giavui
10-23-2010, 03:09 AM
Tác giả: Hoàng Đình Quang
Anh tên Dậu, người hơi cổ! Trong cơ quan tôi, anh Dậu là người nhiều tuổi chỉ thua giám đốc. Người tên Dậu, tầm tuổi này, không cần phải hỏi, chắc chắn anh tuổi Dậu, Ất Dậu, vậy là năm nay nếu không tính tuổi mụ, năm mươi chín, sang năm về hưu. Ấy là đúng luật, còn ngoại lệ thì chưa biết thế nào. Tên nghe quê mùa, đến cái chữ lót Văn Dậu, càng quê. Cũng thì Dậu, nhưng mà Ngọc Dậu, Vũ Dậu, Quang Dậu... đâu đến nỗi. Nhưng mà cái tạng mình nó thế, có quang, có vũ cũng thế thôi, anh cười trừ mỗi khi chúng tôi trêu đùa.
- Nếu đúng như tử vi phán, tuổi Gà của tớ, nếu là gà trống thì phải biết, gáy một tiếng không chỉ người ta, mà cả trời đất cũng phải nghe, nhá! Đằng này...
Đằng này là gà mái, anh bảo thế, cục tác đến đâu chỉ rát cổ đến đấy. Lý lịch trích ngang ngắn gọn: suýt chết đói năm bốn nhăm, lúc đỏ hỏn, hai mươi đuổi đi lính, ba mươi tuổi hòa bình thì chuyển ra đi học sử. Ờ, con người kia mà làm sử thì phải đấy. Nhưng... tổ chức phân công anh đi làm báo. Hai mươi nhăm năm làm báo, viết báo, nghèo quá thợ hồ, may có cái huy chương vì sự nghiệp báo chí kéo lại!
Cách đây mười năm, khi tôi xin được vào làm chân phóng viên tờ báo ngành, đã thấy anh Dậu ngồi đó, lù lù hay lừng lững tôi không nhớ, nhưng anh ngồi đó, khiến tôi mãi về sau này, cứ nghĩ tờ báo Công Thương ngày nay là của anh. Trong lúc tôi đang rét thì anh ân cần rót nước mời, lại còn hỏi xem để xe ở đâu, có chế độ gửi xe miễn phí chưa? Cảm động thật, vừa ra trường, bụng toàn từ vựng với lại ý tưởng, được ông anh già quan tâm, coi như bạn, bằng vai phải lứa, có lẽ suốt đời tôi không quên anh. Nhưng chỉ ít lâu sau, độ hai cuộc họp, tôi biết anh chẳng là cái thá gì. Gà mái thật rồi, có biết gáy ghiếc gì đâu mà người ta nghe. Tội nghiệp!
Tôi là một kẻ cuồng chữ, hễ có dịp là bắt bẻ, là tranh luận. Cái này là do các thầy dạy tôi ở trường đại học dạy như thế. Thầy bảo tranh luận thì mới ra chân lý, đấu tranh thì mới phát triển. Nghe thầy thì bị người ta chụp cho hai ba cái mũ, đủ cả Bắc - Trung - Nam! (Chỗ này tôi phát hiện ra: người miền Bắc đội mũ cối, người Trung đội bê-rê, người Sài Gòn có mũ chìa, còn dưới miền Tây Nam bộ người ta lại đội mũ phớt! Có bản sắc lắm). Tôi bị mấy cái mũ: nhẹ nhất là nông cạn, ngựa non háu đá, nặng hơn là kiêu căng, gây mất đoàn kết! Tôi đau khổ và coi thường tất cả, một lũ vô học, chỉ lo ngậm miệng ăn tiền. Đấy, cái tay phó kia, chả khác cái đuôi của giám đốc, ve vẩy đến không biết xấu hổ, mà chức nào cũng có, phần nào, chỗ nào cũng được chia, cấp trên tặng cả bằng khen! Mẹ kiếp! Tôi nhổ bọt đi xuống cầu thang, hùng hùng hổ hổ. Vừa ngẩng lên gặp ngay anh Dậu.
- Có chuyện gì thế chú mày?
- Bác còn cái mũ nào cho em một cái!
Anh Dậu hiểu ngay :
- Bậy nào! Ra kia uống nước tớ nói cho mà nghe...
Anh nói cho tôi nghe đủ thứ. Người nào cũng có quyền, kia kìa, anh bảo vệ kia chỉ thua có giám đốc, dưới một người trên cả trăm người, có phải là tể tướng không nào? Người nào cũng có cái sở trường của họ, ai biết phát huy sở trường, người ấy thành công. Nịnh à? Nịnh thì không tốt, không tốt cho người nghe nịnh, cả cho người đi nịnh. Nhưng nịnh có cáy hay của nó. Cái nịnh nó thuộc về bản sắc rồi, trách làm gì. Vua chúa được bề tôi hô vạn tuế, muôn năm... dù có khi chưa đầy sáu chục đã chết lăn quay ra rồi. Nếu có anh nào hô sáu mươi, thì lại cho là nó phạm thượng. Chú mày thấy có lẽ chỉ ở phương Đông ta mới có cái câu hô muôn năm, chứ ở bên Tây chắc không có đâu nhỉ? Mà nịnh cũng phải có khiếu, độ trăm người, may ra mới có một hai anh biết nịnh, chứ có phải ai cũng biết đâu. Số còn lại chỉ a dua thôi, không xấu, cũng chẳng tốt... Hiểu không?
Tôi hiểu lắm, tôi hiểu từ trong sách đến ngoài đường. Nhưng sao có những kẻ như thế mà cấp trên lại cứ tin dùng?
- Cấp trên cũng có cái khó của cấp trên. Cấp nào, người nào cũng có cái khó của mình, chú mày ạ! Đến ông Thành Hoàng cũng có cái khó của mình nữa là...
Anh Dậu kể chuyện ông Thành Hoàng của làng anh, vốn là một chiến sĩ gan đồng dạ thép, đánh Bắc, dẹp Nam. Chẳng may tử trận, lại được giờ thiêng nên cả làng tôn làm Thành Hoàng. Từ ngày làm Thành Hoàng làng mình, ông ta giữ nghiêm lắm. Trai không trộm cắp, bê tha, gái thì chính chuyên, chung thủy. Người trong làng, già ra già, trẻ ra trẻ, cha ra cha, con ra con... Cán bộ liêm khiết, nghe dân, dân thì trọng cán bộ, chấp hành đầy đủ các chính sách! Cậu bảo thế có tuyệt vời không? Ngày rằm, mùng một, sóc vọng... dân làng biện lễ mọn dâng Ngài, thơm thảo là chính, nhưng mà kính cẩn vô chừng!
Thế rồi biến động, chú ạ! Chả biết động từ đâu, trong làng bỗng nổi lên vài kẻ tham. Mà tham thì cũng là phải! Người không tham lam, không biết giành giật là người ngố, cũng chẳng phải người tốt. Mà có tham, có đấu tranh (cái này đúng với lý thuyết của ông thầy chú nhá), thì xã hội mới tiến bộ. Làng tớ cũng sôi động hẳn lên, cả ngàn năm chưa thấy bao giờ.
Có một cuộc tranh chấp ra trò, đổ máu hẳn hoi. Chả là có miếng đất nằm kề bên nhà cha con Si Sự, bị nhà Đức Thành vây lấn. Lâu nay miếng đất đó bỏ không cho trẻ con đánh bi đánh đáo. Thế rồi cái thời mét đất - cây vàng mới đâm ra quý. Nhà Si Sự bảo là của mình, vì ngày trước tổ tiên để cho làng làm chỗ giao lưu. Còn nhà Đức Thành cãi rằng đã bỏ tiền mua từ mấy năm nay. Ai bán? Lão Ất bán! Lão Ất đâu? Bán rồi bỏ lên Cầu Giẽo rồi! Đi mà tìm! Hai bên sửng cồ rồi đánh nhau, chính quyền hòa giải cũng chẳng ăn thua, thế là kéo nhau ra miếu Ngài! Thành Hoàng mọi ngày tủm tủm, nhận lễ, nhận vái, hôm nay đâm ra khó xử.
Thành Hoàng cũng có cái khó của Ngài chứ chú! Ngài thấy nhà Si Sự hiền lành, nhưng yếu thế, còn nhà Đức Thành có ngang đấy nhưng lực lại mạnh. Nó mua hay không có mà biết, nhưng nó lắm tiền, nó mua thật thì sao? Lại nữa, cái này mới khó cho Ngày đây, mọi lần nhà Si Sự cúng quẩy có sơ sài, khoai lang luộc, tép kho, ổi xanh... Ngài chả động đến. Còn nhà Đức Thành mùa nào thức nấy: thị, bưởi, bánh khảo, lại có khi nguyên cả mâm xôi, con gà luộc... Bây giờ Ngài biết đứng về bên nào? Khó thật đấy! Sau, Ngài nghĩ, tốt nhất là xử hòa. Ngài báo mộng cho trưởng thôn rằng: miếng đất ấy dữ lắm, làm chuồng trâu thì được, chứ mà làm nhà thì nó vật cho chết tươi! Ai mà cố tình giành giữ thì xưng hầu, tắc cổ, đổ ruột, nổ gan ra đấy!
Anh tên Dậu, người hơi cổ! Trong cơ quan tôi, anh Dậu là người nhiều tuổi chỉ thua giám đốc. Người tên Dậu, tầm tuổi này, không cần phải hỏi, chắc chắn anh tuổi Dậu, Ất Dậu, vậy là năm nay nếu không tính tuổi mụ, năm mươi chín, sang năm về hưu. Ấy là đúng luật, còn ngoại lệ thì chưa biết thế nào. Tên nghe quê mùa, đến cái chữ lót Văn Dậu, càng quê. Cũng thì Dậu, nhưng mà Ngọc Dậu, Vũ Dậu, Quang Dậu... đâu đến nỗi. Nhưng mà cái tạng mình nó thế, có quang, có vũ cũng thế thôi, anh cười trừ mỗi khi chúng tôi trêu đùa.
- Nếu đúng như tử vi phán, tuổi Gà của tớ, nếu là gà trống thì phải biết, gáy một tiếng không chỉ người ta, mà cả trời đất cũng phải nghe, nhá! Đằng này...
Đằng này là gà mái, anh bảo thế, cục tác đến đâu chỉ rát cổ đến đấy. Lý lịch trích ngang ngắn gọn: suýt chết đói năm bốn nhăm, lúc đỏ hỏn, hai mươi đuổi đi lính, ba mươi tuổi hòa bình thì chuyển ra đi học sử. Ờ, con người kia mà làm sử thì phải đấy. Nhưng... tổ chức phân công anh đi làm báo. Hai mươi nhăm năm làm báo, viết báo, nghèo quá thợ hồ, may có cái huy chương vì sự nghiệp báo chí kéo lại!
Cách đây mười năm, khi tôi xin được vào làm chân phóng viên tờ báo ngành, đã thấy anh Dậu ngồi đó, lù lù hay lừng lững tôi không nhớ, nhưng anh ngồi đó, khiến tôi mãi về sau này, cứ nghĩ tờ báo Công Thương ngày nay là của anh. Trong lúc tôi đang rét thì anh ân cần rót nước mời, lại còn hỏi xem để xe ở đâu, có chế độ gửi xe miễn phí chưa? Cảm động thật, vừa ra trường, bụng toàn từ vựng với lại ý tưởng, được ông anh già quan tâm, coi như bạn, bằng vai phải lứa, có lẽ suốt đời tôi không quên anh. Nhưng chỉ ít lâu sau, độ hai cuộc họp, tôi biết anh chẳng là cái thá gì. Gà mái thật rồi, có biết gáy ghiếc gì đâu mà người ta nghe. Tội nghiệp!
Tôi là một kẻ cuồng chữ, hễ có dịp là bắt bẻ, là tranh luận. Cái này là do các thầy dạy tôi ở trường đại học dạy như thế. Thầy bảo tranh luận thì mới ra chân lý, đấu tranh thì mới phát triển. Nghe thầy thì bị người ta chụp cho hai ba cái mũ, đủ cả Bắc - Trung - Nam! (Chỗ này tôi phát hiện ra: người miền Bắc đội mũ cối, người Trung đội bê-rê, người Sài Gòn có mũ chìa, còn dưới miền Tây Nam bộ người ta lại đội mũ phớt! Có bản sắc lắm). Tôi bị mấy cái mũ: nhẹ nhất là nông cạn, ngựa non háu đá, nặng hơn là kiêu căng, gây mất đoàn kết! Tôi đau khổ và coi thường tất cả, một lũ vô học, chỉ lo ngậm miệng ăn tiền. Đấy, cái tay phó kia, chả khác cái đuôi của giám đốc, ve vẩy đến không biết xấu hổ, mà chức nào cũng có, phần nào, chỗ nào cũng được chia, cấp trên tặng cả bằng khen! Mẹ kiếp! Tôi nhổ bọt đi xuống cầu thang, hùng hùng hổ hổ. Vừa ngẩng lên gặp ngay anh Dậu.
- Có chuyện gì thế chú mày?
- Bác còn cái mũ nào cho em một cái!
Anh Dậu hiểu ngay :
- Bậy nào! Ra kia uống nước tớ nói cho mà nghe...
Anh nói cho tôi nghe đủ thứ. Người nào cũng có quyền, kia kìa, anh bảo vệ kia chỉ thua có giám đốc, dưới một người trên cả trăm người, có phải là tể tướng không nào? Người nào cũng có cái sở trường của họ, ai biết phát huy sở trường, người ấy thành công. Nịnh à? Nịnh thì không tốt, không tốt cho người nghe nịnh, cả cho người đi nịnh. Nhưng nịnh có cáy hay của nó. Cái nịnh nó thuộc về bản sắc rồi, trách làm gì. Vua chúa được bề tôi hô vạn tuế, muôn năm... dù có khi chưa đầy sáu chục đã chết lăn quay ra rồi. Nếu có anh nào hô sáu mươi, thì lại cho là nó phạm thượng. Chú mày thấy có lẽ chỉ ở phương Đông ta mới có cái câu hô muôn năm, chứ ở bên Tây chắc không có đâu nhỉ? Mà nịnh cũng phải có khiếu, độ trăm người, may ra mới có một hai anh biết nịnh, chứ có phải ai cũng biết đâu. Số còn lại chỉ a dua thôi, không xấu, cũng chẳng tốt... Hiểu không?
Tôi hiểu lắm, tôi hiểu từ trong sách đến ngoài đường. Nhưng sao có những kẻ như thế mà cấp trên lại cứ tin dùng?
- Cấp trên cũng có cái khó của cấp trên. Cấp nào, người nào cũng có cái khó của mình, chú mày ạ! Đến ông Thành Hoàng cũng có cái khó của mình nữa là...
Anh Dậu kể chuyện ông Thành Hoàng của làng anh, vốn là một chiến sĩ gan đồng dạ thép, đánh Bắc, dẹp Nam. Chẳng may tử trận, lại được giờ thiêng nên cả làng tôn làm Thành Hoàng. Từ ngày làm Thành Hoàng làng mình, ông ta giữ nghiêm lắm. Trai không trộm cắp, bê tha, gái thì chính chuyên, chung thủy. Người trong làng, già ra già, trẻ ra trẻ, cha ra cha, con ra con... Cán bộ liêm khiết, nghe dân, dân thì trọng cán bộ, chấp hành đầy đủ các chính sách! Cậu bảo thế có tuyệt vời không? Ngày rằm, mùng một, sóc vọng... dân làng biện lễ mọn dâng Ngài, thơm thảo là chính, nhưng mà kính cẩn vô chừng!
Thế rồi biến động, chú ạ! Chả biết động từ đâu, trong làng bỗng nổi lên vài kẻ tham. Mà tham thì cũng là phải! Người không tham lam, không biết giành giật là người ngố, cũng chẳng phải người tốt. Mà có tham, có đấu tranh (cái này đúng với lý thuyết của ông thầy chú nhá), thì xã hội mới tiến bộ. Làng tớ cũng sôi động hẳn lên, cả ngàn năm chưa thấy bao giờ.
Có một cuộc tranh chấp ra trò, đổ máu hẳn hoi. Chả là có miếng đất nằm kề bên nhà cha con Si Sự, bị nhà Đức Thành vây lấn. Lâu nay miếng đất đó bỏ không cho trẻ con đánh bi đánh đáo. Thế rồi cái thời mét đất - cây vàng mới đâm ra quý. Nhà Si Sự bảo là của mình, vì ngày trước tổ tiên để cho làng làm chỗ giao lưu. Còn nhà Đức Thành cãi rằng đã bỏ tiền mua từ mấy năm nay. Ai bán? Lão Ất bán! Lão Ất đâu? Bán rồi bỏ lên Cầu Giẽo rồi! Đi mà tìm! Hai bên sửng cồ rồi đánh nhau, chính quyền hòa giải cũng chẳng ăn thua, thế là kéo nhau ra miếu Ngài! Thành Hoàng mọi ngày tủm tủm, nhận lễ, nhận vái, hôm nay đâm ra khó xử.
Thành Hoàng cũng có cái khó của Ngài chứ chú! Ngài thấy nhà Si Sự hiền lành, nhưng yếu thế, còn nhà Đức Thành có ngang đấy nhưng lực lại mạnh. Nó mua hay không có mà biết, nhưng nó lắm tiền, nó mua thật thì sao? Lại nữa, cái này mới khó cho Ngày đây, mọi lần nhà Si Sự cúng quẩy có sơ sài, khoai lang luộc, tép kho, ổi xanh... Ngài chả động đến. Còn nhà Đức Thành mùa nào thức nấy: thị, bưởi, bánh khảo, lại có khi nguyên cả mâm xôi, con gà luộc... Bây giờ Ngài biết đứng về bên nào? Khó thật đấy! Sau, Ngài nghĩ, tốt nhất là xử hòa. Ngài báo mộng cho trưởng thôn rằng: miếng đất ấy dữ lắm, làm chuồng trâu thì được, chứ mà làm nhà thì nó vật cho chết tươi! Ai mà cố tình giành giữ thì xưng hầu, tắc cổ, đổ ruột, nổ gan ra đấy!