giavui
01-10-2015, 07:31 PM
Lập Xuân
Phạm Hải Anh
"Hôm ấy cô sẽ vấn khăn hoàng hậu, buông mấy sợi tóc mai quăn quăn thế này này. Cô sẽ cài hoa trắng. Còn hoa tai phải đồng màu với váy...", giọng cô Loan lảnh lót. Cứ độ vào thu cô lại thích bàn chuyện cưới xin. Nên mặc váy tầng đăngten hay mặc hở cổ trên bó dưới xòe, tóc bới cao hay chải lật, rồi hoa cầm tay bó to hay nhỏ, đặt ở tiệm nào... Các dự định của cô thay đổi xoành xoạch theo giá cả và mốt thời trang. Cả các chú rể tương lai cũng vậy, thoắt hiện thoắt biến, thay thế nhau tài tình như tráo bài tây.
Cô Loan làm nghề bán hàng xén, đã ở tuổi qúa lứa. Bố mẹ tôi vốn ít giao thiệp với người buôn bán, nhưng vì cô là hàng xóm nên vẫn tiếp đón niềm nở. Bọn con gái trong xóm rất khâm phục các mốt quần áo váy vóc và hộp trang điểm đồ sộ của cô. Người cô đẫy đà, mặt to, mũi gãy, lúc nào cũng phấn son rất đậm. Khách nhà tôi toàn những người quần áo đứng đắn, tướng mạo nghiêm trang mà câu chuyện thì tẻ ngắt nên tôi rất mê cô. Vài lần ra chỗ cô bán hàng, tôi thấy cô chửi tục rất lưu loát, nhưng cứ sang nhà tôi cô lại ăn nói cực kì văn hoa lễ độ. Kho chuyện tình của cô đặc biệt phong phú, mới lạ từng ngày chứ không nhạt nhẽo như chương trình vô tuyến. Ðâm ra nhà tôi có thói quen tối tối ngồi nghe cô tâm sự. Cô nghiễm nhiên coi bố mẹ tôi như những nhà cố vấn tâm lý, điều đó làm mẹ tôi khá hãnh diện. Nhưng người nghe cô chăm chú nhất thực ra lại là tôi. Thâm tâm, tôi tôn cô làm một bậc sư phụ lão luyện trong đường tình ái. Chỉ có điều cô không gặp may.
Có một dạo tưởng cô cưới chú X. Nghe nói chú này hào hoa bặt thiệp lại hát karaôkê hay lịm người. Ngày tết chú tặng cô cả cân thịt thăn lợn và chai nước mắm ngon cho mẹ cô. Nhưng chú nhất định chỉ galăng ở mức ấy, mãi mãi không hơn gì. Thế là cô bỏ. Cô cũng bỏ anh hàng phở hay ân cần chan thêm nước béo vào bát phở sáng của cô. Anh này theo ý cô là không nghiêm chỉnh và mùi mồ hôi gây không chịu được. Bẵng đi ít lâu lại thấy cô hay nói đến anh thợ mộc góa vợ, khéo tay, đóng hộ cô cái chạn không lấy tiền. Cô mặc váy đến nhà anh này chơi hẳn hoi. Về là thấy cô cởi ngay váy ra giặt. Cô bảo nhà ấy đầm đìa nước đái chó với lại trẻ con nheo nhóc không chịu được. Từ độ ấy không nghe cô nhắc gì đến anh thợ mộc nữa. Rồi một ông giám đốc bí ẩn hay mời cô đi ăn nhà hàng. Ông này tặng cô cả dây chuyền, nhẫn vàng. Cô tức tốc ra hiệu thử, người ta xác định chỉ là vàng tây bẩy tuổi, nhưng dù sao cũng là của thật. Cô muốn thử thêm tình yêu của ông giám đốc bằng cách hỏi vay vốn làm ăn. Ông giám đốc biến mất. Cô làm quen một nhà thơ. Nhà thơ gọi cô là con bồ câu nhỏ, là tiên nữ thục hiền. Cô đang tính mua sổ về chép thơ thì nhận được thiếp mời. Nhà thơ cưới một con bồ câu khác non tơ hơn cô cả chục tuổi. "Nhưng chỉ có em mới là tình yêu duy nhất của đời anh.", đêm chia tay nhà thơ khóc trên vai cô. Anh ta muốn được khóc ở những vị trí thấp hơn nữa nhưng cô không cho phép. "Nó đểu. Nhưng em cũng cáo lắm. Nó không ăn được em nó còn thèm.", cô bảo mẹ tôi. Nàng thơ trong cô chết yểu cùng mối tình lãng mạn, chỉ còn những lời cay chua.
Ðất khu tôi, theo lời mẹ cô Loan than thở thì "âm thịnh dương suy". Nội trong xóm đã có hai bà góa, một gái già và nửa tá con gái chưa chồng, chưa cả người yêu. AÂm khí nặng nề, nhìn thấy hãi. Ðàn ông trong xóm mặt mũi cứ xanh xao vàng vọt, chả còn khí sắc gì nữa. Ngày rằm mùng một, nhà nào cũng hương đèn xuÿt xoạt cầu khấn cho khí dương thịnh lên mà chưa thấy gì. Ðến như mẹ tôi, tuy trang bị đầy mình kiến thức khoa học tiên tiến cùng các học thuyết duy vật này nọ, nhìn cảnh ấy cũng không khỏi động lòng sốt ruột. Cô Loan đi xem bói đông tây, về bảo rằng tại tinh cây hoa sữa trấn đất xóm này. Cây hoa sữa chẳng biết từ bao giờ, mọc ở khoảng đất hoang gần cổng ngõ. Hình như rễ nó ăn lan qua nhà vệ sinh, hút lắm chất bổ dưỡng nên lớn nhanh lắm. Khi nhà tôi chuyển về đây, cây mới lùm lùm ngang cửa sổ, qua một hai năm đã cao trùm mái. Từ độ đi xem bói về, cô Loan ghét cây hoa sữa lắm. Nước xà phòng giặt quần áo, nước gội đầu nóng, dấm chua, dầu hỏa... cô đều bê đổ hắt vào gốc cây. Nhưng cái giống cây mọc hoang, lại ở chỗ bẩn đất tốt, sức sống phải biết. Bất kể cô Loan làm gì, lá cây cứ xanh bóng lên, một màu ngăn ngắt kinh dị, chưa thấy đâu có. Cô Loan mời thầy về cúng yểm mộc tinh. Ông thầy cúng kiếng cả buổi rồi chôn chín cái đinh nhọn hoắt mũi chĩa vào gốc cây sữa. Ðàn bà con gái cả xóm hồi hộp chờ đợi. Ðầu tiên là cô Kỳ, hàng xóm sát vách nhà cô Loan, góa chồng đã bốn năm, rất mực chính chuyên, tự dưng bị tay thợ móc cống già gạ gẫm mùa đông này cùng đắp "chăn ba bảy độ". Cô Kỳ chửi gã té tát, mặt mũi đỏ tưng bừng. Rồi cái Minh, con bé xinh nhất xóm, một hôm vác về một con thú bông mặt lợn, tai thỏ, mình gấu, trông quái gở không giống cái gì. Nó hãnh diện bảo đấy là quà bạn trai tặng. Có một người độ này cũng hay lui tới nhà tôi. Tụi bạn tôi khen anh điển trai. Cô Loan chê anh cù lần. Bố mẹ tôi tế nhị sang nhà hàng xóm chơi mỗi buổi tối anh đến. Tôi chăm chỉ ngồi tiếp anh, thấy không hào hứng, cũng không buồn, chỉ yên tâm những tối thứ bảy không phải ngồi bó gối xem tivi một mình. Sinh nhật tôi, anh mang đến một bó giấy báo lùng bùng, kín mít. ễ trong là mười nụ hồng trắng còi cọc. Tôi kiếm cái lọ nhỏ nhất, cắm mãi mà mấy bông hoa trông vẫn xẹo xọ. Hôm sau cô Loan sang chơi, cười ầm lên bảo :"Rõ khéo! Mười bông chết chín còn một bông gật gù!" Tự dưng tôi thấy ghét cô Loan. Cô về rồi, tôi lẳng lặng vơ chỗ hoa quẳng vào sọt rác. Những nụ hồng không bao giờ nở.
Mùa cưới. Nắng hanh vàng như mật. Cô Loan vẫn phấp phới váy áo ra khỏi nhà mỗi tối thứ bảy, mặc dù chẳng thấy ai đưa đón. Tôi đi công tác Ðà Nẵng một tháng, về nhà bỗng được tin cô Loan đã cưới. "Mà lấy một bác sĩ hẳn hoi!", mẹ tôi nói, nhìn tôi như nhắc nhở hãy lấy đấy làm gương. Ðám cưới cô Loan mới một tuần trước đây thôi. Ăn to! Mẹ tôi đưa tôi xem tấm ảnh. Cô Loan mặc cái váy cưới trắng tinh, xùm xòe, đầu cài hoa trắng, môi đỏ chót cười rất điệu. Trông cô giống manơcanh hơn là người thật. Tôi hỏi :
"Chú rể trông có được không mẹ?"
"Mới thấy mặt có một lần vào lúc nhập nhoạng. Trông cũng cao ráo, sáng sủa. Nhưng mà từ hôm cưới, có thấy qua lại đây nữa đâu..."
"Sao thế mẹ?" Tôi kinh ngạc.
"Nghe bảo chồng cô ấy cưới xong là đi Tây công tác. Cô Loan vẫn ở đây, chờ chồng đón qua làm phu nhân."
Cô Loan nghỉ việc bán hàng ở chợ, suốt ngày đi lễ. Cây hoa sữa đầu ngõ, từ độ cô Loan lấy chồng, không bị hất nước xà phòng, tưởng sẽ tươi tốt, không ngờ lại chột đi. Cả một mùa hoa, nụ đơm đầy cây mà tự nhiên cứ héo quắt đi rồi rụng hết. Mẹ cô Loan mỗi buổi ra quét ngõ lại càu nhàu, dọa đốn phứt cái cây báo hại. Bà cụ ngày càng khó tính. Chỉ có hai mẹ con mà chốc chốc lại thấy gắt gỏng, rồi cô Loan mặt đầm đìa nước mắt chạy sang nhà tôi chờ qua cơn mới về. Mẹ tôi thương hại, khuyên :
"Mẹ con không hợp thì cô về ở nhà chồng. Thỉnh thoảng tạt về thăm cụ, lại quí hóa, êm đẹp."
Cô Loan thừ người, lát sau nói nho nhỏ:
"Biết thế em chả cưới nữa cho xong..."
Mẹ tôi gạt ngang :
"Bậy nào. Bao giờ chú ấy đón cô sang Tây..."
Cô Loan cười như mếu :
"Tây tàu gì hả chị... Em thèm có đám cưới. Ðàn bà ngần này tuổi không lấy nổi một tấm chồng, nhục lắm chị ơi! Em năn nỉ người ta. Em tự làm đám cưới thật to cho hả. Ðể người ta nhìn thấy em cũng đàng hoàng như ai. Nhưng người ta không ham chị ạ. Người ta là bác sĩ, chê em hàng chợ không hợp..."
Giọng cô Loan nhỏ tắc. Cô vớ lấy chén nước chè, uống liên tiếp mấy ngụm, nước mắt rơi lã chã xuống lòng chén.
"Thế... mấy đêm cưới xong, cô về nhà chồng cơ mà?" mẹ tôi hỏi, sửng sốt!
"Em thuê khách sạn. Chị ơi, thà là người ta cứ đểu với em! Ðằng này, người ta còn không tới..."
"Thế chú ấy đi Tây à?", mẹ tôi vẫn luẩn quẩn vối ý nghĩ về bên Tây, không hiểu ra làm sao cả.
"Em còn biết nói thế nào?" cô Loan sụt sịt "Người quen, bạn chợ, ai gặp cũng hỏi. Em cứ nói thế. Ai cũng khen em tốt số, lấy chồng sang, giờ còn sắp được đi Tây! Chị ơi, em cạn cả vốn vào đám cưới, lại sợ ra chợ người ta cứ hỏi, nên thôi bán hàng. Mấy tháng nay, em phải làm thuê ở chỗ khác. Mẹ em ngày nào cũng chửi em..."
Tôi bỏ đi chỗ khác. Tôi không muốn nghe những lời mẹ an ủi cô Loan. Tôi biết nó cũng nhạt nhẽo như những bài nghiên cứu xã hội học mà mẹ vẫn viết đều kỳ đăng báo. Nếu nó là tôi, thì mẹ có nói cũng những lời như thế không?
Mẹ tôi giữ lời hứa, không kể chuyện của cô Loan cho ai. Thành ra trong xóm, cô Loan vẫn được tiếng là tốt số. Cô nghe khen, mặt mũi hớn hở tự hào đến mức tôi đâm nghi ngờ không biết cô có khổ tâm thật hay không. Thỉnh thoảng, cô sang nhà tôi, than thở chán duyên phận, chỉ muốn đi tu, rồi khóc nức nở. Khóc xong, cô lại lúng liếng nhờ bố mẹ tôi có đám nào giới thiệu cho. Dạo này, cô còn diện và điệu bộ nhí nhảnh hơn xưa. Nhưng bọn con gái trong xóm qua thời ngưỡng mộ cô rồi. Hai đứa đã kịp vượt cả "sư phụ", lấy chồng, có con đàng hoàng. Những đứa còn lại tâm trí để cả vào mốt và bận bịu kiếm chồng, cũng chẳng buồn để ý đến cô nốt.
Tối thứ bảy, tôi ngồi buồn nhìn cô Loan lúi húi bày bàn thờ ra sân. Giờ này, bọn con gái trong xóm được các anh đón rước hoặc tự đi chơi, đã tản đi hết. Khoảng sân vắng hoe. Cô Loan đứng dưới vòm cây hoa sữa, lầm rầm khấn khứa. Dáng cô bắt đầu xồ xề, chỉ có bộ ngực không cam phận cứ nhô căng ra đằng trước. Cô Loan kể, anh nhà thơ có lần ví ngực cô như mũi chiến hạm phăng phăng đi tìm bến đậu. Một cái bến chính chuyên, một lần được gọi là "vợ", đơn giản thế thôi, đủ cho cô lao qua bao nhiêu cuộc thử nghiệm, lần nào cũng thảm bại và lại hăm hở từ đầu... Mấy nén nhang cháy đỏ lập lòe. Trời tối, không thấy khói, chỉ có mùi trầm thơm làm tôi nôn nao. Môi tôi lạnh và khô. Tôi nhớ một buổi tối như thế này, có những nụ hồng không bao giờ nở, nằm héo rũ trong sọt rác. Hình như tôi chưa bao giờ biết khao khát một cái gì. Hình như tôi luôn thèm được khao khát một cái gì... Tôi bước ra sân. Một làn mưa bụi mỏng, ẩm ướt trùm lấy tôi. Thế mà tôi quên, hôm nay đã là tiết lập xuân...
Phạm Hải Anh
"Hôm ấy cô sẽ vấn khăn hoàng hậu, buông mấy sợi tóc mai quăn quăn thế này này. Cô sẽ cài hoa trắng. Còn hoa tai phải đồng màu với váy...", giọng cô Loan lảnh lót. Cứ độ vào thu cô lại thích bàn chuyện cưới xin. Nên mặc váy tầng đăngten hay mặc hở cổ trên bó dưới xòe, tóc bới cao hay chải lật, rồi hoa cầm tay bó to hay nhỏ, đặt ở tiệm nào... Các dự định của cô thay đổi xoành xoạch theo giá cả và mốt thời trang. Cả các chú rể tương lai cũng vậy, thoắt hiện thoắt biến, thay thế nhau tài tình như tráo bài tây.
Cô Loan làm nghề bán hàng xén, đã ở tuổi qúa lứa. Bố mẹ tôi vốn ít giao thiệp với người buôn bán, nhưng vì cô là hàng xóm nên vẫn tiếp đón niềm nở. Bọn con gái trong xóm rất khâm phục các mốt quần áo váy vóc và hộp trang điểm đồ sộ của cô. Người cô đẫy đà, mặt to, mũi gãy, lúc nào cũng phấn son rất đậm. Khách nhà tôi toàn những người quần áo đứng đắn, tướng mạo nghiêm trang mà câu chuyện thì tẻ ngắt nên tôi rất mê cô. Vài lần ra chỗ cô bán hàng, tôi thấy cô chửi tục rất lưu loát, nhưng cứ sang nhà tôi cô lại ăn nói cực kì văn hoa lễ độ. Kho chuyện tình của cô đặc biệt phong phú, mới lạ từng ngày chứ không nhạt nhẽo như chương trình vô tuyến. Ðâm ra nhà tôi có thói quen tối tối ngồi nghe cô tâm sự. Cô nghiễm nhiên coi bố mẹ tôi như những nhà cố vấn tâm lý, điều đó làm mẹ tôi khá hãnh diện. Nhưng người nghe cô chăm chú nhất thực ra lại là tôi. Thâm tâm, tôi tôn cô làm một bậc sư phụ lão luyện trong đường tình ái. Chỉ có điều cô không gặp may.
Có một dạo tưởng cô cưới chú X. Nghe nói chú này hào hoa bặt thiệp lại hát karaôkê hay lịm người. Ngày tết chú tặng cô cả cân thịt thăn lợn và chai nước mắm ngon cho mẹ cô. Nhưng chú nhất định chỉ galăng ở mức ấy, mãi mãi không hơn gì. Thế là cô bỏ. Cô cũng bỏ anh hàng phở hay ân cần chan thêm nước béo vào bát phở sáng của cô. Anh này theo ý cô là không nghiêm chỉnh và mùi mồ hôi gây không chịu được. Bẵng đi ít lâu lại thấy cô hay nói đến anh thợ mộc góa vợ, khéo tay, đóng hộ cô cái chạn không lấy tiền. Cô mặc váy đến nhà anh này chơi hẳn hoi. Về là thấy cô cởi ngay váy ra giặt. Cô bảo nhà ấy đầm đìa nước đái chó với lại trẻ con nheo nhóc không chịu được. Từ độ ấy không nghe cô nhắc gì đến anh thợ mộc nữa. Rồi một ông giám đốc bí ẩn hay mời cô đi ăn nhà hàng. Ông này tặng cô cả dây chuyền, nhẫn vàng. Cô tức tốc ra hiệu thử, người ta xác định chỉ là vàng tây bẩy tuổi, nhưng dù sao cũng là của thật. Cô muốn thử thêm tình yêu của ông giám đốc bằng cách hỏi vay vốn làm ăn. Ông giám đốc biến mất. Cô làm quen một nhà thơ. Nhà thơ gọi cô là con bồ câu nhỏ, là tiên nữ thục hiền. Cô đang tính mua sổ về chép thơ thì nhận được thiếp mời. Nhà thơ cưới một con bồ câu khác non tơ hơn cô cả chục tuổi. "Nhưng chỉ có em mới là tình yêu duy nhất của đời anh.", đêm chia tay nhà thơ khóc trên vai cô. Anh ta muốn được khóc ở những vị trí thấp hơn nữa nhưng cô không cho phép. "Nó đểu. Nhưng em cũng cáo lắm. Nó không ăn được em nó còn thèm.", cô bảo mẹ tôi. Nàng thơ trong cô chết yểu cùng mối tình lãng mạn, chỉ còn những lời cay chua.
Ðất khu tôi, theo lời mẹ cô Loan than thở thì "âm thịnh dương suy". Nội trong xóm đã có hai bà góa, một gái già và nửa tá con gái chưa chồng, chưa cả người yêu. AÂm khí nặng nề, nhìn thấy hãi. Ðàn ông trong xóm mặt mũi cứ xanh xao vàng vọt, chả còn khí sắc gì nữa. Ngày rằm mùng một, nhà nào cũng hương đèn xuÿt xoạt cầu khấn cho khí dương thịnh lên mà chưa thấy gì. Ðến như mẹ tôi, tuy trang bị đầy mình kiến thức khoa học tiên tiến cùng các học thuyết duy vật này nọ, nhìn cảnh ấy cũng không khỏi động lòng sốt ruột. Cô Loan đi xem bói đông tây, về bảo rằng tại tinh cây hoa sữa trấn đất xóm này. Cây hoa sữa chẳng biết từ bao giờ, mọc ở khoảng đất hoang gần cổng ngõ. Hình như rễ nó ăn lan qua nhà vệ sinh, hút lắm chất bổ dưỡng nên lớn nhanh lắm. Khi nhà tôi chuyển về đây, cây mới lùm lùm ngang cửa sổ, qua một hai năm đã cao trùm mái. Từ độ đi xem bói về, cô Loan ghét cây hoa sữa lắm. Nước xà phòng giặt quần áo, nước gội đầu nóng, dấm chua, dầu hỏa... cô đều bê đổ hắt vào gốc cây. Nhưng cái giống cây mọc hoang, lại ở chỗ bẩn đất tốt, sức sống phải biết. Bất kể cô Loan làm gì, lá cây cứ xanh bóng lên, một màu ngăn ngắt kinh dị, chưa thấy đâu có. Cô Loan mời thầy về cúng yểm mộc tinh. Ông thầy cúng kiếng cả buổi rồi chôn chín cái đinh nhọn hoắt mũi chĩa vào gốc cây sữa. Ðàn bà con gái cả xóm hồi hộp chờ đợi. Ðầu tiên là cô Kỳ, hàng xóm sát vách nhà cô Loan, góa chồng đã bốn năm, rất mực chính chuyên, tự dưng bị tay thợ móc cống già gạ gẫm mùa đông này cùng đắp "chăn ba bảy độ". Cô Kỳ chửi gã té tát, mặt mũi đỏ tưng bừng. Rồi cái Minh, con bé xinh nhất xóm, một hôm vác về một con thú bông mặt lợn, tai thỏ, mình gấu, trông quái gở không giống cái gì. Nó hãnh diện bảo đấy là quà bạn trai tặng. Có một người độ này cũng hay lui tới nhà tôi. Tụi bạn tôi khen anh điển trai. Cô Loan chê anh cù lần. Bố mẹ tôi tế nhị sang nhà hàng xóm chơi mỗi buổi tối anh đến. Tôi chăm chỉ ngồi tiếp anh, thấy không hào hứng, cũng không buồn, chỉ yên tâm những tối thứ bảy không phải ngồi bó gối xem tivi một mình. Sinh nhật tôi, anh mang đến một bó giấy báo lùng bùng, kín mít. ễ trong là mười nụ hồng trắng còi cọc. Tôi kiếm cái lọ nhỏ nhất, cắm mãi mà mấy bông hoa trông vẫn xẹo xọ. Hôm sau cô Loan sang chơi, cười ầm lên bảo :"Rõ khéo! Mười bông chết chín còn một bông gật gù!" Tự dưng tôi thấy ghét cô Loan. Cô về rồi, tôi lẳng lặng vơ chỗ hoa quẳng vào sọt rác. Những nụ hồng không bao giờ nở.
Mùa cưới. Nắng hanh vàng như mật. Cô Loan vẫn phấp phới váy áo ra khỏi nhà mỗi tối thứ bảy, mặc dù chẳng thấy ai đưa đón. Tôi đi công tác Ðà Nẵng một tháng, về nhà bỗng được tin cô Loan đã cưới. "Mà lấy một bác sĩ hẳn hoi!", mẹ tôi nói, nhìn tôi như nhắc nhở hãy lấy đấy làm gương. Ðám cưới cô Loan mới một tuần trước đây thôi. Ăn to! Mẹ tôi đưa tôi xem tấm ảnh. Cô Loan mặc cái váy cưới trắng tinh, xùm xòe, đầu cài hoa trắng, môi đỏ chót cười rất điệu. Trông cô giống manơcanh hơn là người thật. Tôi hỏi :
"Chú rể trông có được không mẹ?"
"Mới thấy mặt có một lần vào lúc nhập nhoạng. Trông cũng cao ráo, sáng sủa. Nhưng mà từ hôm cưới, có thấy qua lại đây nữa đâu..."
"Sao thế mẹ?" Tôi kinh ngạc.
"Nghe bảo chồng cô ấy cưới xong là đi Tây công tác. Cô Loan vẫn ở đây, chờ chồng đón qua làm phu nhân."
Cô Loan nghỉ việc bán hàng ở chợ, suốt ngày đi lễ. Cây hoa sữa đầu ngõ, từ độ cô Loan lấy chồng, không bị hất nước xà phòng, tưởng sẽ tươi tốt, không ngờ lại chột đi. Cả một mùa hoa, nụ đơm đầy cây mà tự nhiên cứ héo quắt đi rồi rụng hết. Mẹ cô Loan mỗi buổi ra quét ngõ lại càu nhàu, dọa đốn phứt cái cây báo hại. Bà cụ ngày càng khó tính. Chỉ có hai mẹ con mà chốc chốc lại thấy gắt gỏng, rồi cô Loan mặt đầm đìa nước mắt chạy sang nhà tôi chờ qua cơn mới về. Mẹ tôi thương hại, khuyên :
"Mẹ con không hợp thì cô về ở nhà chồng. Thỉnh thoảng tạt về thăm cụ, lại quí hóa, êm đẹp."
Cô Loan thừ người, lát sau nói nho nhỏ:
"Biết thế em chả cưới nữa cho xong..."
Mẹ tôi gạt ngang :
"Bậy nào. Bao giờ chú ấy đón cô sang Tây..."
Cô Loan cười như mếu :
"Tây tàu gì hả chị... Em thèm có đám cưới. Ðàn bà ngần này tuổi không lấy nổi một tấm chồng, nhục lắm chị ơi! Em năn nỉ người ta. Em tự làm đám cưới thật to cho hả. Ðể người ta nhìn thấy em cũng đàng hoàng như ai. Nhưng người ta không ham chị ạ. Người ta là bác sĩ, chê em hàng chợ không hợp..."
Giọng cô Loan nhỏ tắc. Cô vớ lấy chén nước chè, uống liên tiếp mấy ngụm, nước mắt rơi lã chã xuống lòng chén.
"Thế... mấy đêm cưới xong, cô về nhà chồng cơ mà?" mẹ tôi hỏi, sửng sốt!
"Em thuê khách sạn. Chị ơi, thà là người ta cứ đểu với em! Ðằng này, người ta còn không tới..."
"Thế chú ấy đi Tây à?", mẹ tôi vẫn luẩn quẩn vối ý nghĩ về bên Tây, không hiểu ra làm sao cả.
"Em còn biết nói thế nào?" cô Loan sụt sịt "Người quen, bạn chợ, ai gặp cũng hỏi. Em cứ nói thế. Ai cũng khen em tốt số, lấy chồng sang, giờ còn sắp được đi Tây! Chị ơi, em cạn cả vốn vào đám cưới, lại sợ ra chợ người ta cứ hỏi, nên thôi bán hàng. Mấy tháng nay, em phải làm thuê ở chỗ khác. Mẹ em ngày nào cũng chửi em..."
Tôi bỏ đi chỗ khác. Tôi không muốn nghe những lời mẹ an ủi cô Loan. Tôi biết nó cũng nhạt nhẽo như những bài nghiên cứu xã hội học mà mẹ vẫn viết đều kỳ đăng báo. Nếu nó là tôi, thì mẹ có nói cũng những lời như thế không?
Mẹ tôi giữ lời hứa, không kể chuyện của cô Loan cho ai. Thành ra trong xóm, cô Loan vẫn được tiếng là tốt số. Cô nghe khen, mặt mũi hớn hở tự hào đến mức tôi đâm nghi ngờ không biết cô có khổ tâm thật hay không. Thỉnh thoảng, cô sang nhà tôi, than thở chán duyên phận, chỉ muốn đi tu, rồi khóc nức nở. Khóc xong, cô lại lúng liếng nhờ bố mẹ tôi có đám nào giới thiệu cho. Dạo này, cô còn diện và điệu bộ nhí nhảnh hơn xưa. Nhưng bọn con gái trong xóm qua thời ngưỡng mộ cô rồi. Hai đứa đã kịp vượt cả "sư phụ", lấy chồng, có con đàng hoàng. Những đứa còn lại tâm trí để cả vào mốt và bận bịu kiếm chồng, cũng chẳng buồn để ý đến cô nốt.
Tối thứ bảy, tôi ngồi buồn nhìn cô Loan lúi húi bày bàn thờ ra sân. Giờ này, bọn con gái trong xóm được các anh đón rước hoặc tự đi chơi, đã tản đi hết. Khoảng sân vắng hoe. Cô Loan đứng dưới vòm cây hoa sữa, lầm rầm khấn khứa. Dáng cô bắt đầu xồ xề, chỉ có bộ ngực không cam phận cứ nhô căng ra đằng trước. Cô Loan kể, anh nhà thơ có lần ví ngực cô như mũi chiến hạm phăng phăng đi tìm bến đậu. Một cái bến chính chuyên, một lần được gọi là "vợ", đơn giản thế thôi, đủ cho cô lao qua bao nhiêu cuộc thử nghiệm, lần nào cũng thảm bại và lại hăm hở từ đầu... Mấy nén nhang cháy đỏ lập lòe. Trời tối, không thấy khói, chỉ có mùi trầm thơm làm tôi nôn nao. Môi tôi lạnh và khô. Tôi nhớ một buổi tối như thế này, có những nụ hồng không bao giờ nở, nằm héo rũ trong sọt rác. Hình như tôi chưa bao giờ biết khao khát một cái gì. Hình như tôi luôn thèm được khao khát một cái gì... Tôi bước ra sân. Một làn mưa bụi mỏng, ẩm ướt trùm lấy tôi. Thế mà tôi quên, hôm nay đã là tiết lập xuân...