hienchanh
10-23-2010, 12:56 PM
:smile:
Pháp môn Tịnh Độ
Kinh căn bản của pháp môn Tịnh Độ đã được dịch ra Việt ngữ là các kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Niệm Phật Ba La Mật. Tuy nhiên, nơi kinh Lăng Nghiêm cũng có một chương nói về pháp Niệm Phật Tam Muội như sau:
“Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vị Bồ Tát đồng tu, liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật rằng:
- Con nhớ hằng sa kiếp trước, có Phật Vô Lượng Quang ra đời, thuở đó, mười hai vị Như Lai kế nhau thành Phật trong một kiếp. Vị Phật sau cùng hiệu là Siêu Nhựt Nguyệt Quang, dạy con tu "Niệm Phật Tam Muội", ví như có người thì chuyên nhớ, người thì chuyên quên, nếu hai người ấy nhớ nhau, không kể gặp hay chẳng gặp, thấy mặt hay chẳng thấy; cứ nhớ mãi sâu vào tâm niệm, cho đến đời này, đời khác, thì như hình với bóng, chẳng cách xa nhau.
Mười phương Như Lai tưởng nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con, nếu con trốn tránh thì dù nhớ cũng chẳng làm gì được; nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, thì đời đời mẹ con chẳng xa cách. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, thì hiện nay hay về sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng nhờ phương tiện, tâm tự khai ngộ, như người ướp hương thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
Bản nhân của con là dùng tâm niệm Phật, đắc vô sanh nhẫn, nay ở cõi này tiếp dẫn người niệm Phật về cõi Tịnh Độ. Phật hỏi con về viên thông, con do “nhiếp cả lục căn, tịnh niệm tương tục” vào tam-ma-địa là hơn cả.”
“Nhiếp cả lục căn tịnh niệm tương tục” có nghĩa là "chuyên tâm niệm Phật liên tục, trong lúc niệm không quan tâm đến bất cứ chuyện gì khác."
Pháp môn Niệm Phật bị một số người nông cạn coi thường, cho là pháp môn của mấy bà già trầu hoặc người không đủ trình độ tu Thiền mới theo pháp dễ là Niệm Phật.
Đó là một sai lầm rất đáng tiếc.
Thực tế, con đường giải thoát của đức Phật chỉ dạy cho chúng sinh gồm nhiều lối đi, miễn là tới được mục tiêu phá trừ mê vọng là cứu cánh giải thoát.
Tham Thiền tới Kiến Tánh là mê vọng tan rã.
Niệm Phật tới Ngộ được Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật mà đức Phật dùng phương tiện thiện xảo gọi là cõi Tây Phương Tịnh Độ thì cũng như Kiến Tánh vậy.
Tuệ Đăng
gioidinhhue
10-25-2010, 03:19 AM
Nhược hữu chúng sanh xâm tổn thường trụ, điếm ô tăng ni, hoặc già lam nội, tứ hành dâm dục, hoặc sát hoặc hại, như thị đẳng bối đương đọa Vô Gián địa ngục, thiên vạn ức kiếp cầu xuất vô kỳ.
Nếu có chúng sanh xâm tổn của thường trụ, làm nhơ nhuốc Tăng Ni, hoặc tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam, hoặc giết hoặc hại, hạng người như thế phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn vạn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.
ây là ba thứ tội nghiệp cực nặng. Chúng ta nhất định phải ghi nhớ: thứ nhất là chẳng hiếu thuận cha mẹ, thứ hai là chẳng kính Tam Bảo, thứ ba là ‘xâm tổn thường trụ’, xâm là xâm phạm, tổn là tổn hoại, tội xâm tổn thường trụ rất nặng, là thuộc về giới trộm cắp, đây là việc chư vị phải biết. Nhiều người coi thường việc này, cứ tưởng đây là chuyện nhỏ, chẳng ăn nhằm gì, không biết đã phạm tội nặng nề. Trong kinh, Phật nói rất rõ ràng, chúng ta nhất định phải thấu hiểu cặn kẽ, thường trụ có bốn loại:
Thứ nhất gọi là Thường Trụ Thường Trụ, đây là những bất động sản, đất đai, ruộng đất, nhà cửa trong tự viện, am đường, đạo tràng, được gọi là Thường trụ thường trụ. Chỉ có thể xử dụng, tuyệt đối không thể trao đổi, mua bán, đây là vật của thường trụ, tội này cực nặng.
Thứ nhì là Thập Phương Thường Trụ, chúng ta thường gọi là ‘Tứ Sự Cúng dường’: ‘thức ăn, y phục, ngọa cụ, y dược’. ây là phẩm vật của tín đồ mười phương cúng dường người xuất gia, không dành riêng cho một người nào cả, hết thảy những người xuất gia trong đạo tràng này đều có phần. Nếu bạn xâm phạm, lấy làm của mình thì là trộm cắp.
Thứ ba là Hiện Tiền Hiện Tiền, đây là những gì tín đồ bố thí cho chúng ta. Phạm vi bố thí này tương đối nhỏ, chỉ thuộc về những người xuất gia hiện đang có mặt (hiện tiền). Không giống như mười phương nói ở phía trước, mười phương là hết thảy người xuất gia đều có phần. Thời xưa người xuất gia chẳng có nhà, bất cứ là đạo tràng nào cũng có thể xin cư ngụ (quải đơn), đều có thể thọ dụng, đều có thể tiếp nhận được. Vì sự cúng dường này là cúng dường mười phương nên hết thảy người xuất gia đều có phần.
Thứ tư gọi là Thập Phương Hiện Tiền, những vật hiện tiền, thí dụ lúc người xuất gia vãng sanh rồi, những vật mà họ để lại thì gọi là Thập Phương Hiện Tiền. Tuy là Hiện Tiền, nhưng những vật này mười phương đều có phần. Thế nên khi kết tội là kết từ những chỗ này.
Thí dụ như việc trộm cắp trong thế gian, bạn trộm đồ của một người thì bạn thiếu nợ một người. Chư vị đồng tu nhất định phải biết, nếu bạn hiểu rõ đạo lý này, thông đạt chân tướng sự thật, thì trong thế gian tuyệt đối chẳng thể nói một kẻ nào đó lợi dụng người khác, lời này chẳng đúng. Cũng chẳng có việc người nào đó bị gạt, bị lợi dụng. Tại sao vậy? ời này bạn giựt của người ta thì đời sau bạn phải trả nợ cho họ, đây là đạo lý nhất định, nhân quả báo ứng. Chúng ta giựt đồ, tương lai đời sau gặp duyên này thì tài vật của chúng ta cũng sẽ bị người ta giựt mất. Nếu chúng ta xâm chiếm người khác thì tương lai người ta cũng xâm chiếm chúng ta. Thế nên Phật nói giữa người với người có bốn thứ duyên: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. ời đời kiếp kiếp vĩnh viễn chẳng dứt, đều là làm những việc này. Chúng ta đến thế gian này để làm gì? Là để báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ mà thôi. Sau khi hiểu rõ đạo lý này xong, ân thì phải báo còn oán thì kể như huề đi, đừng tiếp tục nữa, xóa mất oan trái này, chúng ta thiếu người ta thì phải trả, người ta thiếu mình thì bỏ qua đi. Món oan trái này kết thúc trong đời này, chấm dứt hết, được vậy thì mới có thể niệm Phật, mới có thể vãng sanh Tịnh ộ. Nếu bạn cứ thường ghi nhớ những ân oán, nợ nần này trong tâm, đến lúc Phật đến tiếp dẫn muốn kéo nhưng kéo bạn không nổi, chuyện ở thế gian này bạn còn chưa dứt hết, những chuyện này không bao giờ dứt .
Thế nên bạn thiếu nợ một người thì bạn chỉ trả nợ cho một người, chuyện này dễ làm. Nếu là chính phủ địa phương, thí dụ một thành phố, nếu bạn trộm cắp những thiết bị công cộng ở đây thì phiền phức sẽ lớn lắm. Tại sao vậy? Bạn phải biết sự kết tội này, thiết bị công cộng là do những người ở địa phương này đóng thuế tạo dựng nên. Nếu bạn trộm cắp thì những người trong thành phố này đều là chủ nợ của bạn, bạn phải trả cho từng người, bạn phải trả đến bao giờ mới trả dứt? Chư vị nhất định phải biết, nhất định không thể trộm cắp những thiết bị công cộng, tội nặng lắm. Nếu thiết bị này là của quốc gia thì phiền phức còn lớn hơn nữa, tương lai khi kết tội thì người cả nước đều là chủ nợ của bạn. Hiện nay nhiều người không biết tội này nặng, mặc sức tùy tiện phá hoại thiết bị công cộng, tội này rất nặng, nặng vô cùng, phải kết tội dựa trên người cả nước. Tự viện, am đường gọi là đồ vật của Tam Bảo, tội này còn nặng hơn tội trộm cắp tài vật của quốc gia, tại sao vậy? Nó thông mười phương, tận hư không, trọn pháp giới hết thảy những người xuất gia đều có phần, sự luận tội này phải dựa trên tận hư không, trọn pháp giới, vậy thì phiền phức còn lớn hơn nữa. Thế nên trộm cắp đồ vật của Tam Bảo, trộm một cây kim, một sợi chỉ, một cọng cỏ, một khúc cây đều phải đọa địa ngục A Tỳ. Có người nói việc này hình như chẳng hợp lý tí nào, một cọng cỏ, một khúc cây, một cây kim, sợi chỉ chẳng đáng gì hết, tại sao tội nặng như vậy? Bạn nghĩ xem, chủ nhân của nó là ai? Bạn sẽ rõ, chủ nhân của nó là tận hư không, trọn khắp pháp giới hết thảy người xuất gia, bạn phải luận tội trên số người này.
Phạm vi của chữ ‘đạo’ (trộm cắp) vô cùng rộng lớn, chẳng hạn chế ở chỗ trộm cắp. Trong kinh Phật, chữ đạo đuợc giải thích là ‘chẳng cho mà lấy’. Người quản lý trong thường trụ phải cân nhắc: bạn muốn những vật ấy có nên đưa cho bạn hay không; nếu nên đưa nhưng họ không cho thì họ phạm giới, họ cũng phạm giới trộm cắp, họ dành lấy làm của riêng, cố ý làm khó dễ không cho bạn. Nếu không nên cho nhưng họ cho bạn thì cũng phạm giới, thế nên [quản lý đồ thường trụ] chẳng dễ đâu. Quản lý đồ vật của Tam Bảo, nếu không để ý thì liền tạo nên quả báo nghiêm trọng, đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu. Nếu chúng ta lãng phí đồ vật của Tam Bảo, cũng là giới điều này. Chúng ta tiết kiệm một phần tiền cho Tam Bảo, tiết kiệm được một đồng là phước báo của bạn, phước báo này rất lớn. Tại sao? Bạn cho hết thảy người xuất gia ở mười phương, bạn tu phước vì họ. Nói cách khác, nếu bạn lãng phí, tổn hại thì tội này sẽ rất nặng. Ngày nay càng ngày càng ít người hiểu được đạo lý này. Người xuất gia cũng chẳng nói, hiện nay những pháp sư giảng kinh có ai giảng Giới Luật đâu? Nếu giảng Giới Luật thì người ta sẽ mắng bạn. [Họ sẽ nói:] “Ông giảng Giới Luật, mở kinh ra thì mỗi ngày đều mắng chửi chúng tôi”, còn ai chịu nghe lời chửi mắng? Nếu bạn giảng Giới Luật thì một thính chúng cũng không có, nhưng đó là lời chân thật. Thế nên chúng sanh cõi Diêm Phù ề, ịa Tạng Bồ Tát nói: ‘Khởi tâm động niệm, không gì là chẳng phải tội’, lời này là thật, chẳng quá đáng tí nào. Niệm niệm đều đang tạo nghiệp, niệm Phật vãng sanh đâu dễ vậy sao, đây là việc chúng ta nhất định phải biết, phải cảnh giác, phải biết sự nghiêm trọng của quả báo.
oạn kế tiếp ‘điếm ô tăng ni’, đây là phạm tội dâm dục. Tăng là chúng xuất gia Nam, Ni là chúng xuất gia Nữ. Người thế gian vô tri, dâm ô tăng ni. ‘Hoặc trong chốn già lam’. Phía sau là gì? Phía sau chẳng phải là người xuất gia, thậm chí vợ chồng tham gia pháp hội trong tự viện, có khi pháp hội kéo dài nhiều ngày, thí dụ pháp hội Thủy Lục, hoặc là Lương Hoàng Sám, đều kéo dài khoảng bảy ngày trở lên, pháp hội truyền giới còn dài hơn nữa. Có rất nhiều cư sĩ trong thời gian này tham gia pháp hội, ở lại trong chùa, tuy là vợ chồng, nếu có hành vi dâm dục trong chùa thì cũng liệt vào tội này. Nếu không phải là vợ chồng thì tội còn nặng hơn, đó là tà dâm. Chư vị nên biết đây đều là tội đọa địa ngục Vô Gián, người hiện nay làm sao biết được bị những quả báo nặng nề như vậy? ‘Hoặc sát hoặc hại’, phần nhiều đây đều là cưỡng dâm, sau khi dâm ô xong rồi giết họ để thủ tiêu tang chứng, tội này càng nặng hơn. Tạo những tội này đều phải ‘đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn vạn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được’. Xem tiếp đoạn thứ tư:
Nhược hữu chúng sanh, ngụy tác sa môn, tâm phi sa môn, phá dụng thường trụ, khi cuống bạch y, vi bội giới luật, chủng chủng tạo ác, như thị đẳng bối đương đọa Vô Gián địa ngục, thiên vạn ức kiếp, cầu xuất vô kỳ.
Nếu có chúng sanh giả làm Sa Môn, tâm chẳng phải Sa Môn, phá hoại lạm dụng của thường trụ, gạt gẫm hàng bạch y, trái phạm Giới Luật, tạo vô số tội ác, những người như vậy phải đọa địa ngục Vô Gián trong ngàn vạn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.
Hai câu đầu là ‘cử tội’. ‘Sa môn’ là người tu hành, chẳng phải chỉ Tăng Ni, Tăng Ni càng thù thắng hơn Sa Môn. Cư sĩ tại gia cũng có thể xưng là Sa Môn, hai chữ này là Phạn ngữ dịch âm, ý nghĩa của nó là ‘siêng tu Giới ịnh Huệ, diệt hết Tham Sân Si’, thế nên xuất gia hay tại gia đều có thể xưng là Sa Môn. Chỉ cần bạn hết lòng tu hành, tu hành đúng như lý như pháp đều có thể xưng là Sa Môn. Ở Ấn ộ danh từ Sa Môn này là danh xưng phổ biến, chẳng nhất định là Phật giáo, hết thảy những tín đồ tôn giáo chỉ cần hết lòng học tập, đoạn ác tu thiện thông thường đều xưng là Sa Môn. Sau khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc, Sa Môn biến thành danh từ chung của những người xuất gia trong Phật giáo, nhưng chư vị nên biết nó cũng bao gồm người tại gia, xưng Sa Môn là một cách xưng hô khiêm tốn. Nếu họ giả vờ như Sa Môn nhưng chẳng tu hành chân chánh, giả vờ tu hành nhất định nhằm mục đích lừa gạt chúng sanh. oạn kinh văn này, Thanh Liên pháp sư trong cuốn Khoa Phán gộp vào ‘phá giới gạt người’, ‘cuống’ [trong câu “khi cuống bạch y”] là lừa gạt, dối người.
Phía dưới đây nói về tội trạng của họ, ‘phá dụng thường trụ’. Nếu bạn chẳng phải là người chân chánh tu đạo, mười phương cúng dường là cúng dường người tu đạo, nếu bạn tu đạo chân thật thì họ sẽ có phước. Họ cúng dường cho bạn tu hành, bạn tu hành rất tốt, tối thiểu là đời sau bạn còn được làm người, sanh lên trời hưởng phước trời, thì họ hưởng được phước lây. Nếu bạn đọa vào ba đường ác, bạn đã phụ lòng họ, sẽ thiếu nợ họ, như thường nói:
‘Một hạt gạo thí chủ, lớn như núi Tu-di,
Đời này chẳng liễu đạo, mang lông đội sừng đền’
Phải trả nợ. Nếu trong đời này bạn tu hành chân thật, vãng sanh Cực Lạc thế giới làm Phật, thì phước của họ còn lớn hơn nữa, phước điền này họ đã thật sự trồng được đúng chỗ. Do đó có thể biết, chén cơm của người xuất gia này rất khó nuốt. Trong các buổi giảng tôi thường nhắc nhở các vị đồng tu, chén cơm này khó nuốt hơn những người đi khất thực nhiều. Người ăn xin, người ta bố thí cho người xin ăn, nhất định chẳng nghĩ đến phải trồng phước, chẳng muốn được báo đền, cho nên chén cơm của người ăn xin dễ nuốt hơn nhiều. Người xuất gia tiếp nhận bố thí cúng dường, khó nuốt lắm, đời này chẳng liễu đạo thì phải mang lông, đội sừng mà đền trả. Nghề nghiệp trong thế gian rất nhiều, tại sao bạn chọn đi xuất gia? Chọn xuất gia, nói thật ra, nếu không thể vãng sanh Cực Lạc thế giới thì bạn sẽ chọn đi đến địa ngục A Tỳ. Tại sao phải làm chuyện cực khổ này? Chúng ta phải cảnh giác cao độ, đây chẳng phải chuyện giỡn chơi, nghiêm túc phi thường.
Chúng ta nhìn thấy người xuất gia hiện nay, nói thật ra là vì đọc kinh quá ít, chẳng có mấy người hiểu được đạo lý này, hiểu chân tướng sự thật này. Vả lại phần đông người trong xã hội nghĩ như thế nào? Nghề ‘xuất gia’ này rất dễ kiếm tiền, chẳng cần đóng thuế, chẳng cần phải làm ăn cực khổ. Làm bất cứ ngành nghề gì trong thế gian đều phải đi học cực khổ, học kỹ thuật. Người xuất gia nếu cần học Kinh Sám Phật Sự, tối đa ba tháng là rất rành rồi, thì có thể bắt đầu ‘kiếm tiền’. Nếu bạn có thể giảng ‘thiện đạo’ thì kiếm tiền còn dễ hơn nữa, chẳng cần mấy năm thì bạn sẽ có thể kiếm mấy triệu bạc, mấy chục triệu bạc. Thế nhưng phải biết sau này quả báo sẽ ở tại địa ngục A Tỳ, thọ tội ở địa ngục A Tỳ xong còn phải trải qua thời gian rất dài để trả nợ. Tuyệt đối không thể nói thiếu nợ chẳng cần trả, không có đạo lý này, nhân quả thông ba đời, chúng ta phải biết. Cách làm này là ‘phá dụng thường trụ’. ‘Khi cuống bạch y’, ‘Bạch y’ [1] là tín đồ tại gia, bạn lừa gạt họ, phản nghịch giáo giới của đức Phật. ‘Chủng chủng tạo ác’, tạo ác nghĩa là tham, sân, si, mạn; tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp. ây là loại thứ tư đọa địa ngục A Tỳ, A Tỳ nghĩa là ‘Vô Gián’, là hạng người thứ tư. Loại cuối cùng là trộm cắp vật của thường trụ, đây là dùng tâm trộm cắp để trộm cắp, so với ‘xâm tổn’ nói ở phía trước còn nặng hơn.
xem day du tai day :
http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk5.htm
hienchanh
10-27-2010, 12:56 AM
:smile:
Php ngữ của thiền sư Hm Sơn trong Mộng Du Tập
Sư c Hạnh Huệ dịch
Thiền sư Hm Sơn l một vị thiền sư Kiến Tnh ở thế kỷ thứ 16. Ngi được tn xưng l một vị thnh tăng. Ngi để lại rất nhiều bi php cho nhiều tầng lớp Phật tử.
Sau khi qua đời, nhục thn ngi khng bị hư hoại, hiện cn thờ trong thp bằng knh tại tổ đnh To Kh cha Nam Hoa tỉnh Quảng Đng, Trung Quốc, cng với 2 nhục thn bất hoại của Lục Tổ Huệ Năng v thiền sư Đan Điền.
Sau đy l bi giảng của thiền sư Hm Sơn, lược trch trong cuốn Mộng Du Tập do sư c Hạnh Huệ dịch:
Cội gốc sanh tử tức l cc thứ vọng tưởng hng ngy của chng ta, cc thứ nghiệp phiền no thương ght, tham lam, giận hờn của chng ta, nếu cn một mảy may khng dứt th tức l cn gốc rễ sanh tử. Nay muốn tham thiền đốn ngộ liễu thot sanh tử, hy tự suy nghĩ xem c thể một niệm dứt ngay phiền no của nhiều kiếp như chặt đứt một cuộn chỉ hay chăng ?
Nếu chẳng thể dứt sạch phiền no th dẫu cho đốn ngộ, cũng thnh nghiệp ma, đu nn xem thường ?
Cc vị tổ xưa kia đốn ngộ, cũng nhiều đời tch lũy cng phu tu tập dần dần (tiệm tu) m được, cho nn đốn ngộ ny ni th dễ m thật ra rất kh. Nếu khng c hai, ba mươi năm hạ thủ cng phu, th lm sao c thể ở trong chốn phiền no lẫy lừng m được một niệm đốn ngộ.
Điều thiết yếu l phải tự biết căn kh mnh như thế no ? Đến như một mn niệm Phật, người đời khng biết sự nhiệm mầu của n, xem l thiển cận, kỳ thật mỗi bước thực hnh cho đng th như thế no ?
Chng ta từ khi c sanh tử đến nay, niệm niệm vọng tưởng phan duyn tạo nghiệp sanh tử, đu từng c một niệm quay trở về soi lại tự tm, đu từng một niệm chịu đoạn dứt phiền no. Nay nếu c thể đem tm vọng tưởng chuyển lm niệm Phật th niệm niệm dứt phiền no. Nếu niệm niệm dứt được phiền no th niệm niệm ra khỏi sanh tử.
Nếu một niệm niệm vững chắc khng đổi dời nhất tm bất loạn, so với tham thiền cn c kết quả hơn. Tm lại, chỉ do một niệm thiết tha chn thực m thi.
Nhưng tham thiền nhất định cần phải chết đi hết tm thế tục khng cn một niệm vọng tưởng, cn niệm Phật l lấy tưởng tịnh chuyển tưởng nhiễm, dng tưởng trừ tưởng, l Php Hon Chuyển, cho nn đối với căn kh của chng ta ngy nay dễ thực hnh hơn.
Phật l Gic, nếu niệm Phật khng qun Phật, tức l niệm niệm minh gic. Tm nếu qun Phật liền l Bất Gic. Nếu niệm đến trong mộng cũng niệm được tức l thường gic khng m muội !
Hiện tại nếu tm ny khng m muội th lc lm chung tm ny khng m muội, ngay chỗ tm ny khng m muội tức l kết quả. Nay cng việc bận rộn khng thể tham thiền, duy c niệm Phật l tốt nhất, bất kể rỗi rảnh, bận rộn, chỗ no cũng niệm được, chỉ cần một lng khng qun, khng cn c php no hay hơn !
Niệm Phật tức l tham thiền, khng phải hai php. Ngay lc niệm Phật, trước tin phải bung bỏ hết thảy cc thứ vọng niệm, tạp loạn phiền no, tham, sn, si, bung bỏ đến chỗ khng cn g để bung bỏ, chỉ đề khởi một cu A DI Đ PHẬT, r rnh phn minh trong tm khng gin đoạn như sợi chỉ xỏ xu chuỗi.
Nếu tm tha thiết v việc sanh tử niệm niệm như cứu lửa chy dầu, chỉ e một phen mất thn người mun kiếp kh được lại, cần phải cắn chặt lấy một cu danh hiệu Phật ny, nhất định phải chiến thắng vọng tưởng, bất cứ chỗ no cũng niệm niệm hiện tiền, chẳng v vọng tưởng ngăn che. Hạ thủ cng phu thiết tha như thế lu ngy thuần thục tự nhin tương ưng, chẳng cầu thnh khối m tự thnh khối.
Nếu gặp lc tm bất an do cc cảnh giới nghịch thuận phiền no buồn vui quấy nhiễu, chỉ cần đề khởi một cu niệm Phật ny lập tức thấy phiền no tiu diệt.
V niệm niệm phiền no l gốc khổ sanh tử, nay dng niệm Phật tiu diệt phiền no, ấy l Phật độ chỗ khổ sanh tử. Nếu niệm Phật tan được phiền no th c thể thot sanh tử. Nếu niệm Phật đến trnh độ lm chủ được trn phiền no th ở trong mộng lm được chủ. Nếu ở trong mộng lm được chủ th ở trong lc bệnh khổ lm được chủ, th lc lm chung r rng biết được chỗ đi.
Việc ny khng kh lm, chỉ cần một niệm tm tha thiết v sanh tử, nắm chặt một cu Phật hiệu, khng cn nghĩ ngợi g khc, lu ngy thuần thục, tự nhin được đại an lạc, ci vui ngũ dục thế gian khng thể snh được. Ngoi php mn Tịnh Độ nầy, khng cn c php mn no thẳng tắt giản dị hơn.
:worship:
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.