 1970, một vị thâm nho không nêu tên tác giả Hồ Trường mà dẫn chứng câu chuyện gắn liền với hoàn cảnh với bài thơ vừa khí khái vừa ngông.
So với bản của Phạm Thế Ngũ trong vòng kép và bản của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, chỉ khác nhau vài chữ như: Chữ hương thay chữ phương, nghìn thay ngàn, không thay chẳng, lăm thay lâu, sơn thay rơi và vài dấu chấm, dấu phảy, dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Trong quyển Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại 1880-1965 của Trần Tuấn Kiệt, Sài Gòn 1968, cũng chỉ khác nhau vài chữ trong những câu trên, trong đó có chữ “bẻ cật” mà Lãng Nhân Phùng Tất Đắc cho rằng sai vì tác giả muốn mượn chữ theo điển tích ngày xưa chứ không phải gan cật. Đến phần cuối, ở câu: “Rót về Nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng” thì bài thơ lại chấm dứt với câu:
“Rót về Nam Phương
Trời Nam nghìn dặm thẳng
Non nước một màu sương
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Có người quá chén như điên như cuồng”.
Sau hai thập niên ở hải ngoại, vào giữa năm 1998, tạp chí Thế Kỷ 21 đề cập lại bài thơ Hồ Trường. Thế Kỷ 21 số 115 tháng 11-1998, trong mục Bạn Đọc Viết đăng tải bài Hồ Trường do Tôn Thất Hanh ở Gia Nã Đại gởi cuốn băng cassette do chính ái nữ của Nguyễn Bá Trác thực hiện qua giọng ngâm của Lệ Ba. Trong cuốn băng đó có lời của ái nữ Nguyễn Bá Trác nhắn nhủ hai người con:
- “Bài thơ Hồ Trường là bài thơ chí khí của ông ngoại, nhưng mà đó cũng là chí khí muôn đời của thanh niên”
So với bản của Phạm Thế Ngũ thì khác nhau ở câu đầu thêm chữ đại “Đại trượng phu”, câu thứ 3 “Chí chưa thành danh chưa đạt”, câu 4 với chữ “gươm”, “người”, câu 8 với chữ “biển”, “loạn”, câu 9 với chữ “phương Tây”, câu 9 với chữ “đá chạy cát giương”, câu 13 với chữ “Lòng ta ta biết, chí ta ta hay” và câu cuối với chữ “ư”.
Trên tờ Vietnam Weekly News, ngày 4 tháng 9-1998, bài viết của Nguyễn Đắc Khoa cũng dựa vào các bài vừa được đăng tải rồi đề cập đến bài thơ được nghe để luận bàn.
Trên tờ Khởi Hành Xuân Canh Thìn, số 39 & 40 tháng 1 & 2 năm 2000 có đề cập đến bốn ấn bản bài thơ Hồ Trường (hai ấn bản trước năm 1975 và hai ấn bản vào năm 1998) trong đó có bài của Đông Trình trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 7 tháng 6-1998 mà Đông Trình ghi nhận từ Nguyễn Văn Xuân đọc từ Hạn Mạn Du Ký. Đây cũng là tài liệu nghiên cứu văn học để dẫn chứng và tế nhị vì không kết luận ấn bản nào chính xác.
Nhìn chung, bài thơ Hồ Trường sau nầy chép lại đã ngắt và xuống dòng và dựa vào sự khác nhau đó để diễn giải cho có phần linh động.
Nếu dựa vào những chữ đã để trong ngoặc kép qua các chữ khác nhau, không có gì lệch lạc nhiều, chỉ có chữ “bẻ cật” với “bẻ cột” mà theo Lãng Nhân Phùng Tất Đắc dựa vào điển tích từ thời Trụ Vương ở Trung Hoa “Xé gan là hành động của Tỷ Can, bẻ cột là hành động của Chu Văn” thể hiện hào khí của bậc trung thần không chịu khuất phục dưới bạo chúa do Đắc Kỷ lung lạc.
Nguyễn Bá Trác dựa từ bài hát theo lối biền ngẫu của Trung Hoa, qua tác phẩm khi viết bằng Hán văn không ai đề cập tác giả chỉ nói về ý nghĩa hay sáng tác thành thơ nhưng khi chuyển thành Việt ngữ tác giả dệt thành áng thơ lưu lại tên tuổi của mình.
Thế nhưng, còn có sự nhầm lẫn giữa Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác với Tuyết Huy Dương Bá Trạc (1884-1944) vì Dương Bá Trạc (bào huynh Giáo Sư Dương Quảng Hàm), ông là nhà nho yêu nước, cùng với Tây Hồ Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám và các sĩ phu chống Pháp, bị Pháp kết án 15 năm tù biệt xứ, sau đó bị Nhật đưa sang Tân Gia Ba. Dương Bá Trạc cũng là nhà văn có các tác phẩm ấn hành giữa thập niên 20 cùng thời điểm với Nguyễn Bá Trác. Theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà Văn Hiện Đại:
“Ngay hồi Nam Phong tạp chí mới ra đời, Dương Bá Trạc đã có nhiều bài ký biệt hiệu là Tuyết Huy... ông còn là thi sĩ, tác giả hai tập thơ: Trai Lành Gái Tốt và Nét Mực Tình”.
Có lẽ dựa nghiệp dĩ và tâm trạng con người có tài nhưng chán ngán trước cảnh đời, sinh bất phùng thời mới mượn bầu rượu nhập vào ý thơ hào khí ngất trời trước thời thế đổi thay nên tưởng nhầm Dương Bá Trạc là tác giả. Cách đây vài năm, có bài viết “Biến Thể Ngông Bài Hồ Trường”, tác giả dẫn giải và nhầm lẫn bài thơ đó của Dương Bá Trạc rồi chỉ trích, thật oan cho nhà văn ái quốc Dương Bá Trạc!
Tiếc rằng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bá Trác không được nhắc nhở, chỉ còn bài thơ rất hay, đóng góp áng thơ tuyệt vời trong kho tàng thi ca Việt Nam nhưng bị tam sao thất bổn mà các nhà nghiên cứu văn học trong cùng thế kỷ chưa minh chứng để lưu lại hậu thế!
Hồ Trường là nậm rượu, bầu rượu hình dáng như trái bầu mà người xưa thường dùng nó để đựng rượu, bài thơ Hồ Trường có câu “nghiêng bầu mà hỏi”. Trong văn hóa Đông phương, điển hình như Trung Hoa, có nhiều loại cho đồ đựng rượu và uống rượu là nghệ thuật tạo hình trải dài qua mấy nghìn năm. Từ vật dụng đựng rượu có sẵn trong thiên nhiên như gỗ, tre, sừng, vỏ ốc, quả bầu (hồ lô) đến vật dụng được chế biến từ đất nung, sành sứ, kim loại, thủy tinh... theo tiến trình văn minh của con người sáng tạo ra nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại có hình dáng riêng của nó.
Ngày nay, có nhiều thứ trở thành đồ cổ quý giá với lai lịch của nó hình thành trong mỗi triều đại. Hình ảnh bầu rượu được buộc dải lụa ở nước ta được thấy trên các mái đình, miếu, am và trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội, điện Thái Hòa, Thế Miếu, Ngọ Môn ở Huế... còn lưu lại hình ảnh nầy. Từ thời xa xưa, quả bầu được xem như biểu tượng thiêng liêng đựng nước thiêng rồi sau đó đựng thức uống rất quý là rượu. Hình ảnh “bầu rượu túi thơ” được minh họa qua nhân vật nổi danh như Lã Đồng Tân, Lý Thiết Quảng, Lý Bạch, Lưu Linh... trở thành quen thuộc qua nhiều thế kỷ ở Đông phương. Bìa thi phẩm Mây của Vũ Hoàng Chương do Tô Ngọc Vân vẽ bầu rượu đựng túi mây phiêu bồng mô tả tâm hồn thi nhân nơi trần gian.
Trong thi ca Trung Hoa và Việt Nam, có hàng trăm bài thơ đề cập đến rượu, có bài nhắc đến tên rượu, có bài thể hiện ở nội dung... Nguyễn Bá Trác dùng vật dụng là tựa đề cho bài thơ, vừa hay về âm điệu vừa gợi hình ảnh đồ dùng của loại men nồng, trở thành nét đẹp trong nghệ thuật tạo hình.
Trong khi đợi nguyên bản bài thơ Hồ Trường để xác minh, tạm thời căn cứ vào bài thơ do ái nữ của người quá cố để khỏi phụ lòng người thân:
Hồ Trường
Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương
Trời Nam nghìn dặm thẳm
Non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chưa đạt
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say
Lòng ta ta biết, chí ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Bước vào năm Ất Dậu 2005, đúng vào chu kỳ 60 năm, ngày mất của Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác, với cái nhìn khách quan và vô tư trên lãnh vực văn học, chúng tôi ghi lại để tưởng nhớ bậc tiền bối đã có công đóng góp trong thời kỳ báo chí còn phôi thai và giai đoạn trưởng thành của chữ Quốc Ngữ.
Vương Trùng Dương
http://tvvn.org/forum/showwiki.php?title=Book:H%E1%BB%93_Tr%C6%B0%E1%BB% 9Dng_C%E1%BB%A7a_Nguy%E1%BB%85n_B%C3%A1_Tr%C3%A1c_-_V%C6%B0%C6%A1ng_Tr%C3%B9ng_D%C6%B0%C6%A1ng
Tiểu Sử Vương Trùng Dương
Vương Trùng Dương sinh năm 1945, tên thật là Trần Ngọc Dương. Quê Quảng Nam - Đà Nẵng. Xuất thân Khóa I SVSQ/DH.CTCT Đà Lạt.
Ông viết văn dưới các bút hiệu: Vương Trùng Dương, Trần Lư Nguyễn Khanh, Hoàng Bích Yên, Vương Chân Nhân... và nhiều bút hiệu khác để viết phiếm luận.
Tổng thư ký Trung Tâm Văn Bút Nam Cali. Trưởng Khối Báo Chí của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali. Cố vấn của Thư Viện Toàn Cầu.
Hiện nay đảm nhận Trang Tiếng Việt Mến Yêu của BDDCTTVNNC trên nhật báo Người Việt tại quận Cam. Tổng thư ký tạp chí Thế Giới Nghệ Thuật. Biên tập trên nhiều tờ báo như Saigon Times - Trẻ Magazine - Mẹ Việt Nam - Dân Quyền...
:wave:
Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác
Người viết : Vương Trùng Dương
Nhà văn Nguyễn Bá Trác, bút hiệu Tiêu Đẩu đã đóng góp nhiều công trình biên soạn được đăng tải trên báo Nam Phong và xuất bản nhiều tác phẩm vào tiền bán thế kỷ 20 nhưng trải qua nhiều thập niên, tên tuổi của ông chỉ được nhắc đến qua bài thơ Hồ Trường.
Bước vào năm Ất Dậu, nhân 60 năm ngày mất của ông, chúng tôi đề cập đến hình ảnh người quá cố đã có công đóng góp cho nền văn học và lịch sử đất nước nhưng bị phôi phai theo thời gian. Đây chỉ là bài viết có tính cách tổng quát về tác giả và bài thơ được đăng tải trên tờ Nam Phong vào đầu thập niên 20, được sao chép lại và lưu truyền rộng rãi nhưng được bàn cãi khá nhiều qua nguyên tác của nó, vấn đề nầy xin nhường cho những nhà nghiên cứu văn học, chúng tôi ghi nhận những điều qua sách báo.
Đôi Dòng Về Tác Giả
Nguyễn Bá Trác sinh năm Tân Tỵ, 1881 tại làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam. Địa danh làng nầy đã được đề cập trong bài viết về nhà văn Phan Khôi (1887-1959) ở vùng đất Gò Nổi gồm có các làng Tư Phú, Bảo An, La Kham, Xuân Đài, Trường Giang, Đông Bàn, Phú Bông... vùng đất đã mang lại niềm tự hào cho quê hương Quảng Nam vì đã sản sinh ra những nhân vật gắn liền với lịch sử và văn học nước nhà.
Thuở nhỏ ông theo học ở Quảng Nam, năm 1906, ông đỗ cử nhân ở Huế. Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và Duy Tân của Phan Chu Trinh và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông tìm cách theo du học sinh sang Nhật. Khi chính phủ Nhật giải tán học sinh du học, ông sang Trung Hoa rồi trở về Việt Nam năm 1914.
Ông làm chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị Báo từ năm 1914 đến 1916. Năm 1917, dưới sự bảo trợ của Louis Marty, Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí, chủ nhiệm kiêm chủ bút và Nguyễn Bá Trác đảm trách chủ bút phần Hán văn.
Rời tờ Nam Phong, ông làm Tá Lý Bộ Học ở Huế, Tuần Phủ ở Quảng Ngãi và Tổng Đốc Thanh Hóa, Bình Định. Tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, ông bị xử bắn ở Quy Nhơn, Phạm Quỳnh (1892-1945) bị xử bắn ở Huế.
Ngoài nhiều bài viết trên tờ Nam Phong, Nguyễn Bá Trác đã biên soạn nhiều tác phẩm:
Ngoài hai bộ sách Cổ Học Viện Thư Tịch Thủ Sách cùng với Nguyễn Tiên Khiêm gồm 11 quyển, ấn hành năm 1921, và Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu, ấn hành năm 1925, còn có Bàn Về Học Thuật Nước Tàu (1918), Hạn Mạn Du Ký (1920), Bàn Về Hán Học (1920), Hương Giang Mộng (1920), Ngã An Nam Dân Tộc Nam Tiến Chi Lịch Sử (1921), Mấy Lời Chung Cáo Của Các Nhà Nho (1921), Nguyễn Bá Học Tiên Sinh Chi Lược Sử Cập Kỳ Di Ngôn (1921), Du Thanh Hòa Ký (19210, Hán Học Văn Học Khảo (1917-1932)...
Hồ Trường
GS Thanh Lãng nhận định:
“Muốn hiểu văn học việt Nam thời kỳ 1913-1932 không gì tốt cho bằng nhìn vào Nam Phong. Nam Phong là một tạp chí có ảnh hưởng sâu rộng, giữ địa vị của một Hàn Lâm Viện, kết nạp tất cả mọi ngành đương thời”.
Nhiều quan niệm cho rằng Nam Phong là công cụ do Phủ Toàn Quyền sáng lập nhưng không thể phủ nhận giá trị của nó trong lịch sử báo chí, văn học mà Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác giữ vai trò quan trọng. Tiếc rằng tài liệu về Nam Phong không còn lưu trữ nên khó nhận định, và ngay cả bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác rất nổi danh đã bị tam sao thất bổn.
Nguyễn Bá Trác viết thiên ký sự Hạn Mạn Du Ký bằng Hán văn, đăng trên báo Nam Phong rồi tác giả dịch ra Việt ngữ, đăng tải lại trên Nam Phong từ số 38 đến 43 trong năm 1920.
Tác phẩm Hạn Mạn Du Ký, Đông Kinh ấn quán xuất bản, Hà Nội, 1921, gồm 14 chương, dày 294 trang. Bìa sách có in “Lời ký của một người đi chơi phiếm Xiêm – Tàu – Nhật Bản...”. Trong tác phẩm nầy thì cuộc hành trình 6 năm, tác giả khởi hành từ miền Trung VN sang Thái Lan, đến Trung Hoa rồi sang Nhật, trở lại Trung Hoa, ghé Hồng Kông rỗi trở về Việt Nam.
Bài thơ Hồ Trường ra đời khi Nguyễn Bá Trác lưu lạc Trung Hoa và đứng trước hoàn cảnh trớ trêu giữa bản thân và đất nước, bắt gặp bài ca phù hợp với tâm trạng tạo thành ý thơ. Nếu có tài liệu từ tạp chí Nam Phong và tác phẩm HMDK để chép lại thì bài thơ Hồ Trường không tốn nhiều bút mực trong những thập niên qua.
Trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu Giản Ước Tân Biên của GS Phạm Thế Ngũ, Sài Gòn 1965, đề cập đến giai đoạn tác giả bài thơ Hồ Trường và bài thơ (xin đánh dấu ngoặc kép những chữ qua các bản văn thay đổi):
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường,
Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha “phương”,
Trời Nam “ngàn” dặm thẳm, mây nước một màu sương.
Học “chẳng” thành công chẳng lập, trai trẻ bao “lâu” mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ “tay” mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng lạn
Rót vế Tây phương, mưa Tây “rơi” từng trận chứa chan.
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương.
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh nào ai say.
Chí ta cho biết lòng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Trong tác phẩm Chơi Chữ của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Sài Gòn 1970, một vị thâm nho không nêu tên tác giả Hồ Trường mà dẫn chứng câu chuyện gắn liền với hoàn cảnh với bài thơ vừa khí khái vừa ngông.
So với bản của Phạm Thế Ngũ trong vòng kép và bản của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, chỉ khác nhau vài chữ như: Chữ hương thay chữ phương, nghìn thay ngàn, không thay chẳng, lăm thay lâu, sơn thay rơi và vài dấu chấm, dấu phảy, dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Trong quyển Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại 1880-1965 của Trần Tuấn Kiệt, Sài Gòn 1968, cũng chỉ khác nhau vài chữ trong những câu trên, trong đó có chữ “bẻ cật” mà Lãng Nhân Phùng Tất Đắc cho rằng sai vì tác giả muốn mượn chữ theo điển tích ngày xưa chứ không phải gan cật. Đến phần cuối, ở câu: “Rót về Nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng” thì bài thơ lại chấm dứt với câu:
“Rót về Nam Phương
Trời Nam nghìn dặm thẳng
Non nước một màu sương
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Có người quá chén như điên như cuồng”.
Sau hai thập niên ở hải ngoại, vào giữa năm 1998, tạp chí Thế Kỷ 21 đề cập lại bài thơ Hồ Trường. Thế Kỷ 21 số 115 tháng 11-1998, trong mục Bạn Đọc Viết đăng tải bài Hồ Trường do Tôn Thất Hanh ở Gia Nã Đại gởi cuốn băng cassette do chính ái nữ của Nguyễn Bá Trác thực hiện qua giọng ngâm của Lệ Ba. Trong cuốn băng đó có lời của ái nữ Nguyễn Bá Trác nhắn nhủ hai người con:
- “Bài thơ Hồ Trường là bài thơ chí khí của ông ngoại, nhưng mà đó cũng là chí khí muôn đời của thanh niên”
So với bản của Phạm Thế Ngũ thì khác nhau ở câu đầu thêm chữ đại “Đại trượng phu”, câu thứ 3 “Chí chưa thành danh chưa đạt”, câu 4 với chữ “gươm”, “người”, câu 8 với chữ “biển”, “loạn”, câu 9 với chữ “phương Tây”, câu 9 với chữ “đá chạy cát giương”, câu 13 với chữ “Lòng ta ta biết, chí ta ta hay” và câu cuối với chữ “ư”.
Trên tờ Vietnam Weekly News, ngày 4 tháng 9-1998, bài viết của Nguyễn Đắc Khoa cũng dựa vào các bài vừa được đăng tải rồi đề cập đến bài thơ được nghe để luận bàn.
Trên tờ Khởi Hành Xuân Canh Thìn, số 39 & 40 tháng 1 & 2 năm 2000 có đề cập đến bốn ấn bản bài thơ Hồ Trường (hai ấn bản trước năm 1975 và hai ấn bản vào năm 1998) trong đó có bài của Đông Trình trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 7 tháng 6-1998 mà Đông Trình ghi nhận từ Nguyễn Văn Xuân đọc từ Hạn Mạn Du Ký. Đây cũng là tài liệu nghiên cứu văn học để dẫn chứng và tế nhị vì không kết luận ấn bản nào chính xác.
Nhìn chung, bài thơ Hồ Trường sau nầy chép lại đã ngắt và xuống dòng và dựa vào sự khác nhau đó để diễn giải cho có phần linh động.
Nếu dựa vào những chữ đã để trong ngoặc kép qua các chữ khác nhau, không có gì lệch lạc nhiều, chỉ có chữ “bẻ cật” với “bẻ cột” mà theo Lãng Nhân Phùng Tất Đắc dựa vào điển tích từ thời Trụ Vương ở Trung Hoa “Xé gan là hành động của Tỷ Can, bẻ cột là hành động của Chu Văn” thể hiện hào khí của bậc trung thần không chịu khuất phục dưới bạo chúa do Đắc Kỷ lung lạc.
Nguyễn Bá Trác dựa từ bài hát theo lối biền ngẫu của Trung Hoa, qua tác phẩm khi viết bằng Hán văn không ai đề cập tác giả chỉ nói về ý nghĩa hay sáng tác thành thơ nhưng khi chuyển thành Việt ngữ tác giả dệt thành áng thơ lưu lại tên tuổi của mình.
Thế nhưng, còn có sự nhầm lẫn giữa Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác với Tuyết Huy Dương Bá Trạc (1884-1944) vì Dương Bá Trạc (bào huynh Giáo Sư Dương Quảng Hàm), ông là nhà nho yêu nước, cùng với Tây Hồ Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám và các sĩ phu chống Pháp, bị Pháp kết án 15 năm tù biệt xứ, sau đó bị Nhật đưa sang Tân Gia Ba. Dương Bá Trạc cũng là nhà văn có các tác phẩm ấn hành giữa thập niên 20 cùng thời điểm với Nguyễn Bá Trác. Theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà Văn Hiện Đại:
“Ngay hồi Nam Phong tạp chí mới ra đời, Dương Bá Trạc đã có nhiều bài ký biệt hiệu là Tuyết Huy... ông còn là thi sĩ, tác giả hai tập thơ: Trai Lành Gái Tốt và Nét Mực Tình”.
Có lẽ dựa nghiệp dĩ và tâm trạng con người có tài nhưng chán ngán trước cảnh đời, sinh bất phùng thời mới mượn bầu rượu nhập vào ý thơ hào khí ngất trời trước thời thế đổi thay nên tưởng nhầm Dương Bá Trạc là tác giả. Cách đây vài năm, có bài viết “Biến Thể Ngông Bài Hồ Trường”, tác giả dẫn giải và nhầm lẫn bài thơ đó của Dương Bá Trạc rồi chỉ trích, thật oan cho nhà văn ái quốc Dương Bá Trạc!
Tiếc rằng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bá Trác không được nhắc nhở, chỉ còn bài thơ rất hay, đóng góp áng thơ tuyệt vời trong kho tàng thi ca Việt Nam nhưng bị tam sao thất bổn mà các nhà nghiên cứu văn học trong cùng thế kỷ chưa minh chứng để lưu lại hậu thế!
Hồ Trường là nậm rượu, bầu rượu hình dáng như trái bầu mà người xưa thường dùng nó để đựng rượu, bài thơ Hồ Trường có câu “nghiêng bầu mà hỏi”. Trong văn hóa Đông phương, điển hình như Trung Hoa, có nhiều loại cho đồ đựng rượu và uống rượu là nghệ thuật tạo hình trải dài qua mấy nghìn năm. Từ vật dụng đựng rượu có sẵn trong thiên nhiên như gỗ, tre, sừng, vỏ ốc, quả bầu (hồ lô) đến vật dụng được chế biến từ đất nung, sành sứ, kim loại, thủy tinh... theo tiến trình văn minh của con người sáng tạo ra nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại có hình dáng riêng của nó.
Ngày nay, có nhiều thứ trở thành đồ cổ quý giá với lai lịch của nó hình thành trong mỗi triều đại. Hình ảnh bầu rượu được buộc dải lụa ở nước ta được thấy trên các mái đình, miếu, am và trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội, điện Thái Hòa, Thế Miếu, Ngọ Môn ở Huế... còn lưu lại hình ảnh nầy. Từ thời xa xưa, quả bầu được xem như biểu tượng thiêng liêng đựng nước thiêng rồi sau đó đựng thức uống rất quý là rượu. Hình ảnh “bầu rượu túi thơ” được minh họa qua nhân vật nổi danh như Lã Đồng Tân, Lý Thiết Quảng, Lý Bạch, Lưu Linh... trở thành quen thuộc qua nhiều thế kỷ ở Đông phương. Bìa thi phẩm Mây của Vũ Hoàng Chương do Tô Ngọc Vân vẽ bầu rượu đựng túi mây phiêu bồng mô tả tâm hồn thi nhân nơi trần gian.
Trong thi ca Trung Hoa và Việt Nam, có hàng trăm bài thơ đề cập đến rượu, có bài nhắc đến tên rượu, có bài thể hiện ở nội dung... Nguyễn Bá Trác dùng vật dụng là tựa đề cho bài thơ, vừa hay về âm điệu vừa gợi hình ảnh đồ dùng của loại men nồng, trở thành nét đẹp trong nghệ thuật tạo hình.
Trong khi đợi nguyên bản bài thơ Hồ Trường để xác minh, tạm thời căn cứ vào bài thơ do ái nữ của người quá cố để khỏi phụ lòng người thân:
Hồ Trường
Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương
Trời Nam nghìn dặm thẳm
Non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chưa đạt
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say
Lòng ta ta biết, chí ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Bước vào năm Ất Dậu 2005, đúng vào chu kỳ 60 năm, ngày mất của Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác, với cái nhìn khách quan và vô tư trên lãnh vực văn học, chúng tôi ghi lại để tưởng nhớ bậc tiền bối đã có công đóng góp trong thời kỳ báo chí còn phôi thai và giai đoạn trưởng thành của chữ Quốc Ngữ.
Vương Trùng Dương
http://tvvn.org/forum/showwiki.php?title=Book:H%E1%BB%93_Tr%C6%B0%E1%BB% 9Dng_C%E1%BB%A7a_Nguy%E1%BB%85n_B%C3%A1_Tr%C3%A1c_-_V%C6%B0%C6%A1ng_Tr%C3%B9ng_D%C6%B0%C6%A1ng
Tiểu Sử Vương Trùng Dương
Vương Trùng Dương sinh năm 1945, tên thật là Trần Ngọc Dương. Quê Quảng Nam - Đà Nẵng. Xuất thân Khóa I SVSQ/DH.CTCT Đà Lạt.
Ông viết văn dưới các bút hiệu: Vương Trùng Dương, Trần Lư Nguyễn Khanh, Hoàng Bích Yên, Vương Chân Nhân... và nhiều bút hiệu khác để viết phiếm luận.
Tổng thư ký Trung Tâm Văn Bút Nam Cali. Trưởng Khối Báo Chí của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali. Cố vấn của Thư Viện Toàn Cầu.
Hiện nay đảm nhận Trang Tiếng Việt Mến Yêu của BDDCTTVNNC trên nhật báo Người Việt tại quận Cam. Tổng thư ký tạp chí Thế Giới Nghệ Thuật. Biên tập trên nhiều tờ báo như Saigon Times - Trẻ Magazine - Mẹ Việt Nam - Dân Quyền...
:wave: