duyanh
10-22-2010, 12:52 PM
Tác giả:Lê Hoài Nam
Cô Huyền có dáng người có thể coi là đẹp. Mỗi khi cô bước vào lớp, có cảm giác ở cô toả ra một vẻ gì đó rất đặc biệt. Cô hồn nhiên như một thi sĩ nhưng cũng lại đằm sâu như một nhà hiền triết. ....
Nghe nói, cha cô từng du học bên Pháp, khi về nước thì làm thông ngôn cho một ông chủ Pháp tại một công sở nọ. Được ít năm, do bất đồng chính kiến với ông chủ, ông đã bỏ về làng mở trường tư dạy học. Ông am tường văn học Pháp. Tâm hồn của các văn hào xứ Gô-loa ít nhiều đã thẩm thấu vào máu thịt của cô nữ sinh thôn quê. Sau này, khi trở thành nhà giáo, phong cách sống của cô Huyền vẫn có vẻ khác người. Hồi đó, các cô giáo trường huyện thường mặc quần sa tanh đen, áo sơ mi rộng, đội nón "bài thơ" thì cô Huyền lại diện quần phăng, áo chẽn, đầu đội mũ nan rộng vành.
Duy nhất có một lần cô Huyền mặc quần sa tanh đen, áo cánh nâu, đội nón "bài thơ" đến lớp, thấy cả lớp 9b cứ trố mắt nhìn mình, cô giải thích:
- Hôm nay cô mặc thế này là để tưởng nhớ một nhà thơ. Tác phẩm của nhà thơ này tuy chưa được đưa vào sách giáo khoa cho các em học nhưng cô cho rằng ông là một nhà thơ xuất sắc nhất của đồng quê Việt Nam. Các em thử đoán xem nhà thơ đó là ai ?
Cả lớp xì xầm bàn tán mãi vẫn không đoán ra bởi một số nhà thơ viết về thôn quê như Nguyễn Khuyến, Anh Thơ, Tố Hữu thì đã có tác phẩm trong sách giáo khoa rồi
- Các em hãy cứ phỏng đoán tiếp nhé. Cô Huyền nói. - Còn cô xin kể cho các em nghe một kỷ niệm của cô với nhà thơ này.
Hồi cô Huyền học lớp 10, năm học cuối cùng ở cấp ba trường huyện. Trong con mắt tuổi 17 của cô thì vật gì tồn tại trong thiên nhiên cũng đầy huyền bí, gợi trí tò mò. Bầu trời, mặt đất, hoa lá, chim muông thường ngự trị trong trí tưởng tượng của cô lung linh, huyền diệu và bao giờ cũng đặt ra cho cô hàng trăm dấu hỏi.
Một buổi trưa đi học về, đói quá, cô ghé vào chợ cóc ở đầu làng mua mấy cái bánh rán ăn lót dạ. Cô vừa nhai xong một chiếc thì chợt nhìn thấy ngồi cách bà hàng bánh rán một quãng là một bà hàng xén trung tuổi, mắt đeo kính, đang đọc một cuốn sách gì đó đã cũ, bìa đen nhẻm. Bà ta có vẻ bị hút hồn vào cuốn sách. Thỉnh thoảng cặp môi quết trầu của bà lại nhoẻn một nụ cười khó hiểu. Nhưng khi cô vừa bước đến quầy hàng của bà thì bà vội giấu cuốn sách vào thúng. Cô hỏi:
- Bác đọc cuốn gì mà có vẻ say sưa thế ạ ?
Bà nhìn cô dò xét rồi đáp:
- Sách gì mặc tao. Mày hỏi làm gì ?
Cách trả lời úp úp, mở mở của bà càng gợi trí tò mò của cô nữ sinh lãng mạn. Cô nghĩ ra một kế: móc hết số tiền lẻ trong túi đưa cho bà hàng xén:
- Cháu còn có bằng này, - Cô nói. - bác bán cho cháu thứ gì cũng được với điều kiện bác cho cháu ngó cuốn sách một tẹo!
Bà hàng xén nhận tiền, đếm, rồi sắp ra mấy thếp giấy, một lọ mực. Sau đó bà mới mở thúng lấy cuốn sách bí ẩn nọ đưa cho cô. Đó là tập "Lỡ bước sang ngang" của nhà thơ Nguyễn Bính. Cô cũng từng nghe người ta nhắc đến Nguyễn Bính một vài lần nhưng cô chưa hề được đọc một bài thơ nào của ông. Ở nhà, bố cô thường dạy cô đọc thơ của Bôđơle, Lamactin, Aragông Thơ Việt Nam thì ông hay đọc Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử.
- Nếu mày thích thì cứ ngồi đây đọc hết cả tập rồi hẵng về. - Bà hàng xén nói.
Bà chẳng nhắc thì cô cũng đã kê dép ngồi đọc. Cô đã bị những bài thơ của Nguyễn Bính cuốn hút đến nỗi khi đọc xong cả tập, cô không thể không hỏi:
- Bác ơi, bác có biết bây giờ Nguyễn Bính đang sống ở đâu không ?
- Ông ấy đã rời Hà Nội về quê ở ẩn. Quê ông ấy ở thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản. Nếu cháu đi hội Phủ Giày thì từ Phủ Mẫu ghé lên nhà ông chỉ vài đoạn đường nữa.
Cô Huyền có dáng người có thể coi là đẹp. Mỗi khi cô bước vào lớp, có cảm giác ở cô toả ra một vẻ gì đó rất đặc biệt. Cô hồn nhiên như một thi sĩ nhưng cũng lại đằm sâu như một nhà hiền triết. ....
Nghe nói, cha cô từng du học bên Pháp, khi về nước thì làm thông ngôn cho một ông chủ Pháp tại một công sở nọ. Được ít năm, do bất đồng chính kiến với ông chủ, ông đã bỏ về làng mở trường tư dạy học. Ông am tường văn học Pháp. Tâm hồn của các văn hào xứ Gô-loa ít nhiều đã thẩm thấu vào máu thịt của cô nữ sinh thôn quê. Sau này, khi trở thành nhà giáo, phong cách sống của cô Huyền vẫn có vẻ khác người. Hồi đó, các cô giáo trường huyện thường mặc quần sa tanh đen, áo sơ mi rộng, đội nón "bài thơ" thì cô Huyền lại diện quần phăng, áo chẽn, đầu đội mũ nan rộng vành.
Duy nhất có một lần cô Huyền mặc quần sa tanh đen, áo cánh nâu, đội nón "bài thơ" đến lớp, thấy cả lớp 9b cứ trố mắt nhìn mình, cô giải thích:
- Hôm nay cô mặc thế này là để tưởng nhớ một nhà thơ. Tác phẩm của nhà thơ này tuy chưa được đưa vào sách giáo khoa cho các em học nhưng cô cho rằng ông là một nhà thơ xuất sắc nhất của đồng quê Việt Nam. Các em thử đoán xem nhà thơ đó là ai ?
Cả lớp xì xầm bàn tán mãi vẫn không đoán ra bởi một số nhà thơ viết về thôn quê như Nguyễn Khuyến, Anh Thơ, Tố Hữu thì đã có tác phẩm trong sách giáo khoa rồi
- Các em hãy cứ phỏng đoán tiếp nhé. Cô Huyền nói. - Còn cô xin kể cho các em nghe một kỷ niệm của cô với nhà thơ này.
Hồi cô Huyền học lớp 10, năm học cuối cùng ở cấp ba trường huyện. Trong con mắt tuổi 17 của cô thì vật gì tồn tại trong thiên nhiên cũng đầy huyền bí, gợi trí tò mò. Bầu trời, mặt đất, hoa lá, chim muông thường ngự trị trong trí tưởng tượng của cô lung linh, huyền diệu và bao giờ cũng đặt ra cho cô hàng trăm dấu hỏi.
Một buổi trưa đi học về, đói quá, cô ghé vào chợ cóc ở đầu làng mua mấy cái bánh rán ăn lót dạ. Cô vừa nhai xong một chiếc thì chợt nhìn thấy ngồi cách bà hàng bánh rán một quãng là một bà hàng xén trung tuổi, mắt đeo kính, đang đọc một cuốn sách gì đó đã cũ, bìa đen nhẻm. Bà ta có vẻ bị hút hồn vào cuốn sách. Thỉnh thoảng cặp môi quết trầu của bà lại nhoẻn một nụ cười khó hiểu. Nhưng khi cô vừa bước đến quầy hàng của bà thì bà vội giấu cuốn sách vào thúng. Cô hỏi:
- Bác đọc cuốn gì mà có vẻ say sưa thế ạ ?
Bà nhìn cô dò xét rồi đáp:
- Sách gì mặc tao. Mày hỏi làm gì ?
Cách trả lời úp úp, mở mở của bà càng gợi trí tò mò của cô nữ sinh lãng mạn. Cô nghĩ ra một kế: móc hết số tiền lẻ trong túi đưa cho bà hàng xén:
- Cháu còn có bằng này, - Cô nói. - bác bán cho cháu thứ gì cũng được với điều kiện bác cho cháu ngó cuốn sách một tẹo!
Bà hàng xén nhận tiền, đếm, rồi sắp ra mấy thếp giấy, một lọ mực. Sau đó bà mới mở thúng lấy cuốn sách bí ẩn nọ đưa cho cô. Đó là tập "Lỡ bước sang ngang" của nhà thơ Nguyễn Bính. Cô cũng từng nghe người ta nhắc đến Nguyễn Bính một vài lần nhưng cô chưa hề được đọc một bài thơ nào của ông. Ở nhà, bố cô thường dạy cô đọc thơ của Bôđơle, Lamactin, Aragông Thơ Việt Nam thì ông hay đọc Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử.
- Nếu mày thích thì cứ ngồi đây đọc hết cả tập rồi hẵng về. - Bà hàng xén nói.
Bà chẳng nhắc thì cô cũng đã kê dép ngồi đọc. Cô đã bị những bài thơ của Nguyễn Bính cuốn hút đến nỗi khi đọc xong cả tập, cô không thể không hỏi:
- Bác ơi, bác có biết bây giờ Nguyễn Bính đang sống ở đâu không ?
- Ông ấy đã rời Hà Nội về quê ở ẩn. Quê ông ấy ở thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản. Nếu cháu đi hội Phủ Giày thì từ Phủ Mẫu ghé lên nhà ông chỉ vài đoạn đường nữa.