gioidinhhue
10-22-2010, 01:31 AM
Có một bịnh nhân vốn là một người bán thịt heo, thường ngày đối xử với mọi người rất tử tế; nghề mổ heo là do cha mẹ truyền lại, ông nói: Chúng tôi không thể đổi nghề và cũng không biết là nên đổi nghề khác. Thuở nhỏ có người dạy ông niệm A Di à Phật, nên mỗi lần ông nhìn thấy tượng Phật thì đều chắp tay niệm ba tiếng A Di à Phật. iều đáng quý là ông nói ông không cầu nguyện gì cho mình cả mà hy vọng đức Phật phò hộ cho tất cả chúng sanh; ông nói: ức Phật làm sao chỉ phò hộ cho một mình tôi được chứ. Quan niệm này thật rất đúng. Tuy đã làm nghề này lâu rồi nhưng tâm địa của ông rất hiền lương; ông không biết giết heo là làm hại chúng sanh thì phải chịu quả báo không tốt. Ông bị ung thư hàm dưới, qua một thời gian sau nguyên cả cuống họng cũng bị ung thư lan đến, tuy có chữa trị nhưng cũng tái phát trở lại. Mỗi đêm ông nằm trên giường rên rỉ, hít thở rất khó khăn và phát ra âm thanh như kéo cưa vậy. Trong miệng có đàm không thể khạc ra và không thể nuốt xuống, cuống họng như bị xiết cứng lại nên mỗi lần thở mạnh thì rất đau. Ông nói lúc đó ông mới biết được sự đau khổ của con heo vừa bị làm thịt; ông thật tâm sám hối. Ông ăn không được nên phải đút ống (vào miệng để dẫn thức ăn lỏng). Trên quan niệm thì ông đã hiểu rõ và phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ; sắc mặt của ông khác hẳn với những bịnh nhân khác, ông không thường âu sầu. Ông nói: Nhờ bác sĩ xem thân thể tôi có bộ phận nào còn dùng được, đôi mắt của tôi có thể quyên cho người khác không? Tim tôi còn tốt không? Có thể quyên cho người không? Nếu quyên được thì xin quyên, tại vì hy sinh một mình tôi không quan trọng lắm, nếu có thể làm cho người khác sung sướng thì rất quý. Tôi nói: Tâm của ông thiệt rất giống tâm địa của Bồ Tát. ời của mỗi người có thể làm gương cho người khác, đôi mắt của ông chỉ có thể cho một người duy nhất. Người đó có đôi mắt này sẽ nhìn thấy mọi sự vật, nhưng sau khi nhìn thấy không biết người đó sẽ vui hay giận. Nếu dùng đôi mắt này để nhìn những thứ làm cho người đó phẫn nộ thì rất đáng tiếc. Một người tiếp nhận đôi mắt thịt này chưa chắc sẽ sung sướng. Nếu không biết dùng thì giải phẫu thay tim cũng không thể làm cho người hạnh phúc, nếu người đó không hiểu rõ được đạo lý chân chánh. Ý tôi không phải phản đối không cho người giải phẫu thay bộ phận trên thân thể. Nhưng người có thể chịu đau trong lúc mổ xẻ mà không sanh tâm sân giận hay hối hận cần phải có đạo lực rất lớn; hơn nữa, tuy là người bị bịnh ung thư có lòng tốt và quyên tặng bộ phận trên thân thể khi họ còn sống, nhưng người tiếp nhận có ngại sau khi nhận bộ phận này sẽ bị ung thư không? Ông có lòng tốt như vậy rất đáng quý, tôi không thể ngăn cản ông được, chỉ nói với ông là: Bây giờ ông nên niệm Phật gấp rút để vãng sanh đến tây phương Cực Lạc thế giới và sau đó theo nguyện vọng trở lại độ chúng sanh; chỉ cần lúc này ông nỗ lực niệm Phật để đến phút cuối có thể bước chân lên đài sen, ông sẽ làm gương tốt cho rất nhiều người, và làm cho họ hiểu được sự thù thắng của cõi Cực Lạc. Ông nói suốt đời ông làm nghề này, lúc ban đầu vì tình trạng kinh tế trong gia đình bắt buộc, nếu không làm (giết heo) thì không có tiền sinh sống. Sau này tính lại số tiền ông kiếm được làm nghề này không đủ để ông trả tiền nằm nhà thương mà trái lại còn thiếu nợ nữa, làm cho đời sống càng khó khăn thêm. Người ta thường viện cớ không làm như vậy không được, tuy biết là làm như vậy không đúng với Phật pháp mà cũng tiếp tục làm. ợi đến một ngày nào đó phát hiện ra không được nữa quay đầu nhìn lại mới biết làm như vậy kiếm không được bao nhiêu nhưng cuối cùng phải mang bịnh và đau khổ, phải trả bằng một giá quá đắt, thiệt không đáng chút nào. Lúc ông nằm bịnh viện có một số liên hữu lại giới thiệu Phật pháp và giúp ông niệm Phật. Sau khi về nhà và mấy ngày trước khi ông mất, ông nhờ người nhà kiếm họ tiếp tục trợ niệm. Vài người ở Y Vương Học Xã và bà chủ nhà trọ của tôi đều đến trợ niệm cho ông. Nghe nói ông mỉm cười và niệm Phật mà đi. Họ càng niệm Phật thì ông càng cười tươi hơn. Xong rồi họ nói với tôi: Chúng tôi trợ niệm cho ông, ông mỉm cười nhìn chúng tôi. Sau tám giờ đồng hồ ông cũng vẫn còn mỉm cười nhìn chúng tôi.
Có câu thơ như vầy:
Tự thị bất quy, quy tiện đắc
Cố hương phong nguyệt hữu thuỳ tranh
(Không chịu quay về, về được ngay,
Gió trăng quê cũ kẻ nào tranh?)
Nụ cười của ông khi quay về cố hương thật là sự an ủi và khích lệ cho những người đang vùng vẫy bàng hoàng bên bờ sanh tử. Nụ cười cuối cùng của ông là nụ cười vô cùng hiếm hoi và trân quý.
Những câu chuyện kể trên đều là hình ảnh của sông Hằng. Tất cả các hình ảnh của dòng sông sanh tử này đã làm cho đức Phật Thích Ca cảm thấy rất nhức đầu. Ngài đã nhìn thấy những hình ảnh của sanh, lão, bịnh, tử và suy nghĩ để tìm cách cứu giúp chúng sanh xa lìa biển khổ sanh tử. Trải qua một quá trình tu trì gian khổ dưới bóng cây Bồ đề, ngài đã giác ngộ được tất cả đạo lý của nhân sanh vũ trụ. Bắt đầu chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển, thuyết pháp Tứ ế (Khổ, Tập, Diệt, ạo) cho nhóm năm tỳ kheo đầu tiên (nhóm ông Kiều Trần Như). Ngài nói cho họ biết nhân sanh có các thứ khổ như thế nào, nguyên nhân của khổ là gì, phương pháp thoát khổ là gì, và sau khi thoát khổ thì sẽ ra sao. Tôi nghĩ đây là cuộc diễn giảng về y học hoàn hảo nhất trong lịch sử nhân loại. ức Phật là một người thầy thuốc vĩ đại nhất, ngài đã giảng cho chúng ta phương pháp vĩnh viễn miễn trừ những sự đau khổ này! Như tia sáng lóe ra từ trong đêm dài đen tối, giác ngộ là một con đường vô cùng xinh đẹp, con đường đi về cố hương, đi trở về với Phật tánh thanh tịnh vốn sẵn có của mỗi người. ức Phật Thích Ca mỗi ngày đều kêu gọi chúng ta mau mau lên đường đi về quê hương. Ngài muốn chúng ta tháo mở những phiền não đang trói buộc chúng ta để đi đến sự an lạc viên mãn.
Quý vị muốn nối gót đức Phật lên đường về quê hương không? Có nhiều người đi theo đức Phật và đã giác ngộ rồi. Xin quý vị xem hình của lão hòa thượng Hư Vân, chỉ cần nhìn thần sắc của ngài, chỉ cần nhìn phong độ phi phàm của ngài mà không cần xem truyện ký, chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng của ngài rộng lớn như thế nào mới có thần sắc như vậy? Tôi đã nghe một pháp sư kể lại vào năm thầy của pháp sư 36 tuổi, lão hòa thượng lúc bấy giờ đã 106 tuổi, hai người đi qua một con sông, cây cầu bắt ngang sông làm bằng hai cây trúc hợp lại. Vị thầy trẻ tuổi này không dám đi qua, lão hòa thượng nắm lấy cổ áo của ông nâng lên như thế rồi khiêng ông đi qua sông. Hai chân của ông còn đá tới đá lui sợ hết hồn, lão hòa thượng một nháy mắt cũng không chớp thì đã khiêng ông đi qua cầu. Nguyên câu chuyện này quý vị có thể đọc được trong niên phổ truyện ký, ở đây chúng ta chỉ nhắc đến một chút, mọi người có thể từ đó mà suy nghĩ. Hãy nhìn xem những người nối gót theo chân đức Phật, họ làm thế nào mà sanh thời lệ tợ hạ hoa, tử thời mỹ như thu nguyệt? Lúc sống đẹp như hoa mùa hạ, lúc chết đẹp như trăng tròn mùa thu chiếu sáng khắp nơi.
Thêm một vị đại đức gần đây nhất là lão hòa thượng Quảng Khâm, mọi người đều xưng tán ngài là bảo vật trong Phật giáo. ây là di ảnh chụp lúc ngài 95 tuổi, hai ngày trước khi vãng sanh, đôi mắt sáng và vô cùng sắc sảo. Năm lão hòa thượng 92 tuổi, tôi có dịp theo ngài đi lên núi; ngài đi ở phía trước từng bước rất vững vàng và nhanh chóng. Tôi đi theo phía sau thiệt rất mệt mới theo kịp. Lúc đó chùa Thừa Thiên còn đang xây cất chưa xong, khi đi qua một đoạn đường có nhiều vật chướng ngại, xém chút xíu tôi bị té, ngài quay đầu lại nói: Con phải đi cẩn thận nghen!, giọng nói của ngài khàn khàn nhưng có oai lực, ánh mắt nghiêm nghị nhưng chứa đựng lòng từ bi vô hạn. Tôi rất hổ thẹn; bây giờ trên đường đời đã vấp ngã bao lần, đã gặp phải nhiều chướng ngại, nhớ lại lời ngài nói thì tự nhiên lệ đẫm ướt mi lúc nào không biết.
Có người tưởng ngài rất là huyền bí nên muốn đi điều tra cặn kẽ. ến khi nghe ngài nói chuyện hết nửa ngày chỉ nghe toàn là những từ ngữ như: niệm Phật, đừng ăn thịt nên trong bụng thầm nghĩ: tôi cũng biết nói như vậy, cần gì phải hỏi lão hòa thượng!. Thật không sai, ai cũng biết nói như vậy, nhưng chúng ta không ai đã từng trải qua sự tu hành khổ hạnh, công phu thứ thiệt như ngài, lại không có đủ đức hạnh để cảm hóa người khác. Cho dù có nhiệt tâm để khuyên người, người ta còn chê mình là nhiều chuyện nữa. Ngài đã hàng phục được mình, đã hạ thủ công phu rất sâu trong sự tu niệm nên tự nhiên cảm hóa được hàng vạn người. Lúc ngài còn trẻ tu hành ở trong hang trên núi, khi lương thực đem theo đã hết thì chỉ nhờ vào khoai rừng và rễ cây để duy trì mạng sống. Ba chiếc áo vá đi vá lại đến khi chỉ còn một chiếc, suốt sáu mươi năm chỉ ngồi không nằm, đối với vật chất yêu cầu rất thấp. Lúc còn trẻ ở chùa Thừa Thiên thầy của ngài là Chuyển Trần lão hòa thượng có dạy ngài như vầy:
Ăn những thứ mà người khác không ăn, mặc những thứ mà người khác không [muốn] mặc, làm những gì mà người khác không làm, sau này thì ông mới biết.
Thầy của ngài chỉ dạy ngài tu khổ hạnh và chuyên niệm Phật. Ngài làm theo những lời dạy này một cách rất thật thà, hạ thủ công phu trên tâm địa mình, rốt cục ngài trở thành một vị rất là phi phàm; rất nhiều người vừa mới gặp liền cảm động, mến phục, và rất kính trọng ngài.
Những lời ngài khai thị thường thường chỉ là một vài câu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng; nếu chúng ta tin theo được thì nhất quyết sẽ không lãng phí đời này. Như phía trước có nói: niệm Phật và đừng ăn thịt. Nếu chúng ta trong mỗi niệm đều niệm Phật, làm cho đại quang minh, trí huệ, từ bi, và giác ngộ của chư Phật bất kỳ lúc nào cũng tràn đầy trong tâm khảm của mình; như vậy không phải là lúc nào cũng kiết tường hay sao? Không còn sự đau khổ của nhân, ngã, thị, phi, không chịu sự hành hạ của tham, sân, và si nữa. Nếu giảm bớt sự ham thích ăn uống và làm theo lời dạy của ngài: đừng ăn thịt thì từ từ sẽ thể hội được đạo lý: cùng một gốc rễ (cùng bản thể), sẽ thưởng thức được sự hỷ duyệt (vui sướng ) của lòng từ bi; mỗi ngày trong lòng đều điềm đạm, bình thản, mộc mạc, tin sâu, nguyện thiết và niệm Phật cầu sanh tây phương; lúc lâm chung sẽ nhờ sức Phật tiếp dẫn, thoát khỏi sự đau khổ đời đời kiếp kiếp của sanh tử luân hồi! Hai câu nói đơn giản của ngài đã chỉ ra con đường sáng rỡ thành Phật ngay trong một đời. Ai thật thà chịu nghe, tin, và làm theo thì sẽ được lợi ích lớn; người không thật thà chỉ thích nói lý thuyết cao siêu, làm những chuyện kỳ quái, phô trương một số thần thông mà lại xem thường lời dạy quan trọng nhất này thì sẽ đánh mất cơ hội quý báu để thoát ly sanh tử luân hồi.
ệ tử của lão hòa thượng thuật lại lúc ngài còn tại thế, một hôm có một người xách cặp táp kiểu điệp viên 007 một cách rất thần bí, lên núi xin gặp và nói chuyện riêng với ngài. Vì trong quá khứ đã có người có ý muốn làm hại ngài cho nên các đệ tử không cho người này đơn độc gặp lão hòa thượng. Người này đến kề vào tai lão hòa thượng và hỏi ngài một cách rất cung kính:
Kính thưa lão hòa thượng, người ta đều nói ngài có thần thông, xin ngài nói thật với tôi ngài có thần thông hay không?.
Sau đó lão hòa thượng cũng thần bí kề vào tai người kia và nói: Tôi nói với ông, tôi có ăn thì có thông, không ăn thì không thông!.
Sự kỳ diệu của Phật pháp là ở chỗ rất bình thường, không lôi cuốn sự hiếu kỳ của người ta bằng những thần thông hoặc những tướng trạng kỳ dị. Người người đều có đầy đủ thần thông, chỉ vì bị tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phiền não che lấp nên không thể hiện ra được; có thần thông mà không thể giải quyết vấn đề sanh tử thì cũng như không. Hướng ngoại tìm cầu nhờ những người có thần thông cứu giúp thì là bỏ gốc rễ (căn bản) mà tìm cành nhánh. Ngài nói: Cầu người thì là mất đi đức Phật Thích Ca.
Tôi cảm thấy thần thông vĩ đại nhất rất đáng cho mọi người tán thán là công phu nhẫn nhục của ngài: nhẫn chuyện người không nhẫn được, làm chuyện người khác làm không được. Năm xưa khi ngài từ hang động trên núi về đến chùa Thừa Thiên ở ại lục, đầu tóc mọc ra quá dài làm cho ngài trông giống như một người rừng, không ai nhận biết đến khi giải thích rõ ràng thì mọi người mới nhận ra. Về chùa qua một thời gian sau đó, vị sư đương gia (thầy giám viện) và điện chủ trong chùa muốn khảo nghiệm công phu tu hành của ngài nên cố ý đem tiền trong thùng phước sương dấu đi, rồi giả vờ nói nghi ngờ lão hòa thượng đã ăn cắp tiền này; từ đó mọi người đều cho là ngài đã ăn cắp, ai cũng đều nói nặng nói nhẹ lão hòa thượng. Ngài nghe những lời nói này như gió mùa xuân thổi và như uống nước cam lồ, an nhiên tự tại, tâm lượng của ngài thật vô cùng rộng lớn, thật là một người tiêu diêu tự tại. Cái thần thông nhẫn nhục này so với những thứ phóng quang, lên khói thì còn thần kỳ hơn nhiều; tại vì đốt giấy thì sẽ lên khói, đốt đèn thì sẽ phóng quang, nhưng chúng ta tự hỏi ai bị vu oan là người ăn trộm mà vẫn an nhiên tự tại như uống nước cam lồ và vẫn không giải thích biện bạch rằng mình không phải [người ăn trộm]. Ai có công phu tu hành đến mức nhìn thấu chuyện thế gian như bèo như bọt là người có đại trí huệ, xứng đáng được người khác cung kính. Chúng ta thường biến thành vật mà lão hòa thượng hình dung là thạch đầu cẩu (con chó chạy theo cục đá). Người ta muốn chúng ta chạy thì rất dễ, chỉ cần liệng một cục đá thì mình liền chạy theo, đuổi theo đến khi mệt lả, đuối sức cũng chỉ vì đuổi theo một cục đá ăn không được! Lão hòa thượng mở to đôi mắt nói: Không có chủ trương (ý chí không cứng rắn nhất định) như vậy làm sao có thể đi về Tây phương được? Ngài làm chủ được mình, sanh tử tự tại, mọi người đều kính trọng. Ngài không cầu danh văn lợi dưỡng và biểu hiện qua hành vi trong đời sống thường ngày, làm cho mọi người tâm phục khẩu phục. Có lần nọ một ký giả nhà báo lên chùa uy hiếp, đòi tiền ngài và nói: Ngòi bút của tôi rất lợi hại, nếu không đưa tiền cho tôi thì tôi sẽ viết xấu về ngài. Lão hòa thượng điềm nhiên và nói: Cứ việc đăng lên báo, tùy ý viết như thế nào cũng được, tôi không cần người ta cung kính, nếu người ta cung kính tôi, mỗi ngày tôi phải niệm Chú ại Bi gia trì vào nước ại Bi cho họ; nếu người ta không cung kính tôi, tôi được rảnh rang thanh tịnh mà niệm A Di à Phật. Người ký giả này cũng không làm gì được và cảm than rằng ngài không giống người phàm, đúng là: Sự việc đến mức không tâm thì rất vui sướng, người có thể không mong cầu thì phẩm đức tự nhiên cao.
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/langnghetienghatsonghang/langnghe.htm
Có câu thơ như vầy:
Tự thị bất quy, quy tiện đắc
Cố hương phong nguyệt hữu thuỳ tranh
(Không chịu quay về, về được ngay,
Gió trăng quê cũ kẻ nào tranh?)
Nụ cười của ông khi quay về cố hương thật là sự an ủi và khích lệ cho những người đang vùng vẫy bàng hoàng bên bờ sanh tử. Nụ cười cuối cùng của ông là nụ cười vô cùng hiếm hoi và trân quý.
Những câu chuyện kể trên đều là hình ảnh của sông Hằng. Tất cả các hình ảnh của dòng sông sanh tử này đã làm cho đức Phật Thích Ca cảm thấy rất nhức đầu. Ngài đã nhìn thấy những hình ảnh của sanh, lão, bịnh, tử và suy nghĩ để tìm cách cứu giúp chúng sanh xa lìa biển khổ sanh tử. Trải qua một quá trình tu trì gian khổ dưới bóng cây Bồ đề, ngài đã giác ngộ được tất cả đạo lý của nhân sanh vũ trụ. Bắt đầu chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển, thuyết pháp Tứ ế (Khổ, Tập, Diệt, ạo) cho nhóm năm tỳ kheo đầu tiên (nhóm ông Kiều Trần Như). Ngài nói cho họ biết nhân sanh có các thứ khổ như thế nào, nguyên nhân của khổ là gì, phương pháp thoát khổ là gì, và sau khi thoát khổ thì sẽ ra sao. Tôi nghĩ đây là cuộc diễn giảng về y học hoàn hảo nhất trong lịch sử nhân loại. ức Phật là một người thầy thuốc vĩ đại nhất, ngài đã giảng cho chúng ta phương pháp vĩnh viễn miễn trừ những sự đau khổ này! Như tia sáng lóe ra từ trong đêm dài đen tối, giác ngộ là một con đường vô cùng xinh đẹp, con đường đi về cố hương, đi trở về với Phật tánh thanh tịnh vốn sẵn có của mỗi người. ức Phật Thích Ca mỗi ngày đều kêu gọi chúng ta mau mau lên đường đi về quê hương. Ngài muốn chúng ta tháo mở những phiền não đang trói buộc chúng ta để đi đến sự an lạc viên mãn.
Quý vị muốn nối gót đức Phật lên đường về quê hương không? Có nhiều người đi theo đức Phật và đã giác ngộ rồi. Xin quý vị xem hình của lão hòa thượng Hư Vân, chỉ cần nhìn thần sắc của ngài, chỉ cần nhìn phong độ phi phàm của ngài mà không cần xem truyện ký, chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng của ngài rộng lớn như thế nào mới có thần sắc như vậy? Tôi đã nghe một pháp sư kể lại vào năm thầy của pháp sư 36 tuổi, lão hòa thượng lúc bấy giờ đã 106 tuổi, hai người đi qua một con sông, cây cầu bắt ngang sông làm bằng hai cây trúc hợp lại. Vị thầy trẻ tuổi này không dám đi qua, lão hòa thượng nắm lấy cổ áo của ông nâng lên như thế rồi khiêng ông đi qua sông. Hai chân của ông còn đá tới đá lui sợ hết hồn, lão hòa thượng một nháy mắt cũng không chớp thì đã khiêng ông đi qua cầu. Nguyên câu chuyện này quý vị có thể đọc được trong niên phổ truyện ký, ở đây chúng ta chỉ nhắc đến một chút, mọi người có thể từ đó mà suy nghĩ. Hãy nhìn xem những người nối gót theo chân đức Phật, họ làm thế nào mà sanh thời lệ tợ hạ hoa, tử thời mỹ như thu nguyệt? Lúc sống đẹp như hoa mùa hạ, lúc chết đẹp như trăng tròn mùa thu chiếu sáng khắp nơi.
Thêm một vị đại đức gần đây nhất là lão hòa thượng Quảng Khâm, mọi người đều xưng tán ngài là bảo vật trong Phật giáo. ây là di ảnh chụp lúc ngài 95 tuổi, hai ngày trước khi vãng sanh, đôi mắt sáng và vô cùng sắc sảo. Năm lão hòa thượng 92 tuổi, tôi có dịp theo ngài đi lên núi; ngài đi ở phía trước từng bước rất vững vàng và nhanh chóng. Tôi đi theo phía sau thiệt rất mệt mới theo kịp. Lúc đó chùa Thừa Thiên còn đang xây cất chưa xong, khi đi qua một đoạn đường có nhiều vật chướng ngại, xém chút xíu tôi bị té, ngài quay đầu lại nói: Con phải đi cẩn thận nghen!, giọng nói của ngài khàn khàn nhưng có oai lực, ánh mắt nghiêm nghị nhưng chứa đựng lòng từ bi vô hạn. Tôi rất hổ thẹn; bây giờ trên đường đời đã vấp ngã bao lần, đã gặp phải nhiều chướng ngại, nhớ lại lời ngài nói thì tự nhiên lệ đẫm ướt mi lúc nào không biết.
Có người tưởng ngài rất là huyền bí nên muốn đi điều tra cặn kẽ. ến khi nghe ngài nói chuyện hết nửa ngày chỉ nghe toàn là những từ ngữ như: niệm Phật, đừng ăn thịt nên trong bụng thầm nghĩ: tôi cũng biết nói như vậy, cần gì phải hỏi lão hòa thượng!. Thật không sai, ai cũng biết nói như vậy, nhưng chúng ta không ai đã từng trải qua sự tu hành khổ hạnh, công phu thứ thiệt như ngài, lại không có đủ đức hạnh để cảm hóa người khác. Cho dù có nhiệt tâm để khuyên người, người ta còn chê mình là nhiều chuyện nữa. Ngài đã hàng phục được mình, đã hạ thủ công phu rất sâu trong sự tu niệm nên tự nhiên cảm hóa được hàng vạn người. Lúc ngài còn trẻ tu hành ở trong hang trên núi, khi lương thực đem theo đã hết thì chỉ nhờ vào khoai rừng và rễ cây để duy trì mạng sống. Ba chiếc áo vá đi vá lại đến khi chỉ còn một chiếc, suốt sáu mươi năm chỉ ngồi không nằm, đối với vật chất yêu cầu rất thấp. Lúc còn trẻ ở chùa Thừa Thiên thầy của ngài là Chuyển Trần lão hòa thượng có dạy ngài như vầy:
Ăn những thứ mà người khác không ăn, mặc những thứ mà người khác không [muốn] mặc, làm những gì mà người khác không làm, sau này thì ông mới biết.
Thầy của ngài chỉ dạy ngài tu khổ hạnh và chuyên niệm Phật. Ngài làm theo những lời dạy này một cách rất thật thà, hạ thủ công phu trên tâm địa mình, rốt cục ngài trở thành một vị rất là phi phàm; rất nhiều người vừa mới gặp liền cảm động, mến phục, và rất kính trọng ngài.
Những lời ngài khai thị thường thường chỉ là một vài câu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng; nếu chúng ta tin theo được thì nhất quyết sẽ không lãng phí đời này. Như phía trước có nói: niệm Phật và đừng ăn thịt. Nếu chúng ta trong mỗi niệm đều niệm Phật, làm cho đại quang minh, trí huệ, từ bi, và giác ngộ của chư Phật bất kỳ lúc nào cũng tràn đầy trong tâm khảm của mình; như vậy không phải là lúc nào cũng kiết tường hay sao? Không còn sự đau khổ của nhân, ngã, thị, phi, không chịu sự hành hạ của tham, sân, và si nữa. Nếu giảm bớt sự ham thích ăn uống và làm theo lời dạy của ngài: đừng ăn thịt thì từ từ sẽ thể hội được đạo lý: cùng một gốc rễ (cùng bản thể), sẽ thưởng thức được sự hỷ duyệt (vui sướng ) của lòng từ bi; mỗi ngày trong lòng đều điềm đạm, bình thản, mộc mạc, tin sâu, nguyện thiết và niệm Phật cầu sanh tây phương; lúc lâm chung sẽ nhờ sức Phật tiếp dẫn, thoát khỏi sự đau khổ đời đời kiếp kiếp của sanh tử luân hồi! Hai câu nói đơn giản của ngài đã chỉ ra con đường sáng rỡ thành Phật ngay trong một đời. Ai thật thà chịu nghe, tin, và làm theo thì sẽ được lợi ích lớn; người không thật thà chỉ thích nói lý thuyết cao siêu, làm những chuyện kỳ quái, phô trương một số thần thông mà lại xem thường lời dạy quan trọng nhất này thì sẽ đánh mất cơ hội quý báu để thoát ly sanh tử luân hồi.
ệ tử của lão hòa thượng thuật lại lúc ngài còn tại thế, một hôm có một người xách cặp táp kiểu điệp viên 007 một cách rất thần bí, lên núi xin gặp và nói chuyện riêng với ngài. Vì trong quá khứ đã có người có ý muốn làm hại ngài cho nên các đệ tử không cho người này đơn độc gặp lão hòa thượng. Người này đến kề vào tai lão hòa thượng và hỏi ngài một cách rất cung kính:
Kính thưa lão hòa thượng, người ta đều nói ngài có thần thông, xin ngài nói thật với tôi ngài có thần thông hay không?.
Sau đó lão hòa thượng cũng thần bí kề vào tai người kia và nói: Tôi nói với ông, tôi có ăn thì có thông, không ăn thì không thông!.
Sự kỳ diệu của Phật pháp là ở chỗ rất bình thường, không lôi cuốn sự hiếu kỳ của người ta bằng những thần thông hoặc những tướng trạng kỳ dị. Người người đều có đầy đủ thần thông, chỉ vì bị tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phiền não che lấp nên không thể hiện ra được; có thần thông mà không thể giải quyết vấn đề sanh tử thì cũng như không. Hướng ngoại tìm cầu nhờ những người có thần thông cứu giúp thì là bỏ gốc rễ (căn bản) mà tìm cành nhánh. Ngài nói: Cầu người thì là mất đi đức Phật Thích Ca.
Tôi cảm thấy thần thông vĩ đại nhất rất đáng cho mọi người tán thán là công phu nhẫn nhục của ngài: nhẫn chuyện người không nhẫn được, làm chuyện người khác làm không được. Năm xưa khi ngài từ hang động trên núi về đến chùa Thừa Thiên ở ại lục, đầu tóc mọc ra quá dài làm cho ngài trông giống như một người rừng, không ai nhận biết đến khi giải thích rõ ràng thì mọi người mới nhận ra. Về chùa qua một thời gian sau đó, vị sư đương gia (thầy giám viện) và điện chủ trong chùa muốn khảo nghiệm công phu tu hành của ngài nên cố ý đem tiền trong thùng phước sương dấu đi, rồi giả vờ nói nghi ngờ lão hòa thượng đã ăn cắp tiền này; từ đó mọi người đều cho là ngài đã ăn cắp, ai cũng đều nói nặng nói nhẹ lão hòa thượng. Ngài nghe những lời nói này như gió mùa xuân thổi và như uống nước cam lồ, an nhiên tự tại, tâm lượng của ngài thật vô cùng rộng lớn, thật là một người tiêu diêu tự tại. Cái thần thông nhẫn nhục này so với những thứ phóng quang, lên khói thì còn thần kỳ hơn nhiều; tại vì đốt giấy thì sẽ lên khói, đốt đèn thì sẽ phóng quang, nhưng chúng ta tự hỏi ai bị vu oan là người ăn trộm mà vẫn an nhiên tự tại như uống nước cam lồ và vẫn không giải thích biện bạch rằng mình không phải [người ăn trộm]. Ai có công phu tu hành đến mức nhìn thấu chuyện thế gian như bèo như bọt là người có đại trí huệ, xứng đáng được người khác cung kính. Chúng ta thường biến thành vật mà lão hòa thượng hình dung là thạch đầu cẩu (con chó chạy theo cục đá). Người ta muốn chúng ta chạy thì rất dễ, chỉ cần liệng một cục đá thì mình liền chạy theo, đuổi theo đến khi mệt lả, đuối sức cũng chỉ vì đuổi theo một cục đá ăn không được! Lão hòa thượng mở to đôi mắt nói: Không có chủ trương (ý chí không cứng rắn nhất định) như vậy làm sao có thể đi về Tây phương được? Ngài làm chủ được mình, sanh tử tự tại, mọi người đều kính trọng. Ngài không cầu danh văn lợi dưỡng và biểu hiện qua hành vi trong đời sống thường ngày, làm cho mọi người tâm phục khẩu phục. Có lần nọ một ký giả nhà báo lên chùa uy hiếp, đòi tiền ngài và nói: Ngòi bút của tôi rất lợi hại, nếu không đưa tiền cho tôi thì tôi sẽ viết xấu về ngài. Lão hòa thượng điềm nhiên và nói: Cứ việc đăng lên báo, tùy ý viết như thế nào cũng được, tôi không cần người ta cung kính, nếu người ta cung kính tôi, mỗi ngày tôi phải niệm Chú ại Bi gia trì vào nước ại Bi cho họ; nếu người ta không cung kính tôi, tôi được rảnh rang thanh tịnh mà niệm A Di à Phật. Người ký giả này cũng không làm gì được và cảm than rằng ngài không giống người phàm, đúng là: Sự việc đến mức không tâm thì rất vui sướng, người có thể không mong cầu thì phẩm đức tự nhiên cao.
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/langnghetienghatsonghang/langnghe.htm